Thưa Luật sư của LVN Group, Luật sư cho em hỏi vấn đề này với ạ trong Bộ luật lao động 2012 Điều 38 có quy định: 

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Tại sao Bộ luật dân sự 2012 lại quy định như vậy ạ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, Gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

2. Nội dung phân tích:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động được pháp luật thừa nhận quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự.

Trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

Người lao động không thường xuyên hoàn thành công việc lao động theo hợp đồng lao động: không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao chủ yếu do yếu tố chủ quan, bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng mà sau đó vẫn không khắc phục.

Pháp luật cho phép người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp trên chính là nhằm đảm bảo hiệu quả của lao động sản xuất, bảo vệ cho người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt howpk đồng lao động.

Trường hợp do Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

Trong quan hệ lao động, người lao động là người trực tiếp thực hiện hành vi lao động tạo ra của cải vật chất cho người sử dụng lao động. Việc ốm đau là trường hợp bất khả kháng không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người lao động, vì vậy pháp luật cho phép người lao động được nghỉ trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên nếu việc nghỉ việc này quá thời gian cho phép và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Quy định này đã góp phần bảo vệ lợi ích của người sử dụng lao động. Đồng thời cũng bảo vệ lợi ích của nền kinh tế quốc dân.

Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

Việc chấm dứt hợp đồng theo lý do trên của người sử dụng lao động được pháp luật thừa nhận. Đây là trường hợp bất khả kháng.

Trường hợp người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                               

Bộ phận Tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group