Cắt giảm biên chế ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Làm ơn tư vấn cho em với! Em đã làm cho Cty của em tính đến nay cũng đã gần được 9 năm và em hiện đang ký hợp đồng vô thời hạn. Thì bất ngờ bên nhân sự gọi điện nói là hiện Cty cắt giảm biên chế bộ phận bên em làm việc. Cho em hỏi nếu thời gian em làm việc như vậy khi Cty cắt giảm biên chế thì em được hưởng quyền lợi như thế nào làm ơn tư vấn cho em với. cảm ơn nhiều!

-Thang Trinhvan

Trả lời:

Trước tiên, để xác định quyền lợi của bạn, cần xác định xem công ty bạn đang làm việc thuộc doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Nếu công ty của bạn đang làm việc thuộc doanh nghiệp nhà nước thì khi bị giảm biên chế, bạn sẽ được hưởng quyền lợi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

Trong trường hợp công ty bạn đang làm việc là doanh nghiệp ngoài nhà nước thì theo Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

 Căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp bất khả kháng cụ thể ở đây là công ty phải thu hẹp kinh doanh thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn. Khi đó, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; phía công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động, ngoài ra công ty cũng phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho bạn. 

Hỏi về chế độ tinh giản biên chế theo NĐ 108/NĐ-CP ?

Chào luật sư! Luuật sư cho tôi hỏi: Tôi sinh ngày 07/7/1967 thời gian công tác và đóng bảo hiểm liên tục từ tháng 9/1985 đến nay . Trước khi giải thể( Công ty tôi có quyết định giải thể ngày 6/7/2016) tôi là kế toán trưởng Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước, phụ cấp khu vực 0,7 mới được 10 năm ( 2006) . Hiện nay tôi vẫn nằm trong danh sách của Hội đồng giải thể hưởng nguyên lương Kế toán trưởng và vẫn tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ (đã đóng đến 28/02/2017) cho đến khi công tác giải thể hoàn thành. Trước và sau khi giải thể tôi chưa được hưởng bất kì 1 chế độ trợ cấp nào cả. Hiện nay có chủ trương xây dựng đề án tinh giản biên chế theo Nghị định 108/NĐ-CP.Bản thân tôi có thuộc diện tinh giản biên chế hay không và tôi được hưởng chế độ nghỉ hưu hay thôi việc ngay và các chế độ trợ cấp được hưởng như thế nào? Thời điểm tinh giản biên chế để tính thời gian công tác và tuổi?

-Nicholes Beckham

Trả lời:

Theo như thông tin anh/chị cung cấp thì tính đến thời điểm này anh/ chị đã đủ 50 tuổi. Ngoài ra, anh/chị cũng đã tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 09/1985 đến nay. Do đó, dựa vào Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì anh/chị đã đủ điều kiện áp dụng chính sách về hưu trước tuổi khi tinh giản biên chế.

Cụ thể các chế độ mà anh/chị được hưởng được quy định tại điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Nếu công nhân bị giảm biên chế thì đuợc hướng những chế độ gì ?

Chào Luật sư của LVN Group tôi là công nhân của cty hùng nghiệp tôi vào làm từ ngày 5/10/2012 đến ngày 31/12/2016 công ty có thông báo cho tôi là giảm bien chế theo quyết định của công ty vậy tôi muốn hỏi nếu nghĩ như vậy có đuợc hướng lương tháng 13 không và có chế độ gì không
-An

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn là công nhân trong doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước. Tuy nhiên, chưa xác định rõ là bạn có ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty hay không. Nếu có thì việc tinh giản biên chế đối với bạn sẽ áp dụng theoNghị định 108/2014/NĐ-CP.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn, công ty có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp nếu có,… cho bạn. Do bạn thuộc trường hợp nghỉ việc thuộc chính sách tinh giản biên chế nên bạn sẽ được hưởng chế độ theo qui định của điều 10, Nghị định 108/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Điều 10. Chính sách thôi việc

1. Chính sách thôi việc ngay

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:

a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;

b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;

c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;

d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;

đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

3. Các đối tượng thôi việc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Nghỉ hưu tinh giảm biên chế ?

Hiện nay công ty( thuộc nhà nước) của bố em làm công nhân lên cổ phần hoá nên muốn giảm nhân viên trên 54 tuổi Bố em tham gia bảo hiểm xã hội từ 1982 2013 công ty cũ của bố em làm giải thể, nên bố em được thanh lý hợp đồng và bảo hiểm xã hội cũng chi trả một khoản Tháng 1/2014, công ty sáp nhập về chỗ mới cũng thuộc nhà nước, nên bảo hiểm xã hội của bố em đóng đều đặn, không bị gián đoạn tháng nào Hiện công ty đang muốn tinh giảm biên chế Bố em 56 tuổi, lương đóng bảo hiểm y tế là 3 triệu sau một tháng Nếu nghỉ hưu theo chế độ tinh giảm biên chế, bố em được hưởng đội bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội ra sao và có được lãnh lương hưu không Mong nhận được giải đáp sớm Xin cảm ơn vào chúc công ty thành công

-Nhung Lê

Trả lời:

Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về chính sách về hưu trước tuổi như sau:

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối với trường hợp bố của bạn đã đủ 56 tuổi và đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì khi bị tinh giản biên chế, bố của bạn sẽ được hưởng chính sách như sau:

– Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định.

– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi .

Em bị buộc thôi việc với lý do cắt giảm biên chế ?

Thưa Luật sư của LVN Group, nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp về trường hợp của tôi. Tôi bắt đầu làm việc từ tháng 8. Năm 2014, là nhân viên giao nhận của CTY CNHH Trường Sa. Làm đến chiều ngày 18. 2. 2017 thì được gọi lên và thông báo cho tôi nghỉ việc vì lý do cắt giảm biên chế và vị trí tối không cần nữa. Trong thời gian hơn 2 năm tôi làm việc không có HĐLĐ và bắt đầu đóng BHXH cho tôi từ tháng 12. 2017 đến hết tháng 2. 2017 vậy có đúng quy định không. Và tôi có được hưởng thêm khoảng trợ cấp mất việc cho nhân viên làm việc liên tục trên 12 tháng từ cty không? Xin chân thành cảm ơn. Đã gửi từ iPhone của tôi
-Nghĩa Vina

Trả lời:

Điều 49 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trợ cấp mất việc làm như sau:

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Trên thực tế, việc công ty không giao kết hợp đồng lao động đối với bạn là trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc không có hợp đồn lao động sẽ không ảnh hưởng đến việc công ty phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho bạn. Do đó, trong trường hợp của bạn thì bạn vẫn sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm khi công ty tinh giản biên chế. 

Mọi vướng mắc pháp lý trong việc cắt giảm biên chế, tinh giảm biên chế và các chế độ khác cho người lao động Hãy gọi ngay: 1900.0191 (nhấn máy lẻ phím 6) để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật Minh KHuê