Công ty TRIBECO cho rằng cơ sở HT đã có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và đề nghị cơ quan chức năng xử lý.. Trường hợp này giải quyết như thế nào ạ? 

Em xin chân thành cảm ơn ạ. Chúc luatLVN.vn ngày càng thành công với sự nghiệp ạ!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật LVN Group.

Sử dụng lại vỏ chai đã được đăng ký kiểu dáng công nghiệp, có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không ?

Luật sư tư vấn Luật sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005 

Nội dung tư vấn

Thứ nhất, về hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp: Cơ sở HT chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường sản phẩm sữa đậu nành cao cấp đóng chai. Cơ sở này đã thu mua và sử dụng lại những vỏ chai nước ngọt của công ty TRIBECO đã được đăng ký kiểu dáng công nghiệp, do đó đã xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã được Công ty TRIBECO đăng ký. Hành vi xâm phạm của cơ sở HT được quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

Thứ hai, về quyền của Công ty TRIBECO: Theo quy định tại Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì:

Điều 123. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;

b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;

c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.

Ngoại lệ của quyền của đối tượng sở hữu công nghiệp của công ty TRIBECO được quy định tại khoản 2 Điều 125 như sau:

Điều 125. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;

b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;

c) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;

d) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật này;

đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này;

e) Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó được bảo hộ;

g) Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó;

h) Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

 

Theo những quy định pháp luật trên thì cơ sở HT đã có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của Công ty TRIBECO; Tuy nhiên, nếu theo điểm h, khoản 2 Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ, nếu Cơ sở HT chứng minh được rằng cơ sở Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ., tức là cơ sở chứng minh được mình sử dụng vỏ chai một cách trung thực, khách hàng không hề nhầm lẫn về việc sữa đậu nành này là do TRIBECO sản xuất thì cơ sở đó sẽ không phải chịu trách nhiệm do hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ.