Tháng 6 vừa qua tôi có xin chuyển về Bình Thạnh để công tác gần nhà hơn. Sau khi xem xét hồ sơ và nhu cầu thì phía Bình Thạnh không tiếp nhận do đã hết nhu cầu trong năm. Thủ tục trả về lại Gò Vấp đã được thực hiện. Tuy nhiên, phía trường chuyển đi đã thông báo rằng, trường đã tuyển giáo viên khác thay thế tôi nên không thể bố trí công tác đứng lớp (Tôi dạy hóa) mà chuyển làm giám thị.
Xin hỏi:
1. Việc chuyển công tác khác như vậy có phù hợp không? (Tôi là giáo viên đứng lớp môn Hóa, thuộc biên chế nhà nước)
2. Việc trường cũ tuyển giáo viên mới trong thời điểm đang xem xét kết quả thuyên chuyển công tác về Bình Thạnh của tôi có đúng quy định- quy trình không?
3. Tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình khi phải quay lại trường cũ.
Rất mong nhận được sự tư vấn của quy Luật sư.
Xin cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từchuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật LVN Group.

Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật viên chức 2010

– Thông tư số 15/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức

– Luật lao động 2012.

Nội dung tư vấn :

Căn cứ theo Điều 14 thông tư 12/2012/TT-BNV :quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.”

Như vậy theo quy định của pháp luật khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt HĐLĐ làm việc với đơn vị cũ, do thông tin bạn chưa cung cấp chưa cụ thể nên chúng tôi xin phân tích theo hai trường hợp như sau :

TH1 : Bên trường cũ đã ra văn bản về việc chấm dứt HĐLĐ có xác nhận của hiệu trưởng nhà trường.

Trường hợp này khi đã có văn bản về việc chấm dứt HĐLĐ rồi thì việc nhà trường tuyển dụng viên chức mới vào vị trí thay bạn là hoàn toàn hợp pháp dựa trên nhu cầu của nhà trường theo Điều 20 LVC lúc này việc nhận lại bạn về làm việc tại trường cần phải kí kết HĐLĐ mới hai bên sẽ thỏa thuận lại công việc trong hợp đồng, tuy nhiên do đã có người đảm nhiệm vị trí cũ của bạn rồi nên hiện tại nhà trường nếu chỉ có thể sắp xếp vị trí giám thị cho bạn thì bạn có quyền lựa chọn tiếp tục làm việc tại trường với vị trí giám thị hoặc không làm việc tại trường nữa đồng thời xin chuyển công tác đến nơi làm việc khác, phía nhà trường thực hiện bố trí công tác như vậy là hoàn toàn đúng pháp luật.

“Điều 20. Căn cứ tuyển dụng

Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.”

TH2 : Bên trường cũ chưa ra văn bản về việc chấm dứt HĐLĐ.

Trường hợp này bạn chưa được tuyển vào đơn vị mới nên hợp đồng lao động với đơn vị cũ vẫn chưa