NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Khái quát chung về bảo hiểm con người

1.1 Khái niệm:

Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm có mục đích tri trả những khoản tiền đã thỏa thuận trước cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng bảo hiểm. Những rủi ro này là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tử vong, tuổi già và những bấp bênh khác về tuổi thọ con người. Khi những sự kiện này xảy ra tác động đến người được bảo hiểm, người được bảo hiểm không tham gia một cách trực tiếp và việc khắc phụ hậu quả của chúng. Sự can thiệp của người bảo hiểm chính là việc thanh toán một số tiền, một khoản tiền trợ cấp được ấn định trong hợp đồng bảo hiểm. Khoản trợ cấp này có thể thanh toán cho người được bảo hiểm hoặc người khác – người thụ hưởng, tùy vào từng loại bảo hiểm và muc đích ký kết hợp đồng.

Như vậy, chỉ những thiệt hại về con người mới là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người. Tuy nhiên, có những rủi ro khi xảy ra không gây thiệt hại cho con người cũng vẫn là đối tượng của bảo hiểm con người. Chẳng hạn, trong trường hợp người ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đến một lứa tuổi nhất định sẽ nhận số tiền bảo hiểm.

1.2 Đặc trưng của bảo hiểm con người

Đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ con người. Đó là những thứ vô giá không thể tính toán được, không thể xác định được chính xác và trên thực tế không thể bù đắp nổi. Không ai có thể xác định được tính mạng con người có giá trị bao nhiêu. Do đó, trong hợp đồng bảo hiểm con người không tồn tại điều khoản về giá trị bảo hiểm. Như vậy, để xác định trách nhiệm của người bảo hiểm và tính phí bảo hiểm, người bảo hiểm phải dựa trên cơ sở nào? Trên lý thuyết thì điều này được giải quyết dựa trên số tiền bảo hiểm. Thông thường, khi giao kết các hợp đồng bảo hiểm con người, các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận để ấn định số tiền bảo hiểm hoặc cũng có thể do người bảo hiểm đơn phương đưa ra tùy theo loại bảo hiểm và hình thức hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm con người tuân thủ nguyên tắc khoán: Đối với bảo hiểm về thiệt hại con người người ta áp dụng nguyên tắc bồi thường. Nhưng trong nghiệp vụ bảo hiểm con người người ta áp dụng nguyên tắc khoán.

1.3 Phân loại bảo hiểm con người:

Theo thời hạn bảo hiểm bảo hiểm con người chia thành hai loại:

+ Bảo hiểm con người ngắn hạn: là loại hợp đồng bảo hiểm mà trong đó người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm trong một thời gian ngắn thường là một năm trở xuống. Người bảo hiểm cam kết thanh toán trợ cấp khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra đối với người được bảo hiểm.

+ Bảo hiểm con dài hạn: là hợp đồng mà trong đó người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm trong một thời gian dài thường là trên một năm đến hết đời.

Theo hình thức bảo hiểm:

Bảo hiểm ccon người được chia thành: Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm sức khỏe ( Bảo hiểm con người phi nhân thọ)

+ Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa công ty bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm mà trong đó công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả số tiền bảo hiểm (số tiền bảo hiểm) cho người tham gia khi người tham gia có bị xảy ra những sự kiện đã định trước ( chẳng hạn như: chết, thương tật toàn bộ, vĩnh viễn, hết hạn hợp đồng, sống đến một thời hạn nhất định…) Còn người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn.

+ Bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe và khả năng lao đông của con người.

1.4 Hợp đồng bảo hiểm con người

Trước tiên để đi đến tìm hiểu khái niệm hợp đồng bảo hiểm con người chúng ta phải tìm hiểu thế nào là hợp đồng bảo hiểm. Có thể hiểu “ hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Từ khái niệm trên cho thấy hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể đó là bên mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm) và bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với điều kiện là bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm để khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm. Khác với nội dung trên Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có mở rộng phạm vi chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm con người. Theo Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm thì: “ hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”

Hợp đồng bảo hiểm con người cũng là hợp đồng bảo hiểm nhưng đối tượng của nó chỉ liên quan đến tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn con người; vì thế theo theo tôi: “ hợp đồng bảo hiểm con người là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm để bảo hiểm cho tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn của người tham gia bảo hiểm hoặc người được chỉ định trong hợp đồng; theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

2. Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người:

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì “ Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm” . Nhưng đối với bảo hiểm con người thì quyền lợi có thể được bảo hiểm là:

