Tòa án nhân dân Thành phố H. đã tuyên một hợp đồng mua bán cổ phần vô hiệu. Cụ thể, nguyên đơn (sau đây gọi tắt là A) mua cổ phần của một cổ đông ở một công ty cổ phần (gọi tắt là B), chiếm tỳ lệ 30% cổ phần phổ thông với giá 800 triệu đồng. Sau khi ký hợp đồng, A giao cho ……..
1. Rủi ro từ việc nhận chuyển nhượng cổ phần cổ phần từ công ty niêm yết
Tòa án nhân dân Thành phố H. đã tuyên một hợp đồng mua bán cổ phần vô hiệu. Cụ thể, nguyên đơn (sau đây gọi tắt là A) mua cổ phần của một cổ đông ở một công ty cổ phần (gọi tắt là B), chiếm tỳ lệ 30% cổ phần phổ thông với giá 800 triệu đồng. Sau khi ký hợp đồng, A giao cho B 600 triệu đồng, A sẽ thanh toán số tiền còn lại sau khi đã làm thủ tục sang tên.
Tuy nhiên, sau đó A không thấy B cũng như phía công ty đề cập gì đến việc sang tên cổ phần. Do vậy, A yêu cầu B nếu không sang tên được thì trả lại tiền.
B cho hay đã liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, B được hướng dẫn là do thành lập hơn ba năm nên không phải chỉnh lại danh sách cổ đông sáng lập. Công ty chỉ cần thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở cấp sổ cổ đông cho cổ đông mới là được. Nhưng vì lúc này A chưa thanh toán hết tiền nên công ty không thể thực hiện việc cấp sổ cổ đông choA.
Tòa án nhân dân Thành phố H. nhận định hợp đồng không được thực hiện đầy đủ là do hai bên đương sự lẫn phía công ty A không thanh toán hết số tiền theo hợp đồng, còn B thì không kết hợp với công ty tiến hành thủ tục đăng ký theo luật định. Từ đó, tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng trên là vô hiệu, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên, A trả lại cho B 600 triệu đồng.
Trên thực tế, vấn đề không phải như vậy.
Mô hình công ty cổ phần lúc ban đầu được xác định là một kênh huy động vốn hữu hiệu. Muốn người ta mạnh dạn đầu tư, pháp luật phải bảo đảm bằng những cơ chế để nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ quá trình đầu tư đó. Cơ chế đó chính là cơ chế tự do chuyển nhượng cổ phần. Theo đó, khi giá cổ phiếu tăng cao, nhà đầu tư có thể bán cho người có nhu cầu mua để hưởng chênh lệch. Đó cũng là sự khác biệt căn bản giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn . Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả chỉ bàn về cơ chế chuyển nhượng cổ phần trong các công ty chưa niêm yết. Đối với chuyển nhượng cổ phần trong công ty niêm yết, nguyên tắc căn bản thì vẫn thế, nhưng có một vài thay đổi, sẽ không được đề cập.
Nguyên tắc này được ghi nhận một cách đầy đủ trong Luật doanh nghiệp năm 205. Theo đó, cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ hai ngoại lệ: (i) Cổ phần ưu đãi biểu quyết cấm không được chuyển nhượng và (ii) cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu khỉ cồng ty được thành lập chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông (điểm d khoản 1 Điều 79 và khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp năm 205).
Áp dụng trong tình huống được đề cập, B chuyển nhượng cổ phần cho A, nhưng không thuộc hai trường họp trên. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 205 thì hành vi chuyển nhượng này là hợp pháp. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 205 cũng quy định: “Cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó” (khoản 4 Điều 86 Luật doanh nghiệp năm 205). Đây là cơ sở để Tòa án tuyên giao dịch chuyển nhượng cổ phần này là vô hiệu.
Để xác định giá trị pháp lý của giao dịch chuyển nhượng 30% cổ phần phổ thông được đề cập, cần phải hiểu mục đích của quy định này. Theo quy định của khoản 4 Điều 87 Luật doanh nghiệp năm 205: “Sau khi cổ phần được bản, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty cỏ thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu”. Ý nghĩa của sổ đăng ký cổ đông chính là bằng chứng ghi nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông trong trường hợp công ty bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Xét về mặt quy trình, cổ đông bắt buộc phải thanh toán xong cho công ty, đến lượt mình công ty phải ghi tên cổ đông vào sổ đăng ký. Như vậy, các doanh nghiệp hoạt động luôn đặt dưới sự quản lý nhà nước. Do vậy mới có quy định là cồ đông sở hữu từ 5% tổng sổ cổ phần trờ lên phải được đăng kỷ với cơ quan đăng ký kỉnh doanh; Việc đăng ký với cơ quan nhà nước chỉ xảy ra sau khi đã xác lập quyền sở hữu.
