Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hình sự của Công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn luật hình sự gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
– Bộ luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009 )
2. Luật sư tư vấn:
Về bản chất, biện pháp phạt tiền trong hình sự và hành chính đều là sự tước bỏ khoản tiền nhất định của người bị kết án, người vi phạm để sung quỹ nhà nước. Biện pháp phạt tiền là hình phạt chính trong pháp luật hành chính, có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt rõ nét giữa hình thức phạt tiền trong hình sự và hành chính nằm ở nguyên tắc và thủ tục áp dụng.
Theo đó, nguyên tác và phạm vi áp dụng hình thức phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính được quy định rõ tại Điều 21 và 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
“Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.”
“Điều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”
Việc áp dụng biện pháp phạt tiền được quy định tại Điều 30 Bộ luật hình sự như sau:
” Điều 30. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án.”
Về hình thức thể hiện:
Phạt tiền trong pháp luật hành chính có thể được thể hiện bằng biên bản hoặc không. Phạt tiền trong pháp luật hình sự thì buộc phải được thể hiện trong bản án.
Hình thức phạt tiền trong hành chính bắt buộc phải là hình phạt chính, còn hình thức phạt tiền trong hình sự thường là hình phạt bổ sung (Chỉ là hình phạt chính đối với tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính…)
Tham khảo bài viết liên quan:
Phạt tiền có trong các ngành luật nào?
Mất giấy nộp phạt vi phạm giao thông: Xử lý thế nào ?
Mẫu quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn Pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group