Cho đến năm 2014, công ty vẫn chưa đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam cho tôi với lý do là công ty đã đóng bảo hiểm tại Nhật Bản rồi. Và từ năm 2015, công ty ký lại hợp đồng của tôi tại văn phòng Đại diện với mức lương là 0VND (công ty vẫn chi trả lương tại Nhật cho tôi). Luật sư cho tôi được hỏi như dưới đây Câu hỏi:

1. Bảo hiểm xã hội của tôi, nếu không đóng thì sẽ ảnh hưởng gì đến công ty?

2. Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, có thể ký hợp đồng với mức lương là 0VND được không ? ( Theo như tôi được biết, thì mức lương tối thiểu của trưởng văn phòng đại diện trên giấy tờ bắt buộc là phải trên 500USD)

3. Từ năm 2015 cho đến nay, vì mức lương của tôi trên giấy tờ là 0VND(hợp đồng tại Việt Nam), nên công ty không đóng thuế TNCN. Vậy , văn phòng đại diện không đóng thuế TNCN như vậy có phải là phạm pháp không ? Nếu bên sở thuế phát hiện ra điều này thì người phải chịu là tôi (trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam) hay là công ty mẹ tại Nhật Bản?

Kính mong Luật sư của LVN Group giải đáp thắc mắc dùm tôi.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật lao động của công ty luật LVN Group.

>> Tư vấn Luật lao độn trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật LVN Group, vấn đề bạn quan tâm chúng tôi xin trao đổi như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13

Luật thuế thu nhập cá nhân 72/2006/QH11

Nội dung tư vấn:

1. Về việc không đóng BHXH

Theo như ông trình bày, ông ký hợp đông với mức lương là 0đ và trên thực tế cũng không nhận lương từ chi nhánh đại diện ở Việt Nam. Như vậy, tên ông sẽ không nằm trong bảng lương của chi nhánh, cũng không được hoạch toán trong hồ sơ kế toán. Như vậy, theo phương thức tính mức đóng BHXH bắt buộc thì trường hợp của ông không phải đóng BHXH. Nếu Chi nhánh đại diện ở Việt Nam chứng minh được mức lương thực tế của ông là 0 đồng thì cơ quan thuế cũng không có cơ sở để xử lý.

2. Về việc có được hưởng lương 0 VNĐ hay không?

Thì theo quy định tại khoản 2 Điều 3 BLDS về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì:

“2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”

Và theo quy định tại Điều 385 BLDS về khái niệm của hợp đồng:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy, Hợp đồng là do các bên tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận ký kết. Chỉ cần không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội thì hợp đồng của trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài với mức lương là 0VNĐ vẫn hoàn toàn phù hợp với pháp luật.

3. Về việc đóng thuế thu nhập cá nhân

Tương tự như việc đóng BHXH, do ông không có tên trong bảng lương, tiền lương không được hoạch toán và cũng không được chi trả thực tế tại Chi nhánh ở Việt Nam nên khi tính thuế TNCN mà Chi nhánh phải đóng cho ông là 0đ. Như vậy, chi nhánh không phải đóng thuế TNCN cho ông.

4. Khi công ty phát hiện hành vi ký kết hợp đồng và được chi trả lương ở nước ngoài

Nếu công ty thuế phát hiện ra việc ông có ký kết hợp đồng và được chi trả lương ở nước ngoài

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2016 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Sau khi cơ quan thuế phát hiện số tiền lương mà ông ký với công ty ở Nhật thì ông sẽ bị truy thu số tiền BHXH. Như thế, ông là người phải chịu trách nhiệm đóng khoản tiền này.

Bên cạnh đó, ông trình bày công ty đóng bảo hiểm xã hội cho ông tại Nhật. Hiện nay, giữa Nhật Bản và Việt Nam chưa có hiệp định song phương về an sinh xã hội, sau này khi hết hợp đồng và về nước ông có nguy cơ mất khoản tiền bảo hiểm xã hội đã đóng tại Nhật do không thể chuyển về Việt Nam.

Và ông cũng không được hưởng BHXH tại Việt Nam do không thực hiện đóng bảo hiểm, đóng không đủ thời gian hưởng BHXH tại Việt Nam.

5. Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội

– Trách nhiệm của người lao động

Điều 18. Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

– Trách nhiêm của người sử dụng lao động

Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

– Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội:

Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

13. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.

14. Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

15. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật lao động