Trong tình huống này, cái mà B trao cho A để nhận khoản tiền 800 triệu đồng chính là các quyền của B trong công ty. Do đó, mối quan hệ này bàn chất không ảnh hưởng đến công ty. Do vậy, công ty không có quyền chấp thuận hoặc ngăn cản việc chuyển nhượng. Nếu các bên đã hoàn thành nghĩa
vụ với nhau, thì công ty phải có nghĩa vụ thay đổi tên của B thành tên của A trong sổ đăng ký cổ đông. Đồng thời, chỉ khi nào giao dịch này hoàn tất, A đã có quyền sở hữu 30% cổ phần nói trên thì mới phát sinh chuyện đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Với các phân tích trên, việc Tòa án dựa vào quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật doanh nghiệp năm 205 tuyên hợp đồng này vô hiệu là chưa thỏa đáng.
Khuyến nghị
Việc mua cổ phần ở công ty chưa niêm yết như trong tình huống nêu trên tiềm ẩn rủi ro xuất phát từ quan niệm cứng nhắc về việc đăng ký sở hữu đối với các cổ đông sở hữu cổ phần lớn. Do vậy, nhằm quản trị rủi ro ngay từ đầu, các bên nến tiến hành việc ký kết hợp đồng dựa trên cơ sở có xác nhận của đại diện công ty. Điều này sẽ giúp bên mua dễ dàng yêu cầu công ty cập nhật thông tin của mình vào sổ đăng ký cổ đông cũng như đăng ký biến động thông tin cổ đồng lớn với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Qua đó loại trừ khả năng công ty từ chối thực hiện nghĩa vụ cập nhật thông tin với lý do công ty không biết việc chuyền nhượng.
Theo nguồn: Phạm Hoài Huấn: Rủi ro từ việc nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty chưa niêm yết, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 19-9-2013.
2. Bán công ty giá 1USD có trái luật?
Gần đây, báo chí xôn xao chuyện một công ty chỉ bỏ ra 1 USD để mua một công ty khác nợ triệu USD. Thương vụ mua bán một doanh nghiệp vốn thuộc top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Việt Nam với giá chỉ 1 USD tại H.p được mô tả là “hiện tượng xưa nay chưa từng có”. vẫn có nhiều ý kiến quan ngại về việc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ khi mà công ty mua (sau đây tạm gọi là công ty A) có vốn điều lệ chi vài tỷ đồng.
Các vẩn đề đặt ra:
– Quyền của cồ đông khi góp vốn vào công ty
– Trách nhiệm của công ty hay của cổ đông
Trách nhiệm của công ty hay của cổ đông?
Cổ nhân có câu “có gan làm giàu” để phần nào nói lên sự khắc nghiệt của thương trường. Việc kinh doanh luôn bao hàm sự rủi ro. Đành rằng, làm ăn thành công thì sẽ giàu có, nhưng nếu thất bại thì sao? Ắt hẳn sẽ khánh tận. Vì vậy, có nhiều người sẽ do dự không dám kinh doanh. Một xã hội mà không có doanh nhân, không có trao đổi, mua bán thì không phát triển được! Vì lẽ đó, Nhà nước quy định chế độ trách nhiệm hữu hạn để khuyến khích người ta kinh doanh. Bản chất là bảo vệ các doanh nhân trước các rủi ro khánh tận. Nói cho dễ hiểu là: doanh nhân cứ kinh doanh, nếu ông bị rủi ro, tối đa lắm là chỉ mất tài sản mà ông đầu tư vào kinh doanh mà thôi, không cần biết là giá trị khoản nợ là bao nhiêu.
Cách làm như sau: Ông A có một khối tài sản. Ông A thành lập công ty X. Quan hệ giữa doanh nhân A và công ty X như cha mẹ với đứa con đã trưởng thành. Cha mẹ cho đứa con một món tiền để đứa con này có vốn, ra ở riêng. Lúc này, cha mẹ cứ ở nhà mà hưởng tuổi già, không lo lắng gì cho đứa con nữa. Vì nó đã có tiền, nó muốn làm gì thì làm. Đi mua bán, giao dịch nó phải nhân danh mình. Khi đã làm mọi việc bằng danh tính của mình, nếu đứa con khôn ngoan, nó sẽ có nhiều tiền. Nếu làm không thành công, người ngoài sẽ níu áo đứa con mà đòi nợ. Đứa con trả hết tiền mà cha mẹ cho thì thôi, vì không còn gì mà trả. Chủ nợ không thể đòi cha mẹ được, vì nó làm ãn bằng danh tính của nó, nó đã ra riêng, cha mẹ không chịu trách nhiệm.
