Và sau tầm 10 ngày em cần tiền kinh doanh và có gọi người này xuống trả tiền nhưng người này không có tiền vì vậy e dẫn người này đến 1 tiệm cầm đồ và đứng ra dua cmnd cua em cầm chiếc xe này và người này còn nhờ e lấy thêm 4triệu nữa là tổng 20triệu. Vì quen biết nên tiệm cầm đồ mới giúp em cầm. Khoảng một tháng sau khi sự việc xảy ra thì có công an đến tiệm cầm đồ và báo xe này của người khác và đã thế chấp cho người đi cầm cho e với số tiền là 9triệu. Vi vậy công an đã lấy chiếc xe này về để điều tra. Qua một thời gian thì không biết bên công an xử lý như thế nào mà lại đưa xe về cho người thế ban đầu và không xử lý người đã cầm cố cho em. Và sau đó bên công an có kêu bên cầm đồ kiện em vì đây là vụ án dân sự. Và vì vậy người bên tiệm cầm đồ đang đòi tiền em. Mà sự thật chiếc xe này mang tên DNTN và cũng đã mua bán qua mấy đời chủ xe nhưng vẫn chưa chuyển sang tên cá nhân nào. Đồng thời bên công an cũng có gọi điện cho e bảo e mang chứng minh nhân dân( CMND) của em ra tiệm cầm đồ trong khi em đã lấy CMND về em không biết nguyên nhân vì sao lại như vậy. Vậy nay em kính mong Luật sư của LVN Group xem trường hợp của e giải quyết như thế nào ạ. Chẳng lẽ người đi cầm cố cho em không bị xử lý gì và em phải lấy tiền của em để trả cho bên cầm đồ.

Em xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Người gửi:H.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của công ty luật LVN Group.

Tài sản thế chấp có được mang đi cầm đồ nữa không?

Luật sư tư vấn trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật LVN Group,với thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý :

Bộ luật dân sự năm 2005

Nội dung tư vấn:

Trong trường hợp của bạn thì trước tiên bạn cần phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét xem chiếc xe maý đứng  tên trên giấy tờ  DNTN  chính xác là chiếc xe thuộc quyền sở hữu của người khác hay ngừoi cầm cố xe cho bạn vì nếu chiếc xe đứng tên trên giấy tờ là DNTN đã qua mấy đời chuyển nhượng thì mỗi lần chuyển nhượng dù không sang tên chính chủ nhưng sẽ có giấy tờ chứng từ hóa đơn mua bán và giấy xác nhận chủ sở hữu do cơ quan có thẩm quyền xác nhận, khi có đầy đủ những chứng cứ đó thì sẽ chứng minh được xe đó là của ai .

+ Trường hợp 1:Chiếc xe đó là của người khác không phải người cầm cố cho bạn 

Do thông tin bạn cung cấp không rõ dàng nên chúng tôi rất khó để tư vấn cụ thể cho bạn. Theo quy định tại điểu 355 bộ luật dân sự về xử lý tài sản thế chấp như sau:

Điều 355. Xử lý tài sản thế chấp

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này.

Như vậy nếu chiếc xe đó được dùng để thế chấp mà ngừoi thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản theo thỏa thuận hoặc bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ thế chấp.Có nghĩa là khi chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của ngừoi cầm cố cho bạn thì họ có quyền mang đi cầm cho bạn .Và mọi vấn đề phát sinh từ khi ngừoi cầm cố cho bạn sẽ thuộc về bạn và người cầm cố tài sản cho bạn căn cứ vào từng trường hợp cụ thể..

+Trường hợp 2:Chiếc xe đó là của người cấm cố cho bạn:

Điều 326. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 327. Hình thức cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản,có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Căn cứ vàp hai điểu luật này cho thấy việc cầm tài sản giữa bạn và ngừoi cầm tài sản cho bạn đã có giấy cầm xe và cam kết chịu mọi trách nhiệm là không trái pháp luật và nó là căn cứ để giải quyết các vấn đề phát sinh sau này.

Theo điều  336 và điều 338 về vấn đề xử lý tài sản cầm cố được quy định tại bộ luật dân sự như sau:

Điều 336. Xử lý tài sản cầm cố

Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.

Điều 338. Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố

Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

Căn cứ vào hai điều luật trên thì khi ngừoi cầm cố cho bạn đến thời hạn vẫn không thực hiên nghĩa vụ trả lại tiền và lấy lại xe thì bạn có quyền xử lý tài sản theo thỏa thuận của hai bên hoặc bán đấu giá tài sản đó.Trong trường hợp của bạn thì ngừoi cầm cố tài sản cho bạn có đồng ý cho việc bạn cầm cố tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bạn thì sau này khi phát sinh các vấn đề liên quan tới tài sản này trách nhiệm sẽ thuộc về người cầm cố tài sản cho bạn với điều kiện bạn phải có đầy đủ giấy tờ chứng cứ để chứng minh được việc người đó đã cầm cố tài sản cho bạn và việc đi cầm cố chiếc xe đó để thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bạn .Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình bạn có thể làm đơn khời kiện lên cơ quan có thẩm quyền cùng đầy đủ giấy tờ chứng minh yêu cầu giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự.