Kính thưa quý khách hàng!
Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:
NỘI DUNG YÊU CẦU
Kính gửi: Luật LVN Group
Nội dung tư vấn: Xin Luật sư của LVN Group hãy tư vấn giúp tôi hành động và lời nói của cô Tổ trưởng trong sự việc dưới đây có được xem là can dự vào đời tư cá nhân và làm ảnh hưởng đến danh dự của tôi hay không?
Tôi là Trần ABC, nghề nghiệp giáo viên và là Đảng viên. Vào ngày 21/5 tôi có thả cảm xúc “haha” vào một trạng thái trên facebook của một đồng nghiệp thân thiết với nội dung trạng thái : “Lâu thật lâu kg đọc truyện cười. Đọc xong thấy mắc ói quá! Cảm ơn người viết truyện đã giúp người đọc ói hết mấy cái dơ, làm sạch đường ruột!”.
Sáng ngày 23/4/2021, tôi đang có mặt ở phòng giáo viên thì tổ trưởng của tôi kêu tôi lại để nói chuyện. Sau đó cô tổ trưởng có hỏi tôi rằng là tôi đã like và thả cảm xúc haha gì đó trên facebook của một giáo viên ở trường phải không, và cô tổ trưởng nói rằng tôi không được like và thả trạng thái haha trong bài đăng đó trên facebook của đồng nghiệp.
Sau đó tôi hỏi lí do thì cô tổ trưởng bảo rằng đó là bài đăng có nội dung “bẩn, không sạch”, nên tôi không được phép like hay haha gì cả. Sau đó tôi hỏi lại rằng vì sao không được phép? Trong khi việc like hay haha đó là bình thường, vì người đó là đồng nghiệp của tôi, nhìn bài đăng đó tôi mắc cười thì tôi thả haha. Sau đó tôi nhận được câu trả lời của cô tổ trưởng rằng: “Hành động đó liên quan đến đạo đức nhà giáo”.
Từ hôm đó đến nay tôi đã trình đơn khiếu nại lên ban giám hiệu nhà trường yêu cầu cô Tổ trưởng giải thích rõ việc này và cần lời xin lỗi công khai nhưng đáp lại là sự im lặng.
Mong nhận được sự phản hồi sớm, xin cảm ơn!
TRẢ LỜI:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Hiến pháp Việt Nam 2013
– Bộ luật dân sự 2015;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
NỘI DUNG TƯ VẤN
Hiện nay cư dân mạng không còn xa lạ với trang mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên Internet, đó chính là facebook. Facebook là một trang web mạng xã hội truy cập miễn phí. Việc sử dụng trang mạng này là quyền của mỗi cá nhân, tổ chức. Do đó, trong tình huống này của Qúy khách việc sử dụng những tính năng like, chia sẻ, bình luận hoặc các tính năng khác dưới danh nghĩa tài khoản của Qúy khách hoàn toàn là quyền cá nhân của Qúy khách, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức khác khi việc sử dụng quyền ấy không vi phạm các quy định pháp luật.
Sử dụng các tính năng trên mạng xã hội “Facebook”
Cô tổ trường cho rằng Qúy khách không được like và thả trạng thái “haha” trong bài đăng đó trên facebook của đồng nghiệp là hoàn toàn không có cơ sở. Việc cô tổ trưởng cho rằng: bài đăng có nội dung mà Qúy khách đã like và thả “haha” là “bẩn, không sạch”, đồng thời “Hành động đó liên quan đến đạo đức nhà giáo”.
Quan điểm của Luật LVN Group cho rằng đây là một cách nhìn không khách quan, không phù hợp và hoàn toàn không có cơ sở của cô tổ trường, đồng thời Luật LVN Group không đồng tình với quan điểm này của cô Tổ trưởng. Tuy nhiên, với những câu nói trao đổi của cô Tổ trưởng với Qúy khách thì Luật LVN Group cho rằng sự việc vẫn đang dừng ở cuộc trao đổi, quan hệ đồng nghiệp, quan điểm cá nhân giữa cô tổ trưởng với Qúy khách. Vì sự việc mới xảy ra giữa hai người, qua thông tin Qúy khách cung cấp Luật LVN Group vẫn chưa thấy những thiệt hại nghiêm trọng xảy ra cho Qúy khách với những hành vi mà cô tổ trưởng mang lại. Do đó, Luật LVN Group cho rằng Qúy khách và cô tổ trường nên có cuộc trao đổi thẳng thắn, nhìn nhận lại vấn đề. Nếu sự việc này gây ra những thiệt hại cụ thể cho Qúy khách, Qúy khách có thể đề nghị Nhà trường can thiệp, giải quyết.
Nếu Qúy khách còn thông tin nào liên quan đến vụ việc, Qúy khách có thể cung cấp thêm để Luật LVN Group tiếp tục xem xét và trả lời, đánh giá cụ thể hơn.
Đăng bài xúc phạm người khác trên facebook
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền nhân thân của cá nhân. Ðiều 37 Bộ luật Dân sự quy định: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính (theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.
Thậm chí, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Việc chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và người đó bịa đặt thông tin này thì người đó cũng có thể bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vu khống. Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định rõ: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Việc livestream trên mạng xã hội là thể hiện quyền tự do ngôn luận
Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 đã ghi nhân công dân có quyền tự do ngôn luận. Bên cạnh việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, Hiến pháp còn bảo đảm các lợi ích khác của cá nhân, xã hội như quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Vì vậy, tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc thích nói gì thì nói, thích viết gì thì viết, mà tự do ngôn luận phải trong khuôn khổ, giới hạn không làm ảnh hưởng đến các quyền và giá trị khác cũng được Hiến pháp bảo vệ. Các giới hạn này được thể hiện ở các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật an ninh mạng, Luật an toàn thông tin mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự 2015 và một số văn bản khác.
Đề xuất ngăn chặn tình trạng llivestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức
Để ngăn chặn tình trạng người dùng mạng xã hội sử dụng các tính năng của mạng xã hội như phát các video clip, chia sẻ bài viết, thông tin, hình ảnh có nội dung phản cảm, thô tục thậm chí vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức cần tiến hành thực hiện tốt ba việc:
Thứ nhất, cần có các biện pháp tuyên truyền rộng rãi cho toàn thể cộng đồng biết về bản chất của mạng xã hội, các giá trị cũng như tác hại của mạng xã hội và đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên mạng xã hội cũng như hậu quả pháp lý mà người sử dụng có thể bị gánh chịu nếu vi phạm.
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước cần yêu cầu các mạng xã hội được cấp phép hoạt động phải có những khuyến cáo đến người dùng và định kỳ hiện lên trang để cảnh báo cho người dùng về những vi phạm, đồng thời phối hợp với các công ty cung cấp ứng dụng và các công ty viễn thông, công ty cung cấp hạ tầng mạng Internet ngừng cung cấp dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức vi phạm khi cần thiết.
Thứ ba, cần nghiên cứu để có các biện pháp để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm theo mức độ vi phạm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội để răn đe giáo dục chung đối với toàn xã hội.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về “Tư vấn về pháp luật dân sự”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng cảm ơn!
Bộ phận tư vấn Pháp luật
Công ty Luật TNHH LVN Group