Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật cạnh tranh năm 2018

2. Quyền tự do cạnh tranh là gì?

Ở nước ta, quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp được quy định ngay từ khi Luật Cạnh tranh đầu tiên được ban hành. Điều 4 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh”. Quyền này tiếp tục được quy định tại Điều 5 Luật Cạnh tranh năm 2018, theo đó “Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh”. Vấn đề đặt ra là cần hiểu quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp là gì, quyền này bao gồm những nội dung nào?

Khi khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh có nghĩa là doanh nghiệp được tự do lựa chọn hành vi và phương thức cạnh tranh, miễn là những hành vi và phương thức ấy phù hợp với quy định của pháp luật. Trên phương diện hành vi cạnh tranh, chính vì tự do cạnh tranh là một trong những nội dung cấu thành quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp được thực hiện bất cứ hành vi nào không bị pháp luật cấm.

Trên cơ sở quan điểm đó, Luật Cạnh tranh đã quy định bảy nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh

Các hành vi bị cấm bao gồm:

(i) Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh;

(ii) Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó;

(iii) Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó;

(iv) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó;

(v) Lôi kéo khách hàng bất chính dưới các hình thức như đưa thông tin gian dối đến khách hàng về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc so sánh hàng hóa của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác;

(vi) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó;

(vii) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của pháp luật.

Ngoài bảy nhóm hành vi nêu trên, doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất cứ hành vi cạnh tranh nào để thực hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ các hành vi cạnh tranh hợp pháp của doanh nghiệp.

Tương tự như vậy, pháp luật quy định các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thỏa thuận thông đồng trong đấu thầu… Đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền, pháp luật quy định cấm doanh nghiệp lạm dụng sức mạnh thị trường để thực hiện các hành vi gây tổn hại hoặc hạn chế cạnh tranh như phân biệt đối xử về giá, bán dưới giá, từ chối giao dịch, bán kèm… Nếu doanh nghiệp thực hiện các hành vi bị cấm nêu trên và đủ các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý; mọi hành vi cạnh tranh khác của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp đều được coi là hợp pháp và được tự do thực hiện.

Trên phương diện phương thức cạnh tranh, doanh nghiệp có thể lựa chọn cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo đó, cạnh tranh trực tiếp được hiểu là cạnh tranh được thực hiện trên cơ sở so sánh tương quan giữa các đối thủ trên thị trường, thông qua các hình thức như giảm giá bán, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới quy cách, mẫu mã sản phẩm…; cạnh tranh gián tiếp là cạnh tranh thông qua các hình thức tác động vào người tiêu dùng, qua đó chiếm lĩnh thị phần trên thị trường liên quan như quảng cáo để lôi kéo khách hàng, khuyến mại, cung cấp cho người tiêu dùng các dịch vụ gia tăng…, làm cho đối thủ cạnh tranh bị mất thị phần hoặc gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Các phương thức cạnh tranh được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành như Luật Quảng cáo, Luật Thương mại… Doanh nghiệp được sử dụng bất cứ phương thức cạnh tranh nào để có thể giành chiến thắng trên thị trường, miễn là phương thức ấy phù hợp với quy định của pháp luật và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh.

Quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp là một biểu hiện của quyền tự do kinh doanh – một nguyên tắc căn bản và cốt lõi nhất của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, đối với bất cứ nền kinh tế thị trường nào, việc thừa nhận và bảo hộ quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp luôn là một đòi hỏi tất yếu và được xem là nguyên tắc hiến định, đồng thời luôn được ghi nhận trong Luật Cạnh tranh.

3. Nguyên tắc cạnh tranh tự do là gì?

Mục đích của Luật Cạnh tranh là bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời với cạnh tranh, những cơ chế điều tiết, giám sát cạnh tranh trở nên cần thiết. Do vậy, ngoài các quy định cấm hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, Luật cạnh tranh còn ghi nhận các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khô pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Việc cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Cạnh tranh như sau:

3.1. Nguyên tắc trung thực

Theo nguyên tắc này, các doanh nghiệp không lừa .dối, cưỡng ép đối tác và người tiêu dùng trong việc giao kết hợp đồng, mua, bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ; thông tin trung thực về khả năng sản xuất, cung ứng dịch vụ, chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ…; không đưa ra các thông tin không đúng về đối tác của mình, về đối thủ cạnh tranh; minh bạch hoá mọi thông tin của doanh nghiệp đối với nhà nước, đổi với cồng chúng theo quy định của pháp luật.

