1. Quyền xin nuôi con không cần cấp dưỡng tại Tòa ?

Thưa Luật sư! Tôi và vợ ở với nhau được 5 năm (nhà tôi tại TP.HCM, vợ tôi ở Bù Đăng tỉnh Bình Phước) nhưng chính thức cưới nhau chỉ được 2 năm thôi. Chúng tôi sinh được 1 đứa con trai ngày 14/11/2015 (6 tháng tuổi) và vợ tôi không đi làm chỉ ở nhà có 1 việc trông nom con không cần làm nội trợ nhưng vẫn hay tị nạnh việc giữ con.
Một ngày tôi làm ở công ty 8 tiếng và làm thêm ở ngoài khoảng 4 tiếng nữa để đủ chi tiêu các thứ trong gia đình. Nay vợ chồng hay cãi vã và vợ hay có lời lẽ không đúng với mẹ chồng (vợ tôi bị tâm lý hay gọi là thần kinh nhẹ không có giấy bác sĩ) và sau đó 2 người không hợp nữa quyết định ly hôn. Sau khi cưới và đến khi đang có thai thì 2 người đi làm giấy kết hôn để có giấy khai sinh cho con tôi mới biết vợ tôi đã có 1 đời chồng và 1 đứa con trai rồi nhưng đã giấu tôi những năm tháng qua.
Xin hỏi văn phòng Luật sư của LVN Group LVN Group trường hợp này con trai tôi chỉ mới 6 tháng tuổi tôi có quyền xin tòa án để tôi có quyền nuôi con không cần cấp dưỡng không?
Tôi xin cám ơn công ty luật LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, theo quy định trên, con của bạn mới 6 tháng tuổi do đó vợ bạn sẽ là người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, trừ khi:

– Bạn và vợ thỏa thuận bạn là người nuôi con và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con.

– Vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi như: mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hay không đáp ứng được các điều kiện sau:

+) Điều kiện về vật chất bao gồm: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.

+) Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.

Do đó, nếu muốn nuôi con bạn phải chứng minh vợ bạn không đáp ứng được những điều kiện trên.

Và nếu như trong trường hợp vợ bạn được nhận nuôi con thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong một số trường hợp khi con bạn đã trên 36 tháng tuổi, cụ thể Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên…”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Tư vấn thay đổi người trực tiếp nuôi con khi vợ không cho thăm con ?

Kính chào Công ty luật LVN Group, em có thắc mắc xin được tư vấn như sau: Em đã ly hôn từ tháng 10 năm 2013. Hai vợ chồng đã có 1 con chung, em là người bị động đơn ly hôn. Em đã đồng ý ly hôn và giao con cho vợ của em nuôi vì bé còn nhỏ 5 tháng. Và hàng tháng em chu cấp 900 trăm nghìn đồng theo đơn ly hôn chu cấp dưỡng. Đến tháng 2 năm 2014. Vợ của em không muốn nhận tiền chu cấp dưỡng nuôi con. Và cứ mỗi lần hàng tháng em ra thăm con, vợ của em và anh trong gia đình ngăn cấm đe doạ em không cho gặp con. Và cứ hàng tháng em vẫn mua sữa và áo quần cho con gửi nhờ thím bên gia đình vợ đưa lên, và cũng bị ngăn cấm không lấy. Đến khi bé đi gửi trẻ thì bố vợ chỉ cho gặp. Nhưng cũng bị vợ của em và em gái ngăn cản không cho gặp. và chuyển cháu đi nơi ngoài địa phương khác ở sinh sống với người đàn ông khác từ tháng 3/2015.
Cho đến nay theo thông tin bố vợ cho biết, từ đó đến giờ em không có quyền được gặp con và vợ cũ không cho em biết địa chỉ liên lạc sinh sống. Vợ của em không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định. Riêng cá nhân em làm công việc ổn định theo giờ hành chính ngày 8h. Lương thu nhập ổn định tháng 6 triệu đồng.
Vậy em nhờ phòng tư vấn luật minh khê , tư vấn cho em có được quyền dành nuôi con ?
Trân trọng!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 :

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Do đó, bạn có quyền yêu cầu vợ bạn tạo điều kiện để bạn thăm nom, cấp dưỡng cho con. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con để đảm bảo tốt nhật quyền lợi cho con của bạn theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.” Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn về thay đổi người trực tiếp nuôi con ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Thỏa thuận nuôi con bằng miệng có bắt buộc thực hiện theo ?

Kính thưa Luật sư của LVN Group. Tôi đã ly hôn 1 năm với chồng ( sinh 1986 ) và có 1 con gái nhỏ 21 tháng tuổi. Khi ly hôn chúng tôi thỏa thuận quyền nuôi con thuộc về tôi, tôi vẫn tạo mọi điều kiện để anh ta thăm con tại nhà tôi. Trong suốt thời gian sau ly hôn, chồng cũ tôi không làm đúng nghĩa vụ chu cấp cho con.
Khoảng thời gian trước tết chồng cũ tôi có đề nghị tôi để anh ta chăm sóc con vì muốn gần con và cũng muốn tạo điều kiện cho tôi phát triển sự nghiệp ( hiện tôi là trưởng phòng ) và mỗi cuối tuần sẽ đưa con gái về bên tôi . Trong cuộc thỏa thuận này chồng cũ tôi có ghi âm lại. Tôi có nhờ anh ta đưa con về trong tuần chơi nhưng anh ta không đồng ý, lấy lý do là vì an toàn nên không chở con qua lại nhiều, tôi thấy lý do này chính đáng nên tôi đề nghị khi nào nhớ con thì tôi sẽ qua thăm con. Tuy nhiên chồng tôi nhất quyết không cho tôi địa chỉ phòng trọ và chỉ đưa con về mỗi cuối tuần. Sau khi xảy ra trang cãi anh ta có nói sẽ gởi đơn kiện giành lại quyền nuôi con.
Xin hỏi Luật sư của LVN Group trong trường hợp này tôi có được quyền nuôi con không ? Hiện anh ta là gì ở đâu không cho ai biết, ngay cả gia đình chồng tôi cũng không biết thông tin gì ?
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn dùm.

