Khi chủ nghĩa Trọng thương bắt đầu được làm sáng tỏ dần vào cuối thế kỷ 16, nhiều tác giả thức tỉnh dự đoán thời đại chủ nghĩa Tư bản đang đến với sự tập trung tri thức và thực tế của chủ nghĩa này đối với hoạt động thị trường tự do. Hai nhân vật nổi bật trong thời kỳ quá độ này là Sir William Petty (1623-1687) và Richard Cantillon (16807-1734), cả hai đều là người gốc Ireland. Cantillon sau cùng trở thành công dân Pháp, nơi đây tư tưởng của ông tạo ra ảnh hưởng đối với một nhóm các nhà kinh tế học quan trọng gọi là người theo phái Trọng nông, trong khi Petty vẫn ở lại nước Anh, cứ luôn đi đi lại lại giữa Ireland và Anh.

Petty và Cantillon là những nhân vật trong thời kỳ quá độ: trong kỷ nguyên Trọng thương và trong giai đoạn chủ nghĩa Tự do. Vì thế tác phẩm kinh tế của họ đều có sự pha trộn giữa các yếu tố chủ nghĩa Tự do và Trọng thương, nhất là về vấn đề tiền tệ, chủ đề nhạy cảm nhất của phái Trọng thương. Những người theo phái Trọng nông sau Petty và Cantillon đều chịu nhiều ảnh hưởng của họ, đại diện cho sự bắt đầu của thời kỳ chủ nghĩa Tự do. Tư tưởng của họ cấu thành một sự phủ nhận chủ nghĩa Trọng thương mạnh mẽ.

1. Vài nét về cuộc đời Richard Cantillon

Trong khi các chi tiết liên quan đến cuộc đời của Richard Cantillon rất hiếm, người ta cho rằng ông sinh ra vào khoảng những năm 1680 tại County Kerry , Ireland. Ông là con trai của chủ sở hữu đất đai Richard Cantillon của Ballyheigue . Khoảng giữa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 18, Cantillon chuyển đến Pháp, nơi ông nhập quốc tịch Pháp. Đến năm 1711, Cantillon làm việc cho Đại tướng James Brydges người Anh , tại Tây Ban Nha, nơi ông tổ chức các khoản thanh toán cho các tù binh Anh trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha . Cantillon ở lại Tây Ban Nha cho đến năm 1714, trau dồi một số mối quan hệ kinh doanh và chính trị, trước khi trở về Paris. Cantillon sau đó tham gia vào ngành ngân hàng làm việc cho một người anh họ, lúc đó là phóng viên trưởng chi nhánh Paris của một ngân hàng gia đình. Hai năm sau, phần lớn nhờ sự hỗ trợ tài chính của James Brydges, Cantillon đã mua lại từ người anh em họ của mình và đạt được quyền sở hữu ngân hàng. Với các mối quan hệ tài chính và chính trị mà Cantillon có thể đạt được cả thông qua gia đình của mình và thông qua James Brydges, Cantillon đã chứng tỏ là một chủ ngân hàng khá thành công, chuyên chuyển tiền giữa Paris và London. Tuy nhiên, thành công của ông đã phải trả giá đắt cho những con nợ, những người đã truy đuổi ông bằng các vụ kiện, tội hình sự và thậm chí cả âm mưu giết người cho đến khi ông qua đời vào năm 1734.

Essai vẫn là đóng góp duy nhất còn sót lại của Cantillon cho kinh tế học. Nó được viết vào khoảng năm 1730 và lưu hành rộng rãi dưới dạng bản thảo, nhưng mãi đến năm 1755 mới được xuất bản. Tác phẩm của ông đã được Gaspar Melchor de Jovellanos dịch sang tiếng Tây Ban Nha , có lẽ vào cuối những năm 1770, và được coi là cách đọc cần thiết cho kinh tế chính trị. Mặc dù có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển ban đầu của trường phái tư tưởng vật lý và cổ điển , Essai phần lớn bị lãng quên cho đến khi được Jevons khám phá lại vào cuối thế kỷ 19. Cantillon bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của ông khi còn là một chủ ngân hàng, và đặc biệt là bởi bong bóng đầu cơ của John Law’s Mississippi Company. Ông cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các nhà kinh tế học trước đó, đặc biệt là William Petty .

