1. Chức năng kinh tế của doanh nghiệp

Hiểu theo nghĩa rộng, chức năng kinh tế của một doanh nghiệp là phải kết hợp tài nguyên kinh tế để sản xuất hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng yêu cầu. Lý thuyết tiêu chuẩn cho chúng ta biết rằng doanh nghiệp thành công trong việc đáp ứng hiệu quả những nhu cầu này sẽ tồn tại và phát đạt trong khi những doanh nghiệp không đáp ứng như thế được sẽ bị thua lỗ và phá sản. Trong lý thuyết kinh tế truyền thống, đường cong phí tổn dựa trên sức sản xuất tài nguyên được kết hợp với nhu cầu và các đường cong thu nhập khác để tạo ra mô thức cạnh tranh hay doanh nghiệp độc quyền (kể cả cạnh tranh độc quyền). Loại phân tích này mô tả doanh nghiệp và hoạt động cơ học của chúng, nhưng phân tích này không trả lời một số câu hỏi đi sâu hơn. Chẳng hạn, xét cho cùng tại sao doanh nghiệp tồn tại?

Mọi nền kinh tế tiên tiến đều dựa trên phân công lao động. Trong nền kinh tế thị trường, phân công lao động được làm thông khí trong một dải hoạt động không thể tin được dựa trên kỹ năng và tài năng khác nhau của cá nhân. Nhưng cơ chế nào hay các cơ chế nào đảm bảo những hàng tiêu dùng như lương thực, y phục và đi lại bằng đường hàng không được tạo ra khi nào và ở đâu khi người ta cần chúng? Câu trả lời được tìm thấy trong khái niệm kết hợp kinh tế. Để giải thích tại sao doanh nghiệp tồn tại, sự kết hợp thị trường phải được phân biệt với sự kết hợp doanh nghiệp. Sự kết hợp thị trường tồn tại khi hệ thống giá cả cung cấp trực tiếp dấu hiệu (qua 1 cung cầu) định hướng sản xuất và tiêu dùng. Sự kết hợp doanh nghiệp tồn tại khi phân công lao động khi được các quản trị viên xúc tiến và hướng dẫn. Sự kết hợp thị trường về tính chất là phân quyền, trong khi sự kết hợp doanh nghiệp mang tính chất tập trung. Vì thế sự kết hợp doanh nghiệp không khác với kế hoạch hóa tập trung trong kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong doanh nghiệp, tài nguyên không được mua và bán mà phải được chuyển giao thông qua sự làm chủ quản lý.

2. Doanh nghiệp

Trong ngôn ngữ kinh tế học, một doanh nghiệp là một cơ quan tự nguyện mang đặc điểm ký hợp đồng tự do. Người lao động tự nguyện đồng ý tuân thủ mệnh lệnh của quản trị viên, nhưng những “mệnh lệnh” này không gì hơn là hình thức phát biểu. Quản trị viên thành công phải khéo bắt chước hệ thống giá bằng cách chuyển giao và phân phối tài nguyên theo cách quản lý hiệu quả, dựa vào giá của tài nguyên tương đương “bên ngoài” doanh nghiệp.

Nhưng nếu sự kết hợp thị trường và doanh nghiệp tương tự như thế, thì xét cho cùng tại sao phải cần đến doanh nghiệp? Tại sao một số nhà sản xuất ô tô lại mua vỏ xe để lắp vào ô tô của hãng hơn là tự hãng sản xuất? Tại sao một số doanh nghiệp lại mua quảng cáo và dịch vụ đi lại từ các đại lý bên ngoài (nghĩa là các hãng khác) hơn là nội bộ doanh nghiệp tự tạo ra. Tại sao sự kết hợp thị trường sử dụng cho một số đầu vào tài nguyên còn sự kết hợp doanh nghiệp sử dụng cho các đầu vào khác? Kinh tế học vi mô đương đại tìm cách cung cấp câu trả lời thỏa mãn cho những vấn đề này.

