Như vậy, quyền khác đổi với tài sản là các quyền chiếm hữu, sử dụng, khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản, của các chủ thể không phải là chủ sở hữu đối với tài sản. Quyền khác đôi vói tài sản bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.
1. Khái niệm quyền hưởng dụng
Đối với tài sản, ttong các quan hệ xã hội, có những chủ thể chỉ hướng tới nhu cầu được khai thác, hưởng hoa lợi, lọi tức từ tài sản thay vì xác lập quyền sở hữu vói tài sản. Bộ luật dân sự năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận tại Điều 257 về khái niệm quyền hưởng dụng. Theo đó, “quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đoi với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định”.
Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể nhưng việc hưởng lợi ích từ việc khai thác tài sản đó lại thuộc quyền của chủ thể khác. Ví dụ: Cha mẹ già muốn sang tên, chuyển quyền sở hữu nhà cho con để ttánh những tranh chấp sau khi cha mẹ mất nhưng vẫn muốn được thu tiền cho thuê nhà để đảm bảo có nguồn thu nhập, sinh sống; hoặc trường hợp bố mẹ ở các địa phương mua nhà cho con đi học, đi làm tại Hà Nội ttao cho con toàn quyền khai thác, hưởng lợi từ căn nhà nhưng muốn giữ quyền sở hữu để kiểm soát và gìn giữ được tài sản. Tuy nhiên, khi người con có quyền hưởng dụng thì có quyền cho thuê, cho phép người khác thực hiện quyền hưởng dụng đó. Trường hợp này, BLDS quy định về quyền hưởng dụng để chủ sở hữu có thể trao cho người khác quyền hưởng dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng vẫn giữ quyền sở hữu đối với tài sản. Mặt khác, người hưởng dụng cũng có quyền đối với tài sản hưởng dụng tương đối độc lập với chủ sở hữu, vì thế người hưởng dụng có thể thực hiện quyền hưởng dụng của mình một cách hiệu quả nhất.
2. Căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng
Điều 258 BLDS năm 2015 quy định:
“Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc”.
Như vậy, quyền hưởng dụng có thể phát sinh căn cứ vào một ttong ba căn cứ là: quy định của luật, thoảthoả thuận của các bên hoặc di chúc của người chủ sở hữu tài sản.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền hưởng dụng phát sinh theo quy định của luật chưa có căn cứ trong văn bản pháp luật. Trước đây, trong cổ luật, có thể thấy các trường hợp tương tự được xác lập cho cha mẹ già được quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu của con hoặc con chưa thành niên được quyền ở nhà của cha mẹ. Thông thường, các trường hợp phát sinh quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật được hình thành trên yêu cầu cần đảm bảo quyền lợi của một số chủ thể cần được bảo vệ (như người già, trẻ nhỏ, người tàn tật…).
Trong các căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng, thoả thuận và di chúc là những căn cứ phổ biến. Theo đó, chủ sở hữu có thể bằng ý chí của mình xác lập hợp đồng với người được quyền hưởng dụng hoặc lập di chúc trao quyền sở hữu tài sản và để lại quyền hưởng dụng cho những người khác nhau được chủ sở hữu lựa chọn. Tuy nhiên, các thoả thuận trong hợp đồng cũng thể theo hướng chủ sở hữu chuyển giao quyền sờ hữu tài sản cho người khác và giữ lại quyền hưởng dụng cho mình.
Quy định cho phép chuyển giao quyền sở hữu và quyền hưởng dụng cho những chủ thể khác nhau thông qua di chúc là một bước phát triển mới và đầy tiến bộ của BLDS năm 2015.
3. Hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng được xác lập cho người có quyền hưởng dụng căn cứ trên thực tế họ đã nhận chuyển giao tài sản. Có nghĩa là kể từ thời điểm người này nhận chuyển giao tài sản, họ có quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản đó. Tuy nhiên, nếu luật liên quan có quy định khác hoặc các bên có thoả thuận khác, quyền hưởng dụng sẽ được xác lập theo thời điểm được luật quy định hoặc thời điểm các bên thoả thuận mà không căn cứ vào thời điểm nhận chuyển giao tài sản.
Với tính chất tuyệt đối của một vật quyền, kể từ thời điểm quyền hưởng dụng phát sinh hiệu lực, quyền hưởng dụng sẽ được bảo vệ, tôn trọng và có giá ttị đối kháng với các chủ thể khác ttong xã hội. Thời điểm quyền hưởng dụng có hiệu lực được xác định theo thời điểm xác lập, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thời hạn của quyền hưởng dụng được xác định theo Điều 260 BLDS năm 2015. Theo đó, thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thoả thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhung tối đa là 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.
Trường hợp một người được hưởng dụng suốt đời nhưng cho phép người khác khai thác, sử dụng đối tượng của quyền hưởng dụng thì thời hạn tối đa thực hiện quyền khai thác, sử dụng kết thúc khi người hưởng dụng đầu tiên chết.
Đối với pháp nhân khi được hưởng dụng đến khi giải thể hoặc 50 năm… nhưng sau đó cho phép pháp nhân khác khai thác, sử dụng đối tượng của quyền hưởng dụng thì thời hạn tối đa mà pháp nhân thứ hai khai thác, sử dụng là không quá 30 năm tính từ thời điểm pháp nhân đầu tiên bắt đầu hưởng dụng.
4. Phân tích nội dung quyền hưởng dụng
Theo Điều 261 BLDS năm 2015, người hưởng dụng có các quyền sau:
1. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lọi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng;
2. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản;
3. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
Xuất phát từ bản chất vật quyền của quyền hưởng dụng, là sự phân tách một phần nội dung của quyên sở hữu đối với tài sản, đó là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức (quyền hưởng các lợi ích vật chất, kinh tế từ tài sản), chủ thể quyền hưởng dụng có toàn quyền được thực hiện các hoạt động này đối với tài sản. Thêm vào đó, vì đây là quyền của chính họ, được pháp luật ghi nhận và bảo hộ (không thuộc trường hợp theo sự cho phép của chủ sở hữu trong các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng) nên người hưởng dụng được quyền cho thuê quyền hưởng dụng, được quyền cho người khác thực hiện việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Ví dụ: Người con được bố mẹ chuyển giao quyền hưởng dụng đối với chiếc xe ô tô thuộc sở hữu của bố mẹ thì người con có quyền sử dụng chiếc xe hoặc cho phép người khác sử dụng hoặc cho thuê chiếc xe để thu tiền thuê, người thuê xe được quyền sử dụng chiếc xe hoặc người con có thể cho người khác thuê chính quyền hưởng dụng đổi với chiếc xe đó để người thuê có thể sử dụng, khai thác lợi tức từ chiếc xe.
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền hưởng dụng phải đảm bảo khai thác phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản, giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình. Nghĩa vụ này của người hưởng dụng để đảm bảo tài sản sau thời gian hưởng dụng không bị giảm sút nghiêm trọng về giá tộ, chất lượng. Từ đó, quyền của chủ sở hữu tài sản cũng được đảm bảo.
Để đảm bảo chất lượng của tài sản, người hưởng dụng cũng phải thực hiện nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kì. Đối với việc sửa chữa tài sản để bảo đảm tài sản không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản thuộc nghĩa vụ của chủ sở hữu. Tuy nhiên, trường hợp chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ này, người hưởng dụng có thể thực hiện thay và sau đó yêu cầu chủ sở hữu hoàn trả chi phí mà người hưởng dụng đã thanh toán để thực hiện nghĩa vụ.
Khi hết thời hạn hưởng dụng, chủ thể có quyền hưởng dụng có nghĩa vụ hoàn ttả tài sản cho chủ sở hữu. Trường hợp quyền hưởng dụng đã hết thời hạn nhưng chưa đến kì thu hoa lợi, lợi tức thì đến kì hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
Tuy không có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời gian quyền hưởng dụng của chủ thể hưởng dụng đang còn hiệu lực nhưng chủ sở hữu tài sản vẫn có những quyền nhất định đối với tài sản đó. Để đảm bảo giá trị của tài sản, tránh việc suy giảm nghiêm ttọng chất lượng, chủ sở hữu có quyền yêu cầu toà án truất quyền hưởng dụng của người hưởng dụng nếu họ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người hưởng dụng. Trong thời gian có hiệu lực của quyền hưởng dụng, chủ sở hữu tài sản không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng. Ví dụ: Nếu người hưởng dụng căn nhà cho thuê căn nhà, chủ sở hữu không có quyền yêu cầu người thuê phải thực hiện các nghĩa vụ hoặc điều kiện với mình mới cho phép người thuê nhà được quyền sử dụng căn nhà. Bởi vì, ttong thời gian này, chủ sở hữu không có quyền sử dụng và khai thác các lợi ích kinh tế từ căn nhà đó.
Do quyền hưởng dụng chỉ là sự phân tách việc khai thác và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, ngay cả trong thời gian hưởng dụng của chủ thể hưởng dụng, chủ sở hữu vẫn có đầy đủ quyền định đoạt đối với tài sản. Do đó, chủ sở hữu hoàn toàn được định đoạt tài sản theo ý chí của chủ sở hữu. Điều 263 BLDS năm 2015 quy định khi chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt tài sản phải đảm bảo không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã xác lập cho người hưởng dụng. Ví dụ như chủ sở hữu có quyền bán căn hộ thuộc sở hữu của mình cho người khác nhưng người mua căn hộ không có quyền sử dụng, khai thác căn hộ nếu thời hạn quyền hưởng dụng đối với căn hộ vẫn còn đang có hiệu lực và thuộc về chủ thể khác.
5. Chấm dứt quyền hưởng dụng khi nào ?
Điều 265 BLDS năm 2015 xác định 7 trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng, bao gồm: thời hạn quyền hưởng dụng đã hết; theo thoả thuận của các bên; người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng; người hưởng dụng từ bỏ hoặc khồng thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật định; tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn; theo quyết định của toà án và các căn cứ khác theo quy định của luật.
Quyền hưởng dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác trong một thời hạn nhất định do đó, khi hết thời hạn này, quyền hưởng dụng đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, khi chưa hết thời hạn, quyền hưởng dụng cũng có thể chấm dứt nếu người hưởng dụng và chủ sở hữu của tài sản thoả thuận châm dứt quyền hưởng dụng hoặc nếu người hưởng dụng tự từ bỏ, không thực hiện quyền của mình. Quyền hưởng dụng là quyền đối vật, do đó, khi tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn thì quyền hưởng dụng không còn đối tượng để tác động, khai thác nên sẽ chấm dứt. Trên thực tế, có những trường hợp người hưởng dụng được chuyển giao cà quyền sở hữu tài sản nên họ trở thành chủ sở hữu tài sản và chấm dứt tư cách người có quyền hưởng dụng đối với tài sản này. Ngoài ra, theo quyết định của toà án hoặc các căn cứ khác theo quy định của luật thì quyền hưởng dụng cũng chấm dứt.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về quyền sở hữu, quyền hưởng dụng cũng như các vấn đề khác liên quan … Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group