1. Thủ tục nhận thừa kế là hợp đồng bảo hiểm và quyền sử dụng đất?

Chào anh chị, em muốn hỏi trường hợp như sau: Chị A đã li dị chồng, có một đứa con trai 4 tuổi là cháu B. Sau khi li hôn, chị có mua 1 Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và người được thụ hưởng nếu chị A gặp rủi ro tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn là đứa con trai duy nhất đó, đã được chỉ định trong HĐBH. Hiện tại, ba của cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng, cháu ở chung với ông bà ngoại.
Vậy, nếu chị A chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn, HDBH này sẽ thừa kế cho con trai thì người chồng đã li dị (ba của đứa bé) có quyền lợi gì đối với HD BH này không? Nếu chị muốn ông ba ngoại thay cho cháu B nhận số tiền BH đó và người cha không liên quan đến tài sản này thì ông ba ngoại cần làm những thủ tục gì?
Cảm ơn anh chị rất nhiều.

Trả lời:

Về việc quản lý tài sản riêng của con được quy định ở Điều 76 luật hôn nhân và gia đình 2014

“1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự”.

Vậy trong trường hợp của bạn , tài sản của bạn để lại cho con sau khi qua đời sẽ được coi là tài sản riêng của con , giả sử tại thời điểm đó, con bạn đã đủ 15 tuổi thì cháu có quyền được tự mình quản lý tài sản này hoặc ủy quyền cho người khác quản lý . Nếu lúc đó cháu dưới 15 tuổi thì căn cứ vào khoản 3 điều 75 luật hôn nhân gia đình nêu trên thì bạn có thể chỉ định người quản lý tài sản cho cháu ( ví dụ chỉ định cho ông bà ngoại mà không nhất thiết phải là người bố).

chồng để lại thừa kế cho vợ , hay cha chồng để lại cho con dâu thì cũng đều được miễn thuế trước bạn cũng như thuế TNCN .

2. Thủ tục nhận thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất ?

Kính thưa Luật sư của LVN Group! Tôi có câu hỏi gửi tới Luật sư. Kính mong Luật sư giải đáp giúp tôi: Gia đình tôi có thửa đất đang sinh sống là tài sản chung của cha mẹ tôi đã có chứng nhận quyền sử dụng đất, vài năm trước bố tôi không may qua đời không để lại di chúc. Nay gia đình tôi (gồm Mẹ và Chị gái tôi) thống nhất muốn tôi đứng tên làm đại diện chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thử đất trên.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi:
Tôi đồng thời nhận thừa kế phần đất của Cha và nhận tặng từ Mẹ phần đất còn lại của Mẹ cùng một thời điểm để tôi có thể đứng tên làm đại diện chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ thửa đất trên được không? hay phải thừa kế phần đất của Cha, vào tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng phần đất đó rồi mới lại nhận trao tặng phần còn lại từ Mẹ? Hay: Mẹ tôi nhận thừa kế phần đất của cha tôi để mẹ tôi đứng tên làm đại diện chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ thửa đất trên sau đó mới tiến hành trao tặng cho tôi? – Thủ tục giấy tờ gồm những gì?
Kính mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Trong trường hợp các thành viên gia đình không có tranh chấp về tài sản thừa kế thì bạn có thể làm gộp luôn thủ tục khai nhận di sản và thủ tục tặng cho quyền sử dụng giữa mẹ, chị bạn và bạn tại văn phòng công chứng. Cụ thể cần tiến hành các thủ tục sau:

+ Khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản thừa kế do bố bạn để lại,

+ Lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng phải thể hiện mẹ của bạn và chị bạn chuyển quyền thừa kế di sản cho bạn căn cứ Điều 57 Luật Công chứng 2014 và Luật Đất đai 2013:

“Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản…”

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

+ Công chứng Hợp đồng tặng cho (đối với phần tài sản riêng của mẹ bạn cho bạn).

Sau khi hoàn tất thủ tục trên thì mang 02 văn bản đã được công chứng này tiến hành các bước còn lại để sang tên và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới tại Văn phòng đăng ký đất đai.

3. Thủ tục nhận thừa kế từ những người thừa kế ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Bà ngoại tôi có 1 thửa đất. Bà sống với cha mẹ tôi. Bà có 5 người con gái (trong đó có mẹ tôi).Năm 2011 bà mất mà không để lại di chúc. Khi chia tài sản là miếng đất của bà thì 3 người dì đều đồng ý ký tên cho mẹ tôi thừa kế toàn bộ miếng đất của bà, chỉ có dì thứ 6 là không chịu ký tên cho mẹ tôi thừa kế toàn bộ miếng đất mà cũng không chịu ký nhận phần thừa kế của mình và không chịu thỏa thuận gì hết.

Cho tôi hỏi là nếu mẹ tôi muốn làm thủ tục để nhận phần thừa kế của mình và phần của 3 người dì tặng (mẹ tôi muốn bán một phần đất này) thì có cần dì thứ 6 ký tên chấp nhận hay không? Nếu không cần thì mẹ tôi phải làm thủ tục như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: X.P

Thủ tục nhận thừa kế từ những người thừa kế ?

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Bà bạn mất không để lại di chúc, bà có năm người con gái (trong đó có mẹ bạn) thì di sản thừa kế (thửa đất) được chia đều cho mẹ bạn và bốn người dì của bạn (hàng thừa kế thứ nhất). Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người thừa kế của bà bạn (mẹ bạn và bốn dì của bạn) đều bình đẳng về quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Việc khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất (cần công chứng) cần tất cả những người thừa kế phải có mặt để tiến hành thủ tục. Do vậy, mẹ bạn nên thuyết phục dì thứ 6 của bạn tham gia việc khai nhận di sản thừa kế.

Khi đó, mẹ bạn và những người thùa kế cần phải tiến hành các thủ tục sau đây:

(1) Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

– Chủ thể tiến hành: Tất cả những người thừa kế theo pháp luật của bà bạn.

– Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.

– Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng tử của bà bạn;

+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

+ Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của những người thừa kế; …).

– Thủ tục:

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau thời gian niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật công chứng 2014. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế khác có thể tặng cho quyền hưởng di sản cho mẹ bạn để mẹ bạn được hưởng phần thừa kế của mình và phần thừa kế các dì của bạn tặng cho.

(2) Thủ tục sang tên mẹ bạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai).

– Chủ thể tiến hành: Mẹ bạn.

– Cơ quan tiến hành: Văn phòng đăng ký đất đai.

– Hồ sơ:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

+ Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/em bạn; giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ bạn …).

– Trình tự, thủ tục:

+ Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

+ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Lưu ý: Trong trường hợp dì thứ 6 của bạn không đồng ý tham gia khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế cho mẹ bạn và ba người dì của bạn. Phần thừa kế của người dì thứ 6 có thể giao cho người quản lý di sản nếu dì thứ 6 chưa muốn nhận di sản.

4. Nợ của cha, con nhận thừa kế phải trả ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi: Nếu người cha vay tiền vì mục đích riêng thì khi ông chết người nhận di sản thừa kế của ông có nghĩa vụ thanh toán khoản vay. Nếu người mất không để lại gì thì gia đình bạn không phải trả số tiền này ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tại điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy khi vay tiền hai bên có thể thỏa thuận về mức lãi suất phải trả, tuy nhiên cũng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản. Do đó nếu các bên có phát sinh tranh chấp cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào mức lãi suất mà Ngân hàng nhà nước quy định để giải quyết.

Vì vậy bạn cần xem xét rõ trong giấy vay tiền quy định như thế nào về lãi suất. Nếu bạn chứng minh được người này cho ba bạn vay quá 10 lần mức lãi suất cao nhất và có tính chất bóc lột thì bạn có thể tố cáo ra cơ quan công an an để xử lý hình sự theo quy định tại điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu việc ba bạn vay tiền là có thật thì ba bạn sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người cho vay khi đến hạn, mức lãi suất căn cứ theo quy định trên.

Nay ba bạn đã mất thì theo quy định tại điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Do vậy, sau khi ba bạn mất thì những người hưởng thừa kế sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết (ba bạn) để lại.

Do vậy, nếu việc vay tiền của ba bạn là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của gia đình, để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình khi còn sống thì mẹ bạn sẽ là người phải chịu trách nhiệm cùng ba bạn với khoản nợ đó.

Nếu ba bạn vay riêng và vì mục đích riêng, không phục vụ lợi ích chung, không phải nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình thì mẹ bạn không phải chịu trách nhiệm, đây là trách nhiệm của cá nhân ba bạn. Khi đó nghĩa vụ của ba bạn để lại sẽ do những người được hưởng di sản thừa kế của ba bạn để lại (nếu có), còn nếu ba bạn không có tài sản gì để lại thì nghĩa vụ trên sẽ chấm dứt, gia đình bạn không có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho ba bạn nữa.

Trân trọng./.

5. Tư vấn về nghĩa vụ trả nợ của người nhận thừa kế?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Khi còn sống ba má tôi có mượn của tôi một số tiền để cho đứa em trai và sửa chữa nhà cửa (Có viết giấy biên nhận có chữ kí của ba má tôi và các em tôi). Khi ba má tôi qua đời có để lại cho em gái tôi thừa kế 1 căn nhà.
Như vậy em gái tôi phải có trách nhiệm trả số tiền đó cho tôi không?
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: K.L

>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế đất đai, gọi số:1900.0191

Trả lời:

– Về giấy vay nợ:

Theo điều 119 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy, giấy vay tiền được lập giữa bạn và bên vay là phù hợp quy định của pháp luật về hình thức.

Việc bạn và bố mẹ bạn viết giấy vay tiền được xem như giữa hai bên đã giao kết hợp đồng vay tài sản và theo đó, phát sinh các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

– Về thực hiện nghĩa vụ của người nhận thừa kế.

Căn cứ theo điều 615 của bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Như vậy, người phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền mà bố mẹ bạn vay bạn cho bạn là của những người thừa kế di sản của bố mẹ bạn trong phạm vi di sản do bố mẹ bạn để lại. Nếu bố mẹ bạn chỉ để lại tài sản thừa kế duy nhất là căn nhà đó cho em gái bạn thì em gái bạn có trách nhiệm trả số nợ cho bạn còn nếu di sản được chia cho anh chị em bạn ai cũng được hưởng thì số nợ đó sẽ được chia cho mỗi người phải trả tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình được hưởng.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi cho thắc mắc của bạn, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật LVN Group!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty luật LVN Group