Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật lao độngcủa công ty luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời: 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 1. Cơ sở pháp lý

Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT giảm định mức giờ dạy giáo giảng viên kiêm nhiệm công tác công đoàn

Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông

Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập

2. Nội dung tư vấn

Bạn là giáo viên tiểu học công tác tại vùng đặc biệt khó khăn được hưởng thu hút. Trưởng bạn lại là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú. Hệ số lương hiện tại của bạn là 2.06. Bạn kiêm làm tổ trưởng chuyên môn, là giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn nhà trường. Mỗi tuần bạn dạy 20 tiết. Như vậy, để biết được bạn phải dạy bao nhiêu tiết 1 tuần thì căn cứ vào các quy định sau:

Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần trong trường hợp của bạn là”định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết”​ trong 1 tuần.

“Điều 6. Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.”

Còn tại Điều 8 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT quy định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau:

“Điều 8. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn

1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.

3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.

4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 – 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.”

Như vậy căn cứ vào quy định trên và theo thư bạn viết, bạn là giáo viên tiểu học kiêm làm tổ trưởng chuyên môn, là giáo viên chủ nhiệm lớp nên bạn sẽ được giảm được giảm 7 tiết/tuần (trong đó giảm 4 tiết/tuần đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường bán trú và 3 tiết/tuần đối với Tổ trưởng bộ môn).

do đó bạn chỉ phải dạy 23 tiết/tuần. Tuy nhiên do bạn kiêm nhiệm phụ trách quản lý phòng máy tính nên bạn sẽ được từ 2 – 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc cụ thể và do hiệu trưởng nhà trường quyết định. Do đó mỗi một tuần bạn chỉ phải dạy từ 20 đến 21 tiết.

Và tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy, giờ dạy đối với giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn như sau:

“Điều 3. Chế độ giảm định mức tiết dạy, giờ dạy

2. Giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh

b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách trường tiểu học, trường chuyên biệt cấp tiểu học được giảm 02 giờ dạy trong một tuần (quy ra 70 giờ dạy trong một năm học); Trường trung học cơ sở, trường chuyên biệt cấp trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được giảm 01 giờ dạy trong một tuần (quy ra 35 giờ dạy trong một năm học).”

Theo quy định trên thì bạn làỦy viên Ban chấp hành Công đoàn nhà trường sẽ được giảm 02 giờ dạy trong một tuần (quy ra 70 giờ dạy trong một năm học)

Như vậy, theo các căn cứ nêu trên do bạn là giáo viên tiểu học trường Phổ thông dân tộc bán trú và kiêm nhiệm ba công việc chuyên môn là giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng chuyên môn và Ủy viên ban chấp hành Công đoàn nhà trường, cho nên bạn sẽ được giảm định mức tiết dạy là 7 tiết/tuần, tức là, định mức tiết dạy của ông sẽ là 14 tiết/tuần trừ 02 giờ dạy/1 tuần. Vì bạn dạy 20 tiết mỗi tuần là chưa đúng với quy định hiện hành và bị dư ra 6 tiết trong 1 tuần. Đối với số tiết dư ra bạn cần kiến nghị để được thanh toán tiền dạy thêm giờ được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số: 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

“Điều 4. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

c) Tiền lương 01 giờ dạy:

– Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:  1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                

Bộ phận tư vấn luật Lao động – Công ty luật LVN Group