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp bạn và chồng đã ly hôn và quyền nuôi con theo thỏa thuận của tòa án thì bạn là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Nếu sự thỏa thuận này đã được tòa án công nhận trong thỏa thuận công nhận thuận tình ly hôn thì vợ chồng bạn có trách nhiệm thực hiện theo. Hiện nay chồng bạn là người vi phạm thỏa thuận. Việc bạn và chồng thỏa thuận lại việc nuôi con nhưng chỉ có nói miệng, mặc dù có ghi âm nhưng cũng không được coi là bắt buộc hai bên phải thực hiện theo.Chồng bạn hiện may muốn giành quyền nuôi con khi và chỉ khi đáp ứng những quy định sau :

Điều 84, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rất rõ về vấn đề này

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

-> Vậy thỏa thuận ly hôn của bạn và chồng là văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất. Bạn có quyền đưa đơn lên cơ quan thi hành án dân sự của tòa án đã công nhận bản án ly hôn để được giúp đỡ, yêu cầu chồng bạn giao lại con cho bạn chăm sóc. Bài viết tham khảo thêm:Tư vấn về tranh chấp giành quyền nuôi con ? và Con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn quyền nuôi thuộc về ai?

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

4. Chồng không cấp dưỡng để nuôi con thì giải quyết thế nào ?

Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. Tôi và chồng tôi đã ly hôn và đã có quyết định ly hôn của Tòa án được 6 tháng. Tòa có quyết định là sẽ cho tôi nuôi 2 con và anh ta sẽ chu cấp cho con tôi mỗi đứa 1 triệu/1 tháng. Nhưng từ khi có quyết định của Tòa thì anh ta cũng không trợ cấp cho con được đồng nào cả. Tôi có hỏi thì cứ nói đến vấn đề này anh ta lại không nghe máy cũng như không gặp mặt tôi như kiểu không có ý định chu cấp cho con vậy.
Luật sư cho tôi hỏi là tôi phải làm gì để anh ta thực hiện nghĩa vụ với các con tôi ?
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 119 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó

Theo căn cứ trên thì khi bạn phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con của bạn.

Ngoài ra, chồng cũ của bạn rất có thể sẽ bị xử phạt hành chính và bị truy cứu trách nhiệm về hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng này.

Điểm a, khoản 3, điều 52, Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

Theo đó thì chồng cũ của bạn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng về hành vi không thực hiện việc cấp dưỡng cho con theo bản án, quyết định của Tòa án.

Đồng thời điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo căn cứ trên thì nếu chồng cũ của bạn có khả năng thực hiện việc cấp dưỡng cho con bạn nhưng lại trốn tránh nghĩa vụ này mà làm cho con bạn lâm vào trình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì có thể sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Giành quyền lợi nuôi con với bạn trai ở nước ngoài ?

Chào Luật sư của LVN Group. Em là người Việt Nam còn bạn trai em là người indonesia. Chúng em điều du học ở singapore và quen nhau ở singapore và có sống chung với nhau như vợ chồng (ở nhà thuê của bạn trai và chưa đăng ký kết hôn hay cưới hỏi). quan hệ rất tốt, em và bạn trai có con ngoài ý muốn.
Sau đó do gia đình bạn trai không đồng ý nên bạn trai em đã cắt hết mọi liên lạc với em và muốn em phải bỏ đứa trẻ. Em và gia đình em đã quyết định giữ lại đứa trẻ. Bạn trai em và gia đình muốn em sau khi sinh xong đứa trẻ họ sẽ đưa đứa bé về indonesia (mặc dù trong thời gian em mang thai họ không co bất cứ liên lạc hay thăm hỏi, giờ em đang ở Việt Nnam còn bạn trai em thì ở indonesia).
Vậy em nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ và em. Họ về để đòi quyền lợi và bắt đứa bé đi nhưng họ chưa từng muốn đứa trẻ này tồn tại, em và gia đình cũng không muốn có bất cứ quan hệ hay đòi hỏi bất cứ điều gì về quyền nuôi con từ họ cả ?
Xin Luật sư của LVN Group giúp em.

Chồng không cấp dưỡng để nuôi con thì giải quyết thế nào ?

Luật sư tư vấn luật Hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Về việc xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn,Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Việc xác định quyền nuôi con phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bạn. Bạn và bạn trai chưa có kết hôn nhưng đã có con chung .Hiện nay gia đình bạn trai bạn muốn giành quyền nuôi con của bạn, nếu bạn không đồng ý thì họ có thể đưa ra hướng giải quyết là đưa ra tòa án.Khi đó tòa án sẽ xem xét vào điều kiện kinh tế, các yếu tố tinh thần nhất định. Cụ thể như sau:

– Nếu hai vợ chồng thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con, đồng thời thỏa thuận này đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con thì Tòa án tôn trọng thỏa thuận này.

– Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định, dựa trên các điều kiện vật chất (kinh tế, nơi ăn ở, nuôi dưỡng…) và các yếu tố tinh thần (tình cảm, văn hóa, giáo dục…) để có quyết định cuối cùng.

Nhưng bạn được coi là người thường xuyên chăm sóc con từ khi mang thai đến nay nên bạn được coi là người có quyền ưu tiên hơn bạn trai mình.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group