Tương tự, khi thành lập công ty, doanh nhân A phải xác định tiền đưa vào kinh doanh là bao nhiêu, tiền để ở nhà dùng là bao nhiêu. Ngôn ngữ luật gọi là phân tách tài sản. Tài sản mà ông này kinh doanh được chuyển tên chù sở hữu cho công ty X. Công ty X này dùng tài sản đó kinh doanh. Từ chỗ chỉ có một doanh nhân A với một khối tài sản, lúc này đã thành ra hai người (ông A và công ty X) với hai khối tài sản. Tài sản của ông A là để ông tiêu dùng, tài sản của công ty X là để kinh doanh.
Khi đã phân tách như thế, “ai làm nấy chịu”. Doanh nhân A có thiếu tiền xài, cũng không lấy tài sản của công ty X được. Ngược lại, công ty X làm ăn mà có nợ, thì tự lấy tài sản của mình mà trả. Như vậy, chúng ta thấy công ty phải tự trả nợ của mình. Doanh nhân A không có liên quan.
cổ đông được gì?
Nếu chỉ dừng lại ở đây, thì quả là thiếu sót lớn. Vì có người sẽ hỏi: “Doanh nhân A vì lý do gì mà phải tự phân tách tài sản như thế?”. Câu trả lời đơn giản lắm: lợi nhuận. Cách thức là nếu công ty này làm ăn có lời, doanh nhân A sẽ… lấy hết! (tất nhiên sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ với các bên có liên quan). Đó cũng chính là động lực để ông A phải “cho” công ty X, để công ty này “ra riêng”. Mặt khác, công ty X không phải là một con người thực sự mà chỉ là một khái niệm do pháp luật tạo ra (pháp nhân). Do vậy, muốn kiếm lời, ông A phải tham gia điều khiển công ty X.
Như vậy, có thể kết luận, cổ đông công ty khi thành lập công ty, bắt buộc phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty. Nói nôm na là mất quyền sở hữu đối với khối tài sản. Đổi lại, cổ đông sẽ được quyền hưởng lợi nhuận và quyền quản trị.
Bán công ty là bán gì?
Doanh nhân A không muốn kinh doanh nữa, ông có thể bán công ty cho doanh nhân B. ông A nói: “Tồi có đứa con là công ty X. Nó rất ngoan. Làm có bao nhiều tiền lời, nó cũng đều đưa tôi cả mà không có giữ lại. Lủc trước tôi cho nó X đồng. Giờ ông có muốn lẩy tiền lời của công ty X không? Nếu có thì ông trả lại X đồng cho tôi, rồi ông thay tôi mà hưởng lợi nhuận”. Như vậy ta thấy, bản chất là ông A bán cho ông B các quyền lợi của mình tại công ty. Để có các quyền lợi này, ông A đã phải đầu tư. Nay, ông B muốn có các quyền này, thì trả lại khoản đầu tư cho ông A. Chuyện này không liên quan gì đến tài sản của công ty X.
3. Cân đối giữa cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết?
Đối với cổ đông sáng lập, loại cổ phần này giúp họ có thể chi phối công ty ngay cả khi không có tỷ lệ vốn cổ phần chi phối. Chẳng hạn, các cổ đông sáng lập muốn thành lập công ty cổ phần với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng chia thành 1 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng. Họ chỉ có thể cùng nhau đầu tư để nắm giữ một tỷ lệ vốn cổ phần khoảng 40% nhưng lại muốn có khả năng chi phối công ty. Họ có thể chọn một cấu trúc vốn như sau: 70% vốn cổ phần là cổ phần phổ thông, trong đó họ nắm giữ 20% (20 X 70 : 100 = 14% [trong tổng vốn điều lệ]); 30% vốn cổ phần là cổ phần ưu đãi biểu quyết với 2 phiếu biểu quyết mỗi cổ phần do họ nắm giữ. Như vậy với vốn cổ phần của mình trong vốn điều lệ bằng 44%, các cổ đông sáng lập có tỷ lệ phiếu biểu quyết là 74/56 và có thể chi phối công ty.
Đối với Nhà nước, loại cổ phần này đặc biệt phù hợp với trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, theo đó Nhà nước muốn bán phần lớn cổ phần, nhưng vẫn giữ quyền chi phối công ty . Tương tự như ví dụ trên, Nhà nước chi cần nắm giữ một tỷ lệ vốn cổ phần thấp hơn 50% nhưng vẫn có khả năng chi phối để định hướng một công ty cổ phần hoạt động trong một lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ vốn cổ phần lớn hơn dành để bán cho người lao động, người quản lý công ty và gọi vốn từ bên ngoài, là một biện pháp để thực hiện tốt chính sách xã hội hóa sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
Tuy nhiên, các cổ đông phổ thông khác chỉ chấp nhận “thiệt thòi” đó nếu họ tin tưởng vào triển vọng phát triển của công ty. Việc phát hành loại cổ phần này vì vậy không dễ dàng. Chỉ có một số ít công ty cổ phần có thể làm được điều này hoặc chỉ một số ít trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thể áp dụng việc phát hành loại cổ phần này.
