1. Thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em có một câu hỏi dành cho quý Luật sư của LVN Group như sau: Công ty em đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng vào năm 2013, nhưng hiện nay công ty đã đổi tên và do vậy, mộc đỏ được đóng dấu trên tác phẩm là biểu trưng của công ty cũng thay đổi.

Kính mong quý Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em:

1. Thủ tục để được cấp lại giấy chứng nhận quyền tác giả cho đúng với tên công ty hiện tại như thế nào ạ?

2. Mộc đỏ đã thay đổi, vậy có phải làm thủ tục gì để hợp pháp hóa các vấn đề liên quan trong trường hợp này hay không?

Em xin chân thành cảm ơn quý Luật sư của LVN Group!

Tên công ty thay đổi thì có phải thay đổi giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không?

Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Thủ tục để được cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả cho đúng với tên công ty hiện tại như thế nào?

Mộc đỏ của công ty bạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nên pháp luật chỉ bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm chứ không bảo hộ nội dung. Vì vậy, dù tên công ty đã thay đổi nhưng cách thức trình bày các thông tin trên mộc đỏ vẫn được bảo hộ. Vì vậy, công ty bạn chỉ cần thực hiện thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với mộc đỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan:

4. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp đi trong trường hợp thay đi chủ sở hữu quyn tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc thay đi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Cũng trong Nghị định này, tại khoản 3 Điều 37 có quy định về thời hạn cấp và thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau:

3. Trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có trách nhiệm cấp đi Giy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Như vậy, công ty bạn cần nộp đơn yêu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đến Cục Bản quyền tác giả nơi công ty đặt trụ sở chính. Đơn yêu cầu bao gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả

– Đơn yêu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, trong đơn phải nêu rõ lý do

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn

2. Cần làm thủ tục gì để hợp pháp hóa các vấn đề liên quan?

Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp thì:

“4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;

b) Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;

c) Hủy mẫu con dấu.

5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thông báo mẫu con dấu thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp”

Do đó, nếu công ty bạn làm đơn yêu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trước khi mẫu dấu mới có hiệu lực thì các giấy tờ công ty bạn đều được sử dụng mẫu dấu cũ do thời điểm đó, dấu mới chưa có hiệu lực. Công ty bạn chỉ được sử dụng mẫu dấu mới khi đã thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và mẫu dấu của công ty bạn được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả ?

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan?

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi: 1900.0191

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn – Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi là thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong bao lâu ? Có phải khi tác giả chết hoặc là sau 50 năm khi tác giả qua đời không? Tôi đọc mà không hiểu mong Luật sư của LVN Group chỉ rõ cơ sở pháp lý ? Cảm ơn!

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu theo quy định của luật sở hữu trí tuệ hiện nay ?

Trả lời:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tác giả là một trong số các quyền được Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được pháp luật quy định tại Điều 27, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009):

Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

“a, Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b, Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;”

Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

4. Phân biệt quyền tác giả với quyền liên quan đến quyền tác giả

Luật sư tư vấn:

Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả có những điểm khác biệt sau:

Thứ nhất, về mặt khái niệm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả là (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.(khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung)

Thứ hai, Về căn cứ xác lập quyền

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Còn quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Thứ ba, về chủ thể. Nếu như chủ thể của quyền tác giả là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả thì chủ thể của quyền liên quan là người biểu diễn, nhà xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Thứ tư, về đối tượng bảo hộ.Trong quyền tác giả đối tượng bảo hộ là tác phẩm, còn trong quyền liên quan đến quyền tác giả đối tượng bảo hộ là cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình…

Thứ tư, về điều kiện bảo hộ

Quyền tác giả muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện như sau: có tính nguyên gốc; được định hình dưới một dạng vật chất nhất định; trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; không thộc các đối tượng không thuộc quyền bảo hộ (Tin tức thời sự thần thúy, văn bản pháp luật, quy trình, phương pháp..)

Về quyền liên quan đến quyền tác giả để được bảo hộ phải đáp ứng đủ điều kiện: là có tính nguyên gốc, phải có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan.và không gây phương hại đến quyền tác giả.

Thứ năm, về nội dung quyền. Nếu như quyền tác giả bao gồm hai quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản thì quyền liên quan đến quyền tác giả chủ yếu là quyền tài sản, duy nhất chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân.

Thứ sáu, về thời hạn bảo hộ. Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm. Còn quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ có bảo hộ có thời hạn.

5. Những người nào được coi là tác giả của tác phẩm?

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191

Youtube video

Luật sư Lê Minh Trường tham gia chương trình 60 phút mở trên VTV6

Trả lời:

Những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là tác giả của tác phẩm. Tác giả bao gồm:

– Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ.

– Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt nam.

Ngoài ra, những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình khác được coi là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể; người biên soạn, chủ giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo được coi là tác giả biên soạn, chú giải, tuyển chọn (Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ).

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật LVN Group