1. Khi hành vi không cấu thành tội phạm cơ quan có thẩm quyền cần phải làm gì ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về thủ tục xóa án tích, gọi: 1900.0191
Thưa Luật sư của LVN Group, chị Mạc Thị H bị bắt ngày 13/4 qua quá trình điều tra xem xét không thấy hành vi của chị cấu thành tội phạm thì người có quyền khởi tố cần phải làm gì ?
Luật sư trả lời :
Căn cứ theo khoản 1 điều 158 bộ luật tố tung hình sự 2015 quy định như sau :
Điều 158. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này
2. Người tố giác tội phạm có được thông báo về việc không khởi tố vụ án ?
>> Xem thêm: Cải tạo không giam giữ là gì ? Khái niệm về cải tạo không giam giữ ?
Chào Luật sư của LVN Group, cháu tôi có bị tố giác về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi tuy nhiên hanh vi của cháu tôi không cáu thành tội phạm nên đã ra quyết định không khởi tố . Vậy người tố giác có được thông báo về việc này ?
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi biên tập và trả lời bạn như sau :
Căn cứ theo khoản 1 điều 158 Bộ luật tố tụng hình sự quy định :
Điều 158. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này
Căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự :
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Đối với 02 người trở lên;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3.Có được khiếu nại quyết định không khởi tố ?
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin xóa án tích mới nhất và Tư vấn lập hồ sơ đăng ký xóa án tích
Căn cứ theo khoản 3 điều 158 bộ luật tố tung hình sự 2015 quy định :
Điều 158. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.
4.Vị trí của hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự
>> Xem thêm: Xóa án tích đối với án treo tính như thế nào?
Quan điểm thứ nhấtcho rằng, thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự là hoạt động được thực hiện trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Bởi lẽ, ngay từ tên gọi, theo bố cục lập pháp, hoạt động này được quy định tại Phần II (Khởi tố, điều tra vụ án hình sự) của BLTTHS năm 2015 và Chương II (thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can) của Quy chế tạm thời số 03. Rõ hơn nữa, khoản 2 Điều 14 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cũng quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự có hoạt động hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật. Vì quyết định không khởi tố vụ án hình sự có vị trí tương tự như quyết định khởi tố vụ án hình sự (chỉ khác nhau ở hậu quả pháp lý đối lập) nên hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát đối với hai loại quyết định này cũng tương tự nhau, đều được thực hiện trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự là hoạt động được thực hiện trong giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm. Bởi lẽ, Điều 147 BLTTHS 2015 quy định về thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
“Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
Theo đó, quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự và quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố chính là các kết quả của quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm. Trong đó, quyết định khởi tố vụ án hình sự có vị trí đặc biệt, được coi như “bản lề” của 2 giai đoạn tố tụng khác nhau vì nó đóng lại giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và mở ra quá trình điều tra. Tuy nhiên, quyết định không khởi tố vụ án hình sự lại không có tính chất như vậy, nó chỉ đơn thuần là kết quả cuối cùng, đóng lại quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm. Nên cũng cần đánh giá, về bản chất, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải thuộc giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm. Việc quy định theo kết cấu các văn bản pháp luật đã trích dẫn như quan điểm thứ nhất là để thuận lợi cho quá trình thực hiện, thể hiện tính liên tục giữa 2 giai đoạn: Giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và điều tra mà không có ý nghĩa xác định hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự được tiến hành trong giai đoạn điều tra.
5.Bình luận và phân tích quyết định không khởi tố vụ án hình sự
>> Xem thêm: Đối tượng tác động của tội phạm ? Phân biệt với khách thể của tội phạm ?
– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là hành vi pháp lý của người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản quyết định không tiến hành hoặc chấm dứt mọi hoạt động tố tụng hình sự đã hoặc đang tiến hành đối với sự kiện pháp lý hoặc những thông tin thu được về những vụ việc, hành vi con người nào đó bị nghi vấn là tội phạm.
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là sự khẳng định thái độ của người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ pháp lý xác đáng, quyết định không triển khai hoặc chấm dứt mọi hoạt động và huỷ bỏ mọi hình thức phản ánh mang tính chất tố tụng hình sự đối với một sự kiện, vấn đề hay những mức thông tin cụ thể mà trước đó bị nghi là có dấu hiệu tội phạm.
– Pháp luật quy định khi có một trong những căn cứ ghi ở Điều 157 tức là khi có một trong bảy căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác), thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà việc quyết định không khởi tố vụ án hình sự có thể chuyển thành các trường hợp: xử lý bằng các biện pháp pháp lý khác như hành chính, kỷ luật, dân sự hoặc không có hình thức xử lý nào và các biện pháp khác (hoà giải ở cơ sở…).
– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự được áp đụng cho một trong hai trường hợp: quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự. Dù trường hợp nào, thì hành vi tố tụng của người quyết định không khởi tố vụ án hình sự cũng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật về thủ tục, hình thức văn bản, nội dung và thẩm quyền người ký. Căn cứ vào nội dung của Điều luật, thì cần hiểu rằng: cơ quan có quyền khởi tố, người có quyền khởi tố vụ án hình sự thì cũng là cơ quan, người có quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định tại khoản 1 điều này và những quy định tại Khoản 1 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì:
– Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tô vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
– Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
– Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm thuộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra nơi nhận được tin báo tố giác về tội phạm hoặc nơi người bị tô’ giác, người bị tạm giữ cư trú.
Thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án (khoản 2, khoản 3, Điều 36, Bộ luật tố tụng hình sự) thực hiện.
– Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, Cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những trường hợp phù hợp các chủ thể này đã khởi tố vụ án hình sự theo qui định tại Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án trong trường hợp Viện kiểm sát đã khởi tố vụ án sau khi huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
– Hội đồng xét xử ra quyết định không khởi tố vụ án nếu Hội đồng xét xử đã khởi tố vụ án trong quá trình xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới.
Trong những trường hợp này, cơ quan đã khởi tố và người có thẩm quyền khởi tố phải huỷ bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết rõ lí do huỷ bỏ quyết định khởi tố. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Khoản 2 của điều luật qui định việc khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Người có quyền khiếu nại là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm.
Điều luật quy định, nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết, có nghĩa là nếu sự vụ không cho phép khởi tố vụ án hình sự và cơ quan, đơn vị, người có quyền khởi tố thấy rằng có dấu hiệu của vi phạm pháp luật, nhưng không phải là vi phạm pháp luật hình sự, hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà xét cần xử lí bằng các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm giữ nghiêm pháp chế thì chuyển hồ sơ cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giải quyết. Cơ quan, tổ chức hữu quan nói trong điều luật là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định các hình thức xử lý hành chính, vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác đối với người có hành vi vi phạm.
– Căn cứ vào những quy định tại Điều luật và khoản 4 của Điều 145, thì Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong phạm vi 24 giờ kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Điều luật quy định cơ quan đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải gửi kèm theo Quyết định không khởi tố các tài liệu liên quan đến việc không khởi tố vụ án hình sự cho Viện kiểm sát để giám sát việc chấp hành pháp luật. Trong trường hợp. quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan này không đủ căn cứ pháp lý thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, căn cứ vào khoản 1, Điều 153 của Bộ luật tố tụng hình sự, hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Trong quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải nêu rõ lí do không khởi tố hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.
>> Xem thêm: Đối tượng tác động của tội phạm ? Phân biệt với khách thể của tội phạm ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Trường hợp nào được hoãn thi hành án hình sự ?
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group
>> Xem thêm: Điều kiện được hưởng án treo theo quy định mới nhất của luật hình sự ?