Sự hình thành, phát triển của sở hữu ?
Con người với tính cách là một thực thể xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có những cơ sở vật chất nhất định. Ngay từ thời kì sơ khai của xã hội loài người, ý thức về xã hội, về cộng đồng còn hạn chế nhưng người nguyên thủy đã biết chiếm giữ hoa quả tự nhiên, chim thú săn bắt được, những công cụ lao động giản đơn để phục vụ cho nhu cầu của mình. Sở hữu được hiểu chính là việc chiếm hữu những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (ngày nay còn gồm cả những tư liệu sản xuất) của xã hội loài người. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu lịch sử, xã hội, triết học… đều đã thống nhất rằng “sở hữu” là một “phạm trù kinh tế” mang yếu tố khách quan xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, ở thời kì bình minh của lịch sử xã hội loài người “chưa có sự phân biệt rõ rệt về khái niệm “sở hữu” đối với tư liệu sản xuất và sức lao động”.
Mặt khác, con người muốn tồn tại phải thông qua các mối quan hệ xã hội, tức là họ phải sống trong sự liên hệ với xã hội và cộng đồng. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu và sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội là quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu phản ánh sự chiếm giữ các tư liệu sản xuất, các vật phẩm tiêu dùng giữa người này với người khác, giữa tập đoàn này với tập đoàn khác, giữa giai cấp này với giai cấp khác trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Trên cơ sở phân tích các hình thái kinh tế-xã hội, C.Mác đã chỉ ra rằng bất cứ nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định. Vì vậy, sở hữu là một phạm trù kinh tế.
Tuỳ thuộc vào bản chất của mỗi chế độ sẽ có một chế độ sở hữu cùng với những quan hệ sở hữu thích hợp, tương ứng với chế độ xã hội đó.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do tính chất cộng đồng xã hội cao nên cuộc sống của mỗi cá nhân hầu như hoàn toàn “hoà tan” vào trong cuộc sống cộng đồng. Vì vậy, đã tồn tại chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Trong xã hội cổ sơ này, con người đã bắt đầu chiếm giữ và làm chủ các đôi tượng của tự nhiên, hoa quả hái lượm, thú rừng săn bắt được, các sản phẩm cây trồng… Với nền sản xuất và tổ chức xã hội giản đơn nên sở hữu trong thòi kì nguyên thủy chỉ là một khái niệm để phản ánh mối quan hệ giữa con người với nhau trong việc chiếm giữ những vật phẩm của tự nhiên mà họ thu giữ được.
Qua quá trình lao động sản xuất với những kinh nghiệm đã tích luỹ được, trình độ lao động của con người dần dần được nâng cao. Cùng với sự phân công lao động xã hội, chăn nuôi và ttồng trọt ngày càng phát triển, nâng suất lao động được nâng dần lên và xuất hiện sự dư thừa sản phẩm. Do năng suất lao động ngày càng cao, hàng hoá trao đổi ngày càng rộng rãi đã làm cho lượng của cải trong xã hội tăng nhanh. Trong xã hội và trong nhiều gia đình đã bắt đầu có tích lũy.
Quá trình phân hoá tài sản bắt đầu hình thành và dẫn đến kẻ giàu, người nghèo trong xã hội. Những người có quyền hành trong các thị tộc, bộ lạc tìm mọi thủ đoạn để chiếm đoạt số của cải dư thừa đó làm của riêng. Tính chất cộng đồng của xã hội dần dần bị phá vỡ. Quan hệ bóc lột xuất hiện và trong xã hội đã có sự phân chia đẳng cấp. Xã hội cộng sản nguyên thủy bị tan rã.
Mâu thuẫn giữa những người bị áp bức bóc lột và những kè áp bức bóc lột ngày càng quyết liệt và không thể điều hoà được. Sự phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc. Nhằm bảo vệ lợi ích của mình và để duy trì xã hội trong một ttật tự có lợi cho mình, giai cấp áp bức bóc lột với một tỉ lệ ít trong xã hội thấy cần phải có một bộ máy bạo lực để đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị áp bức bóc lột. Từ đây xã hội phân chia thành các giai cấp đối lập nhau và xuất hiện nhà nước.
Khi xã hội đã phân chia thành giai cấp thì vấn đề sở hữu có một vai trò rất quan trọng trong việc khẳng định địa vị của mỗi giai cấp trong xã hội. Giai cấp nào sở hữu những tư liệu sản xuất sẽ chiếm địa vị đặc biệt trong xã hội và trở thành những kẻ (người) có quyền quyết định vận mệnh của số đông người lao động; tổ chức sản xuất và phân phối các lợi ích vật chất trong xã hội theo ý chí của mình, làm cho các giai cấp khác phải lệ thuộc vào giai cấp mình. Vì vậy, giai cấp nắm tư liệu sản xuất trong tay sẽ là giai cấp quyết định chế độ xã hội, là giai cấp nắm quyền thống trị về chính trị và tư tưởng đối với xã hội.
Toàn bộ những quan hệ sở hữu chủ yếu trong một xã hội hợp thành chế độ sở hữu của xã hội đó; mặt khác, mỗi một nhóm quan hệ sở hữu có cùng tính chất lại tạo thành một hình thức sở hữu. Do vậy, chúng ta thấy rằng tương ứng với mỗi phương thức sản xuất có một chế độ sở hữu thích ứng phù hợp với phương thức sản xuất đó và hình thái kinh tế-xã hội đó. Mỗi chế độ sở hữu có thể tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các hình thức sở hữu này có vai trò và vị trí khác nhau như thể nào là tuỳ thuộc vào tính chất của từng chế độ xã hội.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự sở hữu, quyền sở hữu tài sản… cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group