Tên thương mại

Về cơ bản, do được sử dụng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, nên tên thương mại sẽ phải đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật doanh nghiệp dành cho tên doanh nghiệp. Theo đó, tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa. Tên thương mại gồm hai phần: phần mô tả và phần phân biệt. Phần mô tả là tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình kinh doanh. Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Ví dụ: với tên “Công ty Luật TNHH LVN GROUP”, phần mô tả là “Công ty Luật TNHH” không có khả năng phân biệt với các công ty luật khác, phần phân biệt là “LVN GROUP”. Hiện nay, tên thương mại thường là tên doanh nghiệp.

Youtube video

Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu quyền tại Việt Nam  1900.0191

Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Để tên thương mại được bảo hộ theo pháp luật Sở hữu trí tuệ, nhìn chung, tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Ngoài ra, tên thương mại còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác, đó là:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Cũng do tên thương mại thường là tên doanh nghiệp hoặc được sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh, nên quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực và lãnh thổ kinh doanh, mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tên thương mại đó tại cục Sở hữu trí tuệ. Điều này khác với việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các chỉ dẫn đầu tư khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, những đối tượng này cần phải đăng ký mới được bảo hộ.

Sử dụng tên thương mại

Một khi đã sở hữu hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, chủ thể sở hữu sẽ được quyền: sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và quảng cáo; chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó; yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm tên thương mại.

Bảo vệ tên thương mại

Với cơ sở và nội dung quyền được bảo hộ đối với tên thương mại như trên, các doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm để ngăn chặn các chủ thể khác sử dụng tên thương mại của mình. Bởi pháp luật quy định thời hiệu để xử lý hành vi vi phạm tên thương mại là một năm tính từ ngày phát hiện hành vi đó, nhưng không quá ba năm tính từ ngày hành vi vi phạm xảy ra. Có nghĩa là nếu doanh nghiệp không sớm phát hiện hành vi vi phạm, khi quá thời hiệu xử lý hành vi vi phạm thì doanh nghiệp sẽ rất khó ngăn chặn người vi phạm tiếp tục sử dụng; từ đó sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp sở hữu hợp pháp tên thương mại.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi : 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật LVN Group