Trả lời:

1. Chủ thể của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

1.1 Bên bán doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ thì chính chủ sở hữu đó có quyền quyết định bán doanh nghiệp, Ví dụ: Nhà nước có quyền bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên (là một tổ chức hoặc một cá nhân) có quyền quyết định bán công ty TNHH một thành viên; chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định bán doanh nghiệp tư nhân.

Với công ty thuộc sở hữu của nhiều chủ như công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp thuộc về các thành viên, cổ đông công ty (gọi chung là các chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty bán công ty qua hình thức chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. Bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp sẽ ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.

Chủ sở hữu công ty có thể chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp ngay cùng một thời điểm. Đây chính là mua bán toàn bộ doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty có thể chuyển nhượng một phần cổ phần, phần vốn góp nhiều lần khác nhau. Sau nhiều lần chuyển nhượng, đến một thời điểm nào đó, bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần nắm giữ tỉ lệ phần vốn góp, cổ phần đủ để kiểm soát, chi phối được công ty mục tiêu có nghĩa là thời điểm đó thương vụ mua bán doanh nghiệp đã được hoàn thành. Như vậy, mua bán doanh nghiệp có thể là một quá trình và diễn ra ở trạng thái “động” nhưng tựu chung lại để xác định bên bán doanh nghiệp trong cả quá trình như vậy cần căn cứ trên nền tảng lý luận chung về mua bán doanh nghiệp. Theo đó, thực chất để mua bán doanh nghiệp phải tồn tại hành vi chuyển dần dần quyền sở hữu công ty từ phía chủ sở hữu công ty cho bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.

Khi xem xét thẩm quyền quyết định bán công ty hợp danh, công ty cổ phần, các nhà đầu tư cần lưu ý tới quy định pháp luật hiện hành để xác định chủ thể có quyền quyết định bán một phần công ty hợp danh, một phần công ty cổ phần chính là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, cổ đông có quyền biểu quyết của công ty cổ phần, bởi vì:

Công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam bắt buộc phải có thành viên hợp danh, thành viên hợp danh là cá nhân, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty. Vì vậy, các cá nhân có dự định mua lại một phần công ty hợp danh phải mua lại phần vốn góp của thành viên hợp danh để trở thành thành viên hợp danh mới và lúc đó, họ mới có quyền quản lý công ty hợp danh.

Đối với công ty cổ phần có thể có các cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đẵi cổ tức nhưng các cổ đông này không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết mới được tham dự Đại hội đồng cổ đông để biểu quyết thông qua những vấn đề quan trọng của công ty. cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi cổ tức có quyền chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác. Tuy nhiên, với tính chất của cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi cổ tức thì bên nhận chuyển nhượng cổ phần ưu đãi Cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không thể tham gia bộ máy quản trị và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, bên nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết đến một tỉ lệ chi phối đủ để kiểm soát được công ty được coi là mua lại một phần công ty cổ phần.

1.2 Bên mua doanh nghiệp

Bên mua doanh nghiệp có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Quy định về chù thể có quyền mua doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật đã bộc lộ một số tồn tại sau:

Với quy định tại Nghị định số 128/2014/NĐ-CP thì đối tượng có quyền mua doanh nghiệp đã được xác định rõ ràng. Đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, pháp luật không có quy định cụ thể về đối tượng nào được quyền mua doanh nghiệp. Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là: nhũng đối tượng không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quyền mua doanh nghiệp không? Một số đối tượng bị cấm đồng thời là chủ sở hữu của hai doanh nghiệp như quy định: một cá nhân chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại có được mua lại công ty đối vốn không?

Về lý thuyết, các đối tượng trên chỉ bị cấm thành lập doanh nghiệp mà không bị cấm mua bán doanh nghiệp nên họ vẫn có quyền mua doanh nghiệp với lập luận mua doanh nghiệp nhưng không tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, sự lựa chọn này rất không hiệu quả và rất lãng phí, bởi vì người mua đã phải trả chi phí để mua cả những giá trị tiềm năng của doanh nghiệp mà không sử dụng đến nó như thương hiệu, hệ thống khách hàng… Việc mua lại doanh nghiệp để cho người khác đứng tên đăng ký kinh doanh cũng không phải là giải pháp khôn ngoan vì ngoài việc rủi ro do “đầu tư chui”, việc đăng ký kinh doanh lại cũng sẽ gặp khó khăn do cơ quan đăng ký kinh doanh phải xác định cơ sở pháp lý hợp pháp của việc tiếp tục sử dụng các giá trị tài sản như tên thương mại, trụ sở, nhãn hiệu hàng hoá … Từ sự phân tích trên, bên mua doanh nghiệp nên tham khảo các quy định của pháp luật để xác định, cân nhắc về hiệu qúả và tính khả thi của dự định mua doanh nghiệp của mình.

2. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Thứ nhất, Quyền kế thừa, chuyển giao quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được mua bán

Bên bán doanh nghiệp có thể chuyển giao cho bên mua những quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền tiếp tục sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, quyền tiếp tục kinh doanh những ngành nghề của doanh nghiệp được bán những quyền, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mục tiêu đối với người thứ ba. Đó có thể là quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền… Đặc biệt, bên mua doanh nghiệp thường quan tâm đến các khoản nợ của doanh nghiệp mục tiêu và xác định trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về bên mua hay bên bán. Vì vậy, trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận rõ: những quyền và nghĩa vụ được chuyển giao; những quyền và nghĩa vụ không được chuyển giao sẽ do bên nào tiếp tục thực hiện; bên nào có trách nhiệm thanh toán nợ của doanh nghiệp mục tiêu.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên bán cho bên mua và vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp mục tiêu thể hiện trong các văn bản pháp luật khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp được mua là loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể:

+ Quy định về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên bán cho bên mua và vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp tư nhân. Theo đó thì sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

+ Về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ bên bán cho bên mua và vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được quy định tại Nghị định số 128/2014/NĐ-CP.

+ Đối với trường họp mua bán các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nguyên tắc chủ yếu của việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ tài sản; những quyền, nghĩa vụ khác được phép chuyển giao trong hợp đông mua bán doanh nghiệp sẽ dựa trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện của bên mua và bên bán, đồng thời phải tuân thủ các quy định tại mục 5 phần thứ ba (nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự) tại bộ luật dân sự năm 2015.

Tại Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 562 bộ luật dân sự Liên bang Nga quy định quyền của chủ nợ trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thủ tục mà người mua, người bán doanh nghiệp phải thông báo cho chủ nợ về việc mua bán doanh nghiệp và việc chuyển nghĩa vụ trả nợ cho bên mua.

Tương tự như quy định của Nga, bộ luật dân sự Cộng hoà Liên bang Đức cũng quy định về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ giữa các bên mua bán doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ luật dân sự của Đức còn quy định về nghĩa vụ của bên mua bán doanh nghiệp với người lao động của doanh nghiệp:

Quy định của Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức về chuyển giao quyền và nghĩa vụ; trách nhiệm của các bên mua, bên bán doanh nghiệp với bên thứ ba; trách nhiệm của các bên mua bán với nhau và quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bên mua doanh nghiệp rất rõ ràng, cụ thể so với quy định pháp luật Việt Nam về cùng nội dung này. Các quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại bộ luật dân sự của Cộng hoà Liên bang Nga, hợp đồng mua bán tài sản của Hoa Kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức là những kinh nghiệm để chúng ta tham khảo và vận dụng nhằm xây dựng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm của thị trường mua bán doanh nghiệp của Việt Nam.

Thứ hai, Quyền thỏa thuận thời điểm chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua doanh nghiệp và thời điểm thương vụ mua bán doanh nghiệp hoàn tất

Trừ những quy định tưomg đối chi tiết về thời hạn chuyển giao doanh nghiệp và quyền sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cho bên mua, pháp luật Việt Nam chưa có quy định định hướng về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua doanh nghiệp.

Đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp thỉ thời điểm ký kết hợp đồng, thời điểm chuyển giao tài sản và thời điểm chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp thường là khác nhau, về nguyên tắc, sẽ có sự thống nhất ý chí của các bên trong việc chuyển giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản. Tuy vậy, quá trình chuyển giao các quyền trên thường có khoảng cách nhất định, nhất là đối với những hợp đồng mua bán doanh nghiệp có giá trị lớn, việc chuyển giao các tài sản, các quyền, nghĩa vụ khác phải diễn ra trong một thời gian tưorng đối dài. Vì vậy, các bên phải đàm phán để đi đến thống nhất thỏa thuận về thời điểm chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp, thời điểm chuyển rủi ro đối với doanh nghiệp đã bán. Bên cạnh đó, thời gian kể từ khi các bên ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thời điểm các bên đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cho một thương vụ mua bán doanh nghiệp có thể mất một khoảng thời gian nhất định. Vậy trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp sẽ do bên mua hay bên bán quản lý, điều hành? Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng về quyền và trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp sau khi các bên đã ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ thuộc về bên bán hay bộ luật dân sự Liên bang Nga quy định về nội dung của hợp đồng, về quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong trường hợp thiếu sót khi đưa những thông tin về tài sản chuyển giao và thời điểm chuyển giao. Khoản 1 Điều 564 bộ luật dân sự Liên bang Nga quy định: công ty được chuyển giao cho người mua kể từ ngày các bên ký chứng thư chuyển nhượng và quyền sở hữu của công ty được chuyển sang người mua kể từ ngày đăng ký tài sản nhà nước.

Quy định của bộ luật dân sự Liên bang Nga là một gợi ý để cơ quan lập pháp Việt Nam tham khảo ý tưởng trong việc thiết kế các định hướng phảp luật về cách thức chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp nhằm phòng tránh rủi ro cho các bên mua bán doanh nghiệp. Tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng thì việc xác định thời điểm thương vụ mua bán doanh nghiệp được coi là hoàn tất trước hết sẽ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Nếu các bên không có thỏa thuận, căn cứ vào việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên để xác định thương vụ mua bán doanh nghiệp cụ thể đã hoàn tất chưa? Pháp luật có thể quy định thời điểm hoàn tất thương vụ mua bán doanh nghiệp đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp trong một số lĩnh vực đặc thù.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)