Bất cứ hợp đồng bảo hiểm nào bao gồm cả hợp đồng bảo hiểm con người đều dựa trên quyền lợi của người mua bảo hiểm. Điểm a khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định rằng hợp đồng bảo hiểm sẽ bị vô hiệu trong trường hợp “ người mua bảo hiểm không có quyền lợi được bảo hiểm”. Tức là người mua bảo hiểm không có quyền lợi cần được bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm, khi có rủi ro xảy ra với đối tượng được bảo hiểm không ảnh hưởng tới quyền hoặc lợi ích của bên mua bảo hiểm – mục đích chính của việc bảo hiểm, điều này gần như không có đối tượng để bảo hiểm và đương nhiên hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu. Đối với quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người, quyền lợi ở đây là các giá trị vật chất hoặc tinh thần mà khi có rủi ro xảy ra đối với tình trạng, sức khỏe … của người được bảo hiểm sẽ gây ra những tổn thất nhất định cho bên mua bảo hiểm.

2.1 Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm:

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:

Căn cứ vào đối tượng có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người theo quy định tại Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm thì một cá nhân hoặc tổ chức có thể bảo hiểm để quyền lợi của mình tránh bị ảnh hưởng từ việc rủi ro của người khác có liên quan trực tiếp tới quyền lợi đó thông qua một nghiệp vụ bảo hiểm con người.

Rõ rang Luật kinh doanh bảo hiểm không chỉ quy định chung chung là doanh nghiệp bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm như Bộ luật dân sự chỉ rõ doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi nghiên cứu các quy định của hợp đồng bảo hiểm con người.

Khi rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra đối với người này sẽ làm phát dinh trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là bên mua bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không phải là bên mua bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người được bảo hiểm. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mau bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, không nhất thiết phải quy định rõ người thụ hưởng, số tiền bảo hiểm được trả là tài sản của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ( tùy quy định của từng doanh nghiệp bảo hiểm).

Số tiền bảo hiểm được lựa chọn dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng đó không phải là sự biểu hiện bằng tiền của đối tượng bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm của hợp đồng thương chia thành nhiều mức khác nhau dựa trên các yếu tố như mức thu nhập bình quân của dân cư; mức phí y tế trung bình; tình hình cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm bảo hiểm cùng loại nghiệp vụ; ….

Để xác định trách nhiệm tối đa của người bảo hiểm trong việc chi trả tiền bảo hiểm và có cơ sở định phí cho các hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ, người bảo hiểm phải xác định được số tiền bảo hiểm của hợp đồng.

Bảo hiểm tai nạn con người thì:

+ Trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm trả toàn bộ số tiền bảo hiểm.

+ Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật than thể thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo “ Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật”.

2.2 Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm:

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.

Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

2.3 Quyền được chia lãi:

Đối với một nhóm sản phẩm bảo hiểm được chia lãi, đó là các loại sản phẩm bảo hiểm có cam kết chia lãi, tức là ngoài quyền lợi cơ bản là nhận được tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, người tham gia bảo hiểm còn nhận được lãi từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Lãi cố định (thường gọi là lãi cứng) là khoản chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm nhận được khi đáo hạn với tổng phí đóng vào qua các năm.

Khi tham gia sản phẩm có lãi thay đổi từng năm ( hay còn gọi là sản phẩm có tham gia chia lãi), ngoài khoản chênh lệch trên, khách hang còn nhận được một khoản lãi thay đổi theo từng năm. Sở dĩ, có sự thay đổi này là do khoản lãi đó (được gọi là lãi mềm) được tính toán dựa trên hiệu quả đầu tư thực tế và chính sách chia lãi của công ty hang năm.

Như vậy, sản phẩm cho lãi cố định sẽ đảm bảo cho khách hang một khoản tiền lãi không đổi, còn sản phẩm có lãi thay đổi hang năm sẽ cung cấp cho khách hàng một khoản lãi thay đổi theo thực tế kinh doanh của công ty bảo hiểm ( ngoài khaorn lãi cứng chắc chắn nhận được).

2.4 Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Do hợp đồng bảo hiểm là một loại giấy tờ có giá và chủ sở hữu là một người mua bảo hiểm. Vì vậy, họ có quyền định đoạt đối với hợp đồng đó. Trên thực tế người mua bảo hiểm có thể vì khó khan về kinh tế không tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm cho phép người mua bảo hiểm chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Nhưng việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực trong trường hợp người mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về chuyển nhượng và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bằng văn bản.

Khi chuyển nhượng hợp đồng, người được chuyển nhượng sẽ có toàn quyền và nghĩa vụ đối với hợp đồng đó. Mà đối tượng của hợp đồng là tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm. Liệu vấn đề này có dẫn đến việc làm trái với đạo đức để hưởng số tiền bảo hiểm. Pháp luật chưa có quy định về vấn đề này. Để bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm cũng như ngăn chặn rủi ro về đạo đức.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group