1. Lái xe thuê có phải mang theo HĐLĐ không?

Thưa Luật sư! Tôi có vấn đề mong được Luật sư tư vấn như sau: Tôi có một chiếc xe tải, tôi có thuê một người làm lái xe chở hàng, nhưng vì quen biết nên không ký hợp đồng lao động. Vậy cho tôi hỏi trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào ạ?
Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Trước hết, theo quy định của Bộ luật lao động 2019

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Nên khi anh thuê lái xe để làm việc cho mình thì anh và anh lái xe phải giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 28, Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử lý vi phạm giao thông đường bộ đường sắt Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải, đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

” 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng lao động theo quy định;”

Theo đó, nếu bạn sử dụng lái xe để tham gia kinh doanh vận tải thì buộc phải có hợp đồng lao động, nếu không có hợp đồng lao động thì bạn có thể sẽ bị xử phạt theo quy định trên.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Tư vấn về mức xử phạt vi phạm giao thông?

Xin hỏi, tôi tham gia giao thông và vượt đèn đỏ. Tôi xuất trình đủ giấy tờ, trong đó do bằng lái xe trước đó đã bị giữ trong 1 lỗi khác, tôi xuất trình được biên bản tạm giữ bằng lái xe. Trong biên bản này, tôi đã quá thời hạn lấy bằng lái xe, nhưng tôi chưa đi lấy lại bằng. Vì vậy, cảnh sát giao thông lập biên bản tôi 2 lỗi: vượt đèn đỏ và điểu khiển phương tiện mà không có giấy phép lái xe. Như vậy, đúng hay sai?

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, bạn cần phân biệt trường hợp bạn bị giữ Giấy phép lái xe cho lỗi vi phạm trước đây là do bạn bị tạm giữ giấy phép lái xe (do bạn không nộp phạt tiền tại thời điểm đó) hay thuộc trường hợp bị tước giấy phép lái xe. Nếu là trường hợp bạn bị tạm giữ giấy phép lái xe để đảm bảo cho nghĩa vụ nộp phạt, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt quy định như sau:

“2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 ĐIều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, Cảnh sát giao thông lập biên bản với lỗi như trên là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.

Tôi đi xe con 4 chổ từ Đông Hà – Quảng Trị vào Huế thì đến đoạn phong Điền huế, tôi bị Cảnh sát giao thông dừng xe,tôi dừng xe và hỏi lổi gì, thì cảnh sát giao thông bảo vi phạm tốc độ, tôi muốn hỏi khi gặp biển báo hết khu đông dân cư thì tôi điều khiển xe 65km/h thì gặp biển zon 60 như vậy tôi có bị vi phạm tốc độ không?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT thì:

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.

60

50

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.

90

80

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).

80

70

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

60

50

Như vậy, trong trường hợp nếu đoạn đường này có dải phân cách giữa thì bạn được điều khiển phương tiện tối đa 60km/h. Theo đó, bạn điều khiển phương tiện với tốc độ 65km/h thì bạn bị xử phạt với trường hợp vượt quá tốc độ cho phép. Theo đó, mức xử phạt tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến dưới 10km/h”

Trân trọng ./.

3. Mức xử phạt vi phạm giao thông?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Mức phạt vi phạm giao thông khi xe vượt bên phải là bao nhiêu ạ ? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Khoản 4 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rằng, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ một số trường hợp được phép vượt bên phải bao gồm:

– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

– Khi xe điện đang chạy giữa đường;

– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Cùng với đó khoản 5 Điều 14 Luật này cũng có quy định về các trường hợp không được vượt xe:

– Không bảo đảm các điều kiện theo quy định, cụ thể: không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải;

– Trên cầu hẹp có một làn xe;

– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Bạn không nói rõ tình huống tham gia giao thông lúc đó nên chúng tôi không thể khẳng định bạn có thuộc trường hợp được phép vượt bên phải hay không. Nếu tình huống tham gia lúc đó ở điều kiện bình thường, xe phía trước không có tín hiệu rẽ trái, cũng không có xe điện đang đi giữa đường và cũng không có xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được thì việc bạn có tín hiệu xin vượt như đã xi nhan và bấm còi vẫn bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ và cảnh sát giao thông hoàn toàn có căn cứ xử phạt bạn.

– Đối với ô tô vượt bên phải trong trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển) sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt sẽ từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra người tham gia giao thông còn bị chịu hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 3 tháng.

– Đối với xe máy vượt bên phải trong trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt sẽ từ 6.000.000 đồng đến 1.000.000 đồng

4. Lỗi đánh võng khi điều khiển xe máy?

Luật sư cho tôi hỏi là khi tôi tham gia giao thông tôi có vi phạm là đi sai làn đường bị csgt ra tín hiệu dừng phương tiện nhưng tôi không dừng tiếp tục tăng ga bỏ chạy được 1km thì bị csgt dùng xe chuyên dụng đuổi tới nơi và cho dừng xe. Khi quay lại lập biên bản thì có ghi thêm cho tôi cái tội lạng lách đánh võng khi bị csgt đuổi và bị phạt tội đấy là 6 triệu. Như thế có đúng không ạ ?

Luật sư trả lời:

Tại điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

Theo quy định của pháp luật người điều khiển xe máy có thễ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đánh võng trên đường bộ. Như vậy, việc cảnh sát giao thông phạt bạn 6.000.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Gây tiếng ồn khi TGGT ?

Thưa Luật sư của LVN Group e có một chiếc ôtô tải e có lắp một chiếc loa giao hàng vừa đi vừa bán vậy có vị phạm luật không ah.em chân thành cảm ơn — tran van truong

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì đối với hành vi sau bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

“g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau”

Như vậy, nếu bạn gắn loa và gây ồn ào, tiếng động lớn trong thời gian từ 22h đếm tới 5h sáng thì bạn mới bị xử phạt. Còn nếu trong thời gian còn lại thì không bị xử phạt.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn Luật Giao thông – Công ty luật LVN Group