4. Số phiếu biểu quyết mới đúng?
Trong một bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 40-2011, tác giả dẫn một tranh chấp liên quan đến quyền biểu quyết của cổ đông: Một công ty cổ phần có 10 cổ đông. Trong đó có 8 cổ đông nắm giữ 70% cổ phần phổ thông và 2 cổ đông còn lại nắm giữ 30% cổ phần phổ thông. Đại hội đồng cổ đông của công ty thông qua quyết định, trong đó tám thành viền tản thành, hai thành viên (đang nắm giữ 30% cổ phần phổ thông) không có ý kiến.
Có quan điểm cho rằng quyết định này không có giá trị pháp lý vì những người biểu quyết thông qua quyết định chi nắm giữ 70% cổ phần có quyền biểu quyết Trong khi ý kiến của nhóm cổ đông khác thì cho rằng công ty có 10 cổ đông, 8 cổ đông biểu quyết thông qua. Theo khoản 5 Điều 104 Luật doanh nghiệp năm 205, “Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ỷ kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được so cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”. 8/10 người thông qua, nên Nghị quyết này là hợp pháp.
Quan điểm của tác giả, khoản 5 Điều 104 Luật doanh nghiệp năm 205 quy định chưa được rõ ràng, cần sừa quy định này thành: “Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đọi hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần cỏ quyền biểu quyết của các cổ đông hiện hữu chấp thuận, tỳ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”.
Theo nguồn: Phạm Hoài Huấn: số phiếu biểu quyết mới đúng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 41/2011.
5. Cổ đông “chối từ” tân giám đốc ?
Công ty cổ phần khách sạn du lịch Bạch Đằng do ồng p là Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông L là Giám đốc.
Tuy vậy, ồng L đã làm Giám đốc của công ty này trong một thời gian dài kể từ khi công ty chưa cổ phần hóa (Công ty khách sạn du lịch Bạch Đằng, tiền thân của Công ty cổ phần khách sạn du lịch Bạch Đằng sau này – giai đoạn từ 1994 đến 2004). Trong thời gian ấy, dù có vị trí kinh doanh khách sạn đẹp nhất nhì Hải Phòng nhưng công ty do ông L làm Giám đốc vẫn lập kỷ lục… lỗ 10 năm liên tục! Do vậy, nhiều lao động đã nghỉ việc hoặc tìm việc khác. Những người ở lại thì luôn nghi ngờ năng lực của vị Giám đốc.
Vì lý do ấy khi cổ phần hóa, người lao động cũng không tha thiết. Nhiều lao động đã bán số cổ phần của họ cho những nhà đầu tư khác, trong đó có ông p và ông L nhưng họ vẫn không bỏ phiếu cho ông L. Kêt quả là ông L – dù mua được cổ phần của nhiều cổ đông – đã không trúng cử để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị. Mà người được bầu vào chức danh này lại là ông p, nguyên Phó Giám đốc công ty.
Ngày 02-7-2005, một nhóm cổ đông của công ty cổ phần khách sạn du lịch Bạch Đằng – trong đó có gia đình ông L – đã tự tổ chức một Đại hội cổ đông bất thường. Nghị quyết của đại hội bất thường này đã “phế truất” Hội đồng quàn trị do ông p làm Chù tịch và bầu một Hội đồng quản trị mới. Hội đồng quản trị này sau đó đã bầu ông L làm Chủ tịch. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường do số cổ đông đại diện cho 53,4% vốn điều lệ của công ty thông qua.
Hội đồng quản trị do ông p làm Chủ tịch đã không thừa nhận tính hợp pháp cùa nghị quyết của đại hội bất thường, từ chối bàn giao quyền lực công ty cho ông L. Đồng thời, Hội đồng quản trị do ông p làm Chủ tịch đã xuất trình một văn bản ủng hộ Hội đồng quản trị có chữ ký các cổ đông đại diện cho 54,3% vốn điều lệ công ty.
Ngày 10-6-2006, ông L cho dán thông báo dừng kinh doanh trước cửa Công ty cổ phần khách sạn du lịch Bạch Đằng. Nội dung: do Hội đồng quản trị cũ không bàn giao con dấu pháp nhân nên công ty ngừng kinh doanh đến khi có con dấu mới.
Theo nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 15-6-2006.