Tôi có thuê nhà xưởng của ông T để làm cơ khí, có hợp đồng thuê (không công chứng ). Do làm ăn thua lỗ tôi nợ tiền thuê đến 300 triệu . Ông T tiến hành niêm phong xưởng để thanh lý tài sản trả nợ. Tôi đồng ý. Sau khi niêm phong 10 ngày, tôi có kêu một người bạn (ông H) đến bán tất cả tài sản bên trong nhà xưởng để trả nợ cho ông T. Ông H đồng ý mua với giá 300 triệu (vừa đủ số tiền trả nợ cho ông T). Tôi đồng ý. Theo thỏa thuận ông H trả tiền trực tiếp cho ông T. Ông T đồng ý sau đó ông H làm cam kết (với danh nghĩa đại diện cho công ty của ông H) trả số tiền trên cho ông T và họ ký hợp đồng thuê nhà xưởng. Ông T đã mở niêm phong nhà xưởng cho ông H lấy tất cả tài sản bên trong nhà xưởng, không có mặt tôi, cũng không có biên bản gì. Nay ông H đã trốn (không trả cho ông T đồng nào). Ông T quay ngược lại yêu cầu tôi trả số tiền 300 triệu . Hỏi: Ông T yêu cầu như thế có đúng không? Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự công ty luật LVN Group.

Rắc rối gặp phải khi chuyển giao nghĩa vụ trả nợ ?

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi : 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005

Nội dung trả lời:

Việc ông H đã đồng ý trả nợ thay cho bạn, đã có thoả thuận bằng miệng, và ông H cũng đã kí kết hợp đồng với ông T, như vậy nghĩa vụ dân sự đã được chuyển giao từ bạn sang ông H.

Bộ luật dân sự quy định về chuyển giao nghĩa vụ dân sự như sau:

Điều 315. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

Điều 316. Hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự  

1. Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Như vậy, việc chuyển giao nghĩa vụ bằng miệng giữa bạn và ông H là hợp pháp. Hơn nữa ông T cũng biết điều này và đã làm cam kết với ông H. Hiện tại bạn không còn trách nhiệm gì với ông T nữa nên ông T cũng không có quyền yêu cầu bạn trả số tiền 300 triệu. Việc ông H bỏ trốn thì ông T có thể khởi kiện ra toà án yêu cầu điều tra và truy tìm tung tích ông H. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật  và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.