Essai được coi là chuyên luận hoàn chỉnh đầu tiên về kinh tế học, với nhiều đóng góp cho ngành khoa học. Những đóng góp này bao gồm: phương pháp luận nhân quả , lý thuyết tiền tệ, quan niệm của ông về doanh nhân là người chấp nhận rủi ro và sự phát triển của kinh tế học không gian. Essai của Cantillon có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển ban đầu của kinh tế chính trị, bao gồm các tác phẩm của Adam Smith , Anne Turgot, Jean-Baptiste Say , Frédéric Bastiat và François Quesnay.

2. Tác phẩm Essai của Cantillon

Năm 1755, một quyển sách đáng lưu ý được xuất bản một cách kỳ lạ. Có lẽ xuất bản ở Paris, nhưng lại ghi tên một hiệu sách ở London xuất bản đã đóng cửa từ lâu. Quyển sách này có tựa đề Essai sur la na-ture du commerce en general, do Richard Cantillon, một chủ ngân hàng ở Paris và cũng là thương nhân London có gốc Ireland, biên soạn cách đó hai thập niên. Năm sinh chính xác của Cantillon cũng như những sự kiện quan trọng khác về cuộc đời ông vẫn chưa rõ, mặc dù cái chết của ông năm 1734 thật sự đã gây xôn xao dư luận. Ông bị một người hầu (đã bị cho nghỉ việc) nổi lửa đốt nhà ông nhằm phi tang dấu vết trong khi ông đang ngủ. Vì thế kinh tế học bị mất đi một nhân vật tiền cổ điển có năng lực.

Essai của Cantillon miêu tả tình trạng nghệ thuật kinh tế trước Adam Smith. Chuyên luận này giải thích rất rành mạch và tầm nhìn sáng suốt, không bị lu mờ qua thời gian.

3. Những đóng góp của Cantillon

Không như Boisguilbert nghiên cứu các vấn đề kinh tế cụ thể, Cantillon có dụng ý khám phá những nguyên tắc cơ bản. Bản liệt kê những mục cần kiểm tra những đóng góp ban đầu của Cantillon đối với kinh tế học dùng làm nền tảng cho đóng góp quan trọng của ông. Ông là người đầu tiên:

– Xem sự tăng dân số là bộ phận không thể tách rời của tiến trình kinh tế

– Phát triển giải thích kinh tế về địa điểm thành phố và nơi sản xuất

– Phân biệt giữa giá thị trườnggiá bản chất (nghĩa là giá cân bằng), chứng minh hai giá này hội tụ ra sao qua thời gian

– Chứng minh thay đổi về tốc độ ngang bằng với thay đổi kho dự trữ tiền

– Lần theo những tuyến thay đổi kho dự trữ tiền tệ ảnh hưởng đến giá cả

– Mô tả cơ chế điều chỉnh giá trong ngoại thương

– Phân tích dòng chảy thu nhập giữa các bộ phận chính của nền kinh tế

Bảng liệt kê này thật ấn tượng, nhưng nó không thể giải thích được toàn bộ tính chất độc đáo của Cantillon so với các nhà kinh tế học thế kỷ 18. Điều khiến ông hơn hẳn những người Trọng thương sau này là đưa ra suy nghĩ kiểu Newton biểu hiện qua hầu như từng trang trong Essai. Cantillon nghĩ về kinh tế như Newton nghĩ về vũ trụ – như một tổng thể có mối liên hệ với nhau hình thành từ những bộ phận chức năng duy lý. Đối với Cantillon, điều này có nghĩa nền kinh tế luôn điều chỉnh những thay đổi cơ bản về dân số, sản xuất, khuynh hướng, v.v… Động cơ của tiến trình điều chỉnh này là sự theo đuổi lợi nhuận tư lợi. Trong nền kinh tế của Cantinllon, chính nguyên tắc sau cùng này thay cho “nguyên tắc vạn vật hấp dẫn” của Newton (nghĩa là trọng lực).