3. Tại sao doanh nghiệp tồn tại? Quan điểm Ronald Coase

Tại sao doanh nghiệp là cần thiết? Trong một bài thuyết trình kinh điển nhan đề “The Nature of the Firm” xuất bản năm 1937, Ronald Coase (sinh năm 1910) đưa ra lời giải đáp đơn giản, tinh tế. Coase cho rằng doanh nghiệp xuất hiện và tồn tại như một phương tiện kết hợp kinh tế với phí tổn thấp nhất. Tóm lại, có phí tổn sử dụng sự kết hợp thị trường. Việc tuyển dụng đầu vào (nghĩa là lao động nhất thời) thường bao gồm phí tổn giao dịch, phí tổn tìm kiếm và phí tổn thương lượng. Nếu sử dụng hợp đồng, thì chúng phải được thương lượng và kiểm soát. Mặt khác là sự kết hợp thị trường tạo ra một số lợi ích. Doanh nghiệp chỉ bị ép buộc trong ngắn hạn (giá trị ngày công lao động) và có khả năng tuyển dụng tài nguyên linh động hơn. Khi doanh nghiệp tuyển dụng “Kelly Girls” hay các dịch vụ thư ký nhất thời khác, họ thường sử dụng sự kết hợp thị trường hơn là kết hợp doanh nghiệp.

Thế nhưng, ở một số vấn đề sự kết hợp thị trường có thể nhường bước cho sự kết hợp doanh nghiệp. Nhà doanh nghiệp bắt đầu sử dụng sự kết hợp doanh nghiệp khi sự so sánh phí tổn và lợi ích giữa các hình thức kết hợp thay thế biểu thị lợi ích dương đối với sự kết hợp bên trong hơn là không có. Nếu có thể chi trả cho việc tổ chức nhiệm vụ thư ký bên trong doanh nghiệp bằng cách thuê thư ký làm trọn ngày, dài hạn hơn là tuyển dụng phụ tá nhất thời. Vì thế một doanh nghiệp nổi lên như sự kết hợp tài nguyên đang được tập hợp lại với nhau theo chiều hướng tập trung (chuẩn xã hội chủ nghĩa) của một quản trị vì sẽ rẻ hơn việc tổ chức và điều hành tài nguyên thông qua cơ chế thị trường (bên ngoài) công khai.

Vấn đề thuyết phục khác, khi nào doanh nghiệp không còn phát triển quy mô nữa? Coase cho rằng doanh nghiệp đang đối mặt với sự hạn chế phát triển dưới dạng tăng phí tổn biên tế tổ chức và điều hành. Khi lợi nhuận tịnh phát xuất từ tổ chức, điều hành nội bộ thấp hơn mức lợi nhuận tịnh của các công việc tổ chức công việc thông qua hợp đồng thị trường, thì doanh nghiệp sẽ ngừng phát triển và lại phải viện đến sự kết hợp thị trường. Thực tại kinh tế hiếm khi cho chúng ta thấy tình huống hoặc cái này hoặc cái kia. Nhiều doanh nghiệp sử dụng cả hai kết hợp tài nguyên cùng lúc. Sự kết hợp thị trường hiệu quả hơn đối với một số công việc chuyên môn, như thư ký “nhất thời” hiếm khi đánh máy văn bản pháp lý cần thiết, trong khi công việc thường xuyên và lặp đi lặp lại có thể thực hiện ở phí tổn thấp hơn khi thuê một thư ký làm toàn thời gian với nhiều kỹ năng làm việc văn phòng. Vì thế, là một vấn đề thực tế, mỗi công việc trong nội bộ doanh nghiệp có thể nghiên cứu từ quan điểm liệu lợi nhuận tịnh có phát xuất từ sự kết hợp bên trong vượt quá lợi nhuận tịnh phát xuất từ sự kết hợp bên ngoài hay không.

4. Tổ sản xuất và lãn công trong doanh nghiệp

Lý thuyết cách tân doanh nghiệp của Coase làm phát sinh nhiều lý thuyết để triển khai. Một trong những nhánh lý thuyết đầy hứa hẹn là “tổ sản xuất” nghiên cứu hoạt động trong doanh nghiệp được tổ chức ra sao. Hầu hết hoạt động trong doanh nghiệp, kể cả sản xuất hàng hóa và dịch vụ, bao gồm nỗ lực của tổ, và một tổ như một dây chuyền chỉ chắc chắn ở mắc xích yếu nhất. Lúc ấy, doanh nghiệp có thể làm gì để ngăn thành viên trong tổ lãn công hay tham gia vào hành vi không sản xuất? Câu trả lời do Armen Alchian và Harold Demsetz đưa ra. Họ cho rằng quản trị viên hành động như một người giám sát tổ nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong những trường hợp ấy nơi mà cá nhân hay nhóm cá nhân phải cùng chung sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Sự chuyên môn hóa, như Adam Smith nhận thức cách đây rất lâu, dẫn đến sức sản xuất gia tăng. Nhưng không có một người nào đó kiểm soát hành vi của họ, tất cả các cá nhân đều bị lãn công thúc đẩy. Thế nhưng đồng thời công nhân cũng có động cơ bị giám sát vì thu nhập của họ đến mức độ lớn, bị ảnh hưởng bất lợi bằng hành vi lãn công của các thành viên khác trong tổ. Những tình huống này giải thích sự có mặt của quản trị viên khi cá nhân được trao trách nhiệm phải kỷ luật những ai lãn công và khen thưởng hành động gương mẫu.

Không có tổ sản xuất, cá nhân nhà sản xuất bị cạnh tranh thị trường trừng phạt, nghĩa là hành động của đối thủ. Công nhân lãn công nhưng anh ta phải gánh chịu phí tổn toàn bộ của hành vi như thế bằng cách nhận tiền lương thấp. Trong những tình huống như thế, người giám sát bên trong không cần thiết. Doanh nghiệp tuyển dụng người giám sát rõ ràng phải đối mặt với phí tổn gia tăng so với doanh nghiệp không thuê giám sát viên, vì thế chỉ khi nào lợi ích của sức sản xuất gia tăng đối với tổ sản xuất nhiều hơn phí tổn giám sát tổ sản xuất ấy thay thế cho sản xuất riêng lẻ. Trong sơ đồ phát triển vấn đề, khi tổ sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở phí tổn thấp hơn cá nhân sản xuất thì doanh nghiệp có thể xuất hiện và tồn tại. Vì thế quan điểm Alchian-Demsetz xem doanh nghiệp như một kết quả logic của lợi nhuận ròng dương phát xuất từ tổ sản xuất thậm chí đang đối mặt với phí tổn giám sát hoạt động của tổ cao hơn.

Quan điểm quản trị viên kiêm giám sát tổ sản xuất phát sinh một số câu hỏi khá hiển nhiên. Chẳng hạn, ai là người giám sát quản trị viên? Quản trị viên không phải là người lãn công hay không? Câu trả lời cho những câu hỏi này được tìm thấy trong thành phần định chế của doanh nghiệp, nhất là dưới dạng động cơ, cả tích cực lẫn tiêu cực, dành cho quản trị viên. Một mặt, quản trị viên cũng bị thị trường trừng phạt. Nếu làm việc qua loa, thì quản trị kiêm giám sát viên sẽ bị sa thải, thay bằng quản trị viên có năng lực do chủ sở hữu hay cổ đông bình chọn. Mặt khác, quản trị viên có thể được thưởng như những người yêu cầu còn lại có cùng lợi nhuận hay phần thưởng của tổ sản xuất. Vì thế quản trị viên phải có động cơ tích cực lẫn tiêu cực để trở thành giám sát viên tổ sản xuất hiệu quả.

5. “Bản chất của Công ty”

“Bản chất của Công ty” (1937), là một bài báo của Ronald Coase. Nó đưa ra lời giải thích kinh tế về lý do tại sao các cá nhân chọn hình thành quan hệ đối tác, công ty và các tổ chức kinh doanh khác thay vì giao dịch song phương thông qua các hợp đồng trên thị trường. Tác giả đã được trao Giải thưởng Tưởng niệm Nobel về Khoa học Kinh tế năm 1991 một phần nhờ bài báo này. Mặc dù rất vinh dự, nhưng bài báo được viết khi Coase còn là một sinh viên đại học và ông mô tả nó sau này trong cuộc đời là “không hơn một chút so với một bài luận đại học.”

Bài báo lập luận rằng các công ty nổi lên bởi vì họ được trang bị tốt hơn để đối phó với các chi phí giao dịch vốn có trong sản xuất và trao đổi so với các cá nhân. Các nhà kinh tế học như Oliver Williamson, Douglass North, Oliver Hart, Bengt Holmström, Arman Alchian và Harold Demsetz đã mở rộng nghiên cứu của Coase về các công ty, chi phí giao dịch và hợp đồng. Các nhà kinh tế và nhà khoa học chính trị đã sử dụng những hiểu biết sâu sắc từ công trình của Coase để giải thích hoạt động của các tổ chức nói chung, không chỉ các công ty. Công trình của Coase ảnh hưởng mạnh mẽ đến Kinh tế học mới của Tổ chức (New Institutions Economics).

Bài báo của Coase đã phân biệt giữa thị trường với tư cách là một cơ chế điều phối và các công ty là một cơ chế điều phối.

LUẬT MINH kHUÊ (Sưu tầm)