1. Di sản bị thế chấp thì có được lập di chúc không?

Kính gửi công ty luật LVN Group, em mong được giải đáp câu hỏi như sau: Bà em năm nay đã già, muốn để lại di chúc cho một người cháu trong nhà. Tuy nhiên hiện nay giấy chứng nhận QSDĐ của bà em đã thế chấp vay vốn trong ngân hàng. Như vậy có lập di chúc được không?
Trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 8, Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp. Tuy nhiên, tại khoản 5, Điều 321; khoản 4.

Pháp luật không cấm bên thế chấp lập di chúc chỉ định người hưởng di sản là tài sản thế chấp, việc bên thế chấp lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp, bởi vì:

Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế, theo quy định tại khoản 1, Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác“. Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp.

Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, tại khoản 3, Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: ‘Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.‘’.

Nếu bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế, bên thế chấp được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, khôi phục đầy đủ các quyền đối với tài sản của mình.

Như vậy, bà của bạn vẫn có thể được lập di chúc cho bạn thừa kế mảnh đất đó, tuy nhiên có sự xác nhận của ngân hàng đang nhận thế chấp nhà.

Về thủ tục lập thừa kế, cơ quan công chứng trước khi chứng thực nội dung di chúc ngoài việc đánh giá tính tự nguyện, tình trạng minh mẫn của người lập di chúc sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu bản gốc các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ tài sản (đối với các tài sản mà Pháp luật quy định phải đăng ký). Trong trường hợp này, chủ sở hữu tài sản thế chấp có thể làm đơn yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đang quản lý giấy tờ gốc cử người mang theo giấy tờ gốc về quyền tài sản thừa kế để Cơ quan công chứng kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu nếu nội dung di chúc hợp pháp, kiểm tra xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ nhân thân, giấy tờ tài sản Cơ quan công chứng sẽ tiến hành thủ tục làm chứng di chúc theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất thủ tục công chứng, tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng sẽ tiếp tục những giấy tờ gốc về quyền tài sản của người để lại di chúc.

Tuy nhiên, nếu cháu bà muốn hưởng trọn vẹn phần di sản thừa kế thì cháu bà nên thuyết phục bà rút tài sản đang thế chấp tại ngân hàng và thay bằng một tài sản đề phòng trường hợp xử lý tài sản thế chấp của ngân hàng nếu bà không thể thanh toán khoản nợ tại ngân hàng.

2. Yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế để thi hành án ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Ông A là người phải thi hành án, có tài sản là 01 ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng ông A. Quá trình đôn đốc thi hành án, vợ ông A đã gửi đơn khởi kiện chia tài sản chung của 2 vợ chồng. Toà án đã thụ lý đơn nhưng chưa xét xử thì vợ ông A chết. Do vậy, Toà án đã đình chỉ việc khởi kiện chia tài sản chung.
Nay cơ quan THA muốn kê biên tài sản chung của vợ chồng ông A thì có phải hướng dẫn các con của vợ chồng ông A khởi kiện ra Toà để chia di sản không?
Gửi bởi: Nguyễn Minh Huệ

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Trong trường hợp nêu trên, khi vợ ông A chết thì Tòa án đình chỉ vụ kiện phân chia tài sản chung của vợ chồng ông A do vợ ông A đã khởi kiện là có cơ sở. Tuy nhiên, lại phát sinh việc thừa kế tài sản của vợ ông A cho những người thừa kế của vợ ông A (như: ông A và các con của vợ chồng ông A), vì vậy cơ quan thi hành án kê biên phần tài sản của ông A trong khối tài sản chung đó thì phải xác định rõ những người được thừa kế tài sản của vợ ông A. Sau khi xác định đầy đủ những người được thừa kế tài sản của vợ ông A, cơ quan thi hành án áp dụng Điều 74 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 để cưỡng chế đối với tài sản chung.

Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung (trong vụ việc trên là chia thừa kế). Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.

Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau:

a) Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án.

b) Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.

3. Khi nào sẽ không được hưởng di sản thừa kế?

Thưa Luật sư, gia đình tôi có 2 anh em. Hồi bố tôi còn sống, anh trai sống nhẫn tâm với bố mẹ và đã bị kết án về tội danh này. Bây giờ bố mẹ tôi đã đều mất cả, không để lại di chúc thì anh trai tôi có thể được hưởng di sản không?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group

Trả lời:

Căn cứ theo điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền hưởng di sản cỉa người thừa kế. Nhưng, những người này có hành vi bất xứng vi phạm nghĩa của mình, trái với đạo đứa xã hội hoặc có những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản; xâm phạm tính mạng ngơpfi thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng …

Khi người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Người thừa kế có hành vi cố ý giết người để lại di sản, xâm phạm danh dự của ngườu để lại di sản chỉ bị Tòa án “tước” quyền thừa kế khi người đó cố ý và đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, xét trong trường hợp của gia đình bạn thì anh trai của bạn khi đã bị kết án về việc cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của cha mẹ thì anh trai bạn sẽ bị “tước” quyền thừa kế.

4. Chia di sản thế nào khi thời hiệu đã hết?

Thưa Luật sư của LVN Group, cha mẹ tôi đã mất từ năm 1999, tài sản mà cha mẹ để lại anh trai tôi hiện đang nắm giữ, không hiểu bằng cách nào anh trai tôi đã có sổ đỏ của toàn bộ mảnh đất đó. Hiện tại tôi muốn đòi lại phần tài sản của bố mẹ tôi liệu có được không?
Xin cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chia di sản của cha mẹ bạn để lại, theo quy định tại Điều 651Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Tuy nhiên Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” .

Do đó dù bạn là người được pháp luật quy định là người có quyền được yêu cầu chia di sản, nhưng vì đã hết thời hiệu khởi kiện nên bạn không thể yêu cầu chia di sản do bố mẹ bạn để lại.

Thứ hai : Để được phân chia phần di sản đó theo quy định của pháp luật thì bạn phải làm như sau :

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì:

Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Bạn và các đồng thừa kế khác phải cùng nhau xác nhận bằng văn bản di sản do người chết để lại vẫn chưa được chia thì khi có yêu cầu hoặc tranh chấp về di sản thì tòa án sẽ giải quyết.

Còn nếu các đồng thừa kế không xác nhận tài sản chưa chia thì bạn có thể đợi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực để có thể khởi kiện yêu cầu chia thừa kế bởi vì Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Như vậy bạn hoàn toàn có thể yêu cầu tòa giải quyết vệ việc chia di sản thừa kế của bố mẹ bạn để lại.

Thứ ba: Người anh của bạn đang là người quản lý di sản theo quy định tại khoản 2, Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2015.

…2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản…

Theo điểm b, khoản 2, Điều 617 thì người quản lý di sản này có nghĩa vụ sau:

Điều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;…..”

Hơn nữa bạn có thể khiếu nại sổ đỏ mà anh của bạn có được là không hợp pháp bởi bởi vì mảnh đất đó nếu không có di chúc để lại thì sẽ phải chia theo pháp luật và anh trai của bạn cũng chỉ được hưởng một 1/3 của mảnh đất đó nên sổ đỏ được cấp đối với toàn mảnh đất đó chỉ đứng tên anh trai bạn là không đúng với quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì anh của bạn không được phép chuyển nhượng phần đất đó cho người con khi mà vẫn chưa xác định rõ việc phân chia mảnh đất đó.

5. Mẹ kế có được hưởng di sản thừa kế của gia đình không?

Kính chào Luật sư của LVN Group! Bố mẹ tôi đã ly hôn. Tôi ở với bố tôi. Bây giờ bố tôi lấy vợ nhưng tài sản ngôi nhà là của bố tôi và tôi. Nay bà vợ bố tôi bảo sang tên sổ đỏ nhưng tôi chưa sang tên, thì bà vợ bố tôi hiện nay có phần tài sản trong đó không?
Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: P.T.H

Những trường hợp sau nào không được hưởng di sản theo quy định hiện nay?

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Điều 207 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

Do đó, theo thông tin bạn cung cấp thì ngôi nhà thuộc sở hữu chung của bạn và bố bạn. Hiện tại mẹ kế có ý định muốn nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở từ việc sang tên giấy chứng nhận này cho người đó. Tuy nhiên bạn và bố của bạn chưa thực hiện việc chuyển nhượng này. Do đó, quyền sở hữu nhà ở vẫn thuộc về bạn và bố bạn. Trong quan hệ với người vợ thì ngôi nhà là tài sản riêng của người chồng (Bố bạn).

Theo Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng thuộc sở hữu riêng của mỗi người. Do đó, nếu bố bạn và mẹ kế không có thỏa thuận nào khác thì mẹ kế bạn không có phần tài sản nào đối với ngôi nhà này.

Mẹ kế bạn chỉ có phần trong di sản của bố bạn khi bố bạn mất đi. Vì mẹ kế thuộc hàng thừa kế thư nhất, theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 651.Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…..;

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:[email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật thừa kế – Luật LVN Group