4. Essai “chiếc nôi của kinh tế chính trị học”

Mặc dù tuyệt tác của Cantillon chủ yếu xoay quanh bối cảnh nước Pháp và nước Anh trước khi xuất bản bị lần lữa vào năm 1755, sau này bị quên lãng. Gần đến cuối thế kỷ 19, người ta mới thừa nhận và đánh giá đúng toàn bộ nội dung quyển sách. Chính lúc ấy William Stanley Jevons, bản thân ông là nhà kinh tế học Tân cổ Điển xuất sắc mới phát hiện ra Cantillon. Lúc mới đọc qua lần đầu, Jevons gọi Essai là “chiếc nôi của kinh tế chính trị học”. Phản ánh di sản của Cantillon và tính chất tiên phong trong phân tích kinh tế của ông, Jevons thêm rằng “chuyên luận hệ thống đầu tiên về kinh tế học có lẽ do một chủ ngân hàng mang tên bằng tiếng Tây Ban Nha soạn thảo, ông sinh ra trong một gia đình Ireland thuộc Hạt Kerry, chúng ta chưa rõ ông được nuôi dưỡng ở đâu. Ông kinh doanh ở Paris, nhưng chắc chắn bị mưu sát ở phố Albermarle [London]” (xem Essai, trang 360).

5. Ảnh hưởng của Cantillon đến các nhà kinh tế học

Mặc dù tác phẩm của Cantillon để lộ một số quan tâm đến các vấn đề Trọng thương truyền thống, nhưng mang tính chất điển hình hơn thời kỳ tự do trong kinh tế học chính thức bắt đầu với Adam Smith sau đó hàng thập niên. Cantillon quen thuộc với tác phẩm của những tác giả người Anh kiệt xuất như Sir William Petty và John Locke, những ảnh hưởng trực tiếp của ông là đối với các nhà kinh tế học người Pháp vào thế kỷ 18. Ảnh hưởng “đều khắp” của ông có thể còn nhiều hơn, có lẽ trải rộng đến Jevons và những nhà kinh tế học Tân – Áo thời nay (xem Chương 21). Trong chương này, chúng ta nhấn mạnh đến ba chủ đề chính trong tác phẩm của Cantillon: (1) quan điểm của ông về thị trường và hoạt động thị trường, (2) vai trò quyết định và tầm quan trọng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế, và (3) ảnh hưởng đến nền kinh tế vì những thay đổi trong sự cung cấp tiền tệ tổng hợp.

6. Phương pháp luận của Cantillon trong Essai

Tác phẩm Essai của Cantillon được viết bằng một phương pháp luận nhân quả đặc biệt, điều này đã tách Cantillon ra khỏi những người theo phái trọng thương. Essai được ghép với từ “tự nhiên”, trong trường hợp luận thuyết của Cantillon có nghĩa là ngụ ý mối quan hệ nhân quả giữa các hành động kinh tế và các hiện tượng tiềm ẩn (tức là nguyên nhân) của chúng. Nhà kinh tế học Murray Rothbard ghi nhận Cantillon là một trong những nhà lý thuyết đầu tiên cô lập các hiện tượng kinh tế bằng các mô hình đơn giản, nơi các biến số không thể kiểm soát được có thể được sửa chữa. Cantillon thường xuyên sử dụng khái niệm ceteris paribus trong tác phẩm Essai nhưng một nỗ lực để bỏ qua các biến độc lập. Hơn nữa, ông được cho là đã sử dụng một phương pháp luận tương tự như phương pháp luận của Carl Menger, bằng cách suy luận các hiện tượng phức tạp từ những quan sát đơn giản.

Phương pháp luận nhân quả đã dẫn đến một phương pháp tiếp cận khoa học kinh tế tương đối phi giá trị, trong đó Cantillon không quan tâm đến giá trị của bất kỳ hành động hoặc hiện tượng kinh tế cụ thể nào, thay vì tập trung vào việc giải thích các mối quan hệ. Điều này khiến Cantillon tách biệt khoa học kinh tế khỏi chính trị và đạo đức ở một mức độ lớn hơn so với các nhà văn theo chủ nghĩa trọng thương trước đây. Điều này đã dẫn đến các tranh chấp về việc liệu Cantillon có thể được coi là một người theo phái trọng thương hay một trong những người phủ nhận chủ nghĩa trọng thương. Có nhiều người cho rằng, trong một số những trường hợp Cantillon đã ủng hộ một số chính sách trọng thương.Tuy nhiên, ông đã đưa ra một phân tích trung lập bằng cách nêu rõ những hạn chế có thể có của các chính sách trọng thương.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)