3.2. Nguyên tăc không xâm hại

Doanh nghiệp được tiến hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện cạnh tranh theo quy định của pháp luật mà không xâm hại đến lợi ích của người thứ ba là nhà nước, doanh nghiệp khác, người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần tôn trọng nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và “khách hàng là thượng đế”. Đồng thời người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác sẽ tồn họng và bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp.

3.3. Nguyên tắc tuân theo quy định của pháp luật

Mọi hoạt động giao kết hợp đồng, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường, quan hệ với đối tác, người tiêu dùng… của doanh nghiệp được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Doanh nghiệp không được tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm, đặc biệt là các quy định của Luật Cạnh tranh. Mọi hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ.

4. Hành vi của nhà nước xâm phạm tới quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp bị cấm

Nhà nước không là chủ thể cạnh tranh, nhưng khi thực hiện quyền quản lý của mình, nhà nước có thể làm tổn hại đến cạnh tranh. Đe bảo đảm quyền cạnh tranh của doanh nghiệp, Khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh quy định các cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi sau đây để cản trở cạnh tranh trên thị trường:

“a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.”

Như vậy, cạnh tranh hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam được bảo đảm bằng một khuôn khổ pháp lý và các thiết chế của nhà nước. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế.

5. Nhà nước kiểm soát cạnh tranh như thế nào?

Nhà nước kiểm soát cạnh tranh trên hai lĩnh vực cơ bản là chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế cạnh tranh. Trong đó, chống hạn chế cạnh tranh là nội dung ngày càng được quan tâm.

5.1. Hành vi hạn chế cạnh tranh

Theo Khoản 2, Điều 3 Luật Cạnh tranh thì hành vi hạn chế cạnh tranh được hiểu như sau:

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam có nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng tham gia thị trường và bình đẳng với nhau. Việc các doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền hoặc cùng với doanh nghiệp khác thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế làm giảm, làm sai lệch hay cản trở khiến cho cạnh tranh không diễn ra bình thường là hành vi hạn chế cạnh tranh. Nhà nước kiểm soát các hành vi này nhằm duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hành vi hạn chế cạnh tranh có thể làm biến dạng môi trường cạnh tranh, làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan giữa các doanh nghiệp… làm lũng đoạn thị trường, bóc lột khách hàng và qua đó ảnh hưởng chung đến nền kinh tế.

Dấu hiệu của hành vỉ hạn chế cạnh tranh: Có thể nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh qua các dấu hiệu sau:

+ Về chủ thể

Chủ thể thực hiện hành vi hạn chê cạnh tranh là các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường: Theo quy định tại Điều 2 Luật Cạnh tranh, chủ thể hạn chế cạnh tranh có thể là các tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cồng ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam (Luật Cạnh tranh gọi chung là doanh nghiệp) và các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Hành vi hạn chế cạnh tranh do chính doanh nghiệp thực hiện khi tham gia thị trường. Khi không trực tiếp tham gia thị trường thì doanh nghiệp không thể thực hiện được hành vi cạnh tranh, nên không thực hiện được hành vi này.

+ Về cách thức

Hành vi hạn chế cạnh tranh được Luật Cạnh tranh quy định cụ thể gồm bốn hành vi là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế: Doanh nghiệp có thế mạnh trên thị trường như thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền kinh tế tự mình thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh thông qua việc lạm dụng vị thế ấy làm cho cạnh tranh không diễn ra bình thường hoặc các doanh nghiệp cùng nhau thoà thuận về việc hạn chế cạnh tranh, tiến hành tập trung kinh tế mà làm hại đến cạnh tranh trên thị trường, cần nhấn mạnh rằng, khi các doanh nghiệp thực hiện các hành vi mà pháp luật cho phép nhưng dẫn đến hạn chế cạnh tranh thì áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh để ngăn chặn các hành vi này.

+ Về hậu quả

Hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh là cạnh tranh bị hạn chế, cụ thể là giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh: Hạnh chế cạnh tranh có nghĩa là đi đến thủ tiêu cạnh tranh, là phá vỡ cạnh tranh và cuối cùng, phá vỡ cơ cấu của thị trường. Luật Cạnh tranh không lượng hoá các hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh mà chỉ nêu ra các biểu hiện căn bản trên thị trường là giảm cạnh tranh, cạnh tranh diễn ra không đúng tính chất, mức độ hoặc cạnh tranh khó diễn ra bình thường do có sự cản trở. Nói chung, hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh là cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp diễn ra thấp hơn mức bình thường, cạnh tranh yếu đi dẫn đến có lợi cho doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, gây bất lợi cho các doanh nghiệp khác, cho người tiêu dùng và cho cả nền kinh tế. Đây là hiện tượng đi ngược lợi ích của cộng đồng, của nền kinh tế. Vì lẽ đó, trong những trường họp hạn chế cạnh tranh, nhà nước phải chủ động “vào cuộc” và có những biện pháp pháp lý và hành chính nghiêm khăc và cương quyêt.

5.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định:

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh do doanh nghiệp tiến hành trong quá trình doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khác thì không phải là hành vi cạnh tranh nên không được xác định là hành vi cạnh tranh lành mạnh hay hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xác định qua các dấu hiệu sau đây:

Dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Qua khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể nhận dạng hành vi này qua các dấu hiệu sau:

Hành vi của doanh nghiệp nhằm vào đối thủ cụ thể, xác định được với mục đích cạnh tranh: Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh có mục đích rõ ràng là canh tranh trên thị trường đối với các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động của mình. Qua đó, doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh của mình nhưng hạn chế, thậm chí “thủ tiêu” hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp các trên thị trường.

Hành vi trái với chuẩn mực đạo đức kinh doanh hoặc trái pháp luật: Mỗi nhóm người hoạt động trong một lĩnh vực của đời sống xã hội có chuẩn mực đạo đức nhất định. Lĩnh vực kinh doanh có mục đích sinh lợi, sản phẩm của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến mọi đối tượng trong đời sống xã hội cũng đòi hỏi những người hoạt động trong lĩnh vực này có chuẩn mực kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh trái với chuẩn mực kinh doanh đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Phù hợp với mục tiêu chống hành vi cạnh tranh đó, Luật Cạnh tranh và pháp luật liên quan quy định một số hành vi trái chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi đó là hành vi vi pham pháp luật, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi đó gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng: Hậu quả trực tiếp của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho đổi thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng. Đối thủ cạnh tranh có thể bị thiệt hại do giá trị thương hiệu giảm, thị trường bị thu hẹp, doanh thu giảm sút, lợi nhuận thấp xuống, giá cổ phiếu giảm… tựu chung lại là những thiệt hại nhất định về kinh tế do hành vi cạnh tranh không của doanh nghiệp. Người tiêu dùng có thể bị thiệt hại do giá cả tăng, hàng hoá kém chất lượng so với giá mua, khó mua hàng hoá, khó tiếp cận dịch vụ do khan hiếm, thậm chí bị mất niềm tin khi mua, bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ… do hành vi cạnh tranh cùa doanh nghiệp. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có mục đích là xâm hại lợi ích họp pháp của một đối thủ cạnh tranh cụ thể và vì thế, thông thường nó không gây hậu quả xấu hay thiệt hại trực tiếp cho cả cộng đồng, cả thị trường. Với yêu cầu ngăn ngừa cạnh tranh có hại cho thị trường, cho các doanh nghiệp khác, cho người tiêu dùng, hành vi của doanh nghiệp dẫu chưa gây thiệt hại nhưng có thể gây thiệt hại thực tế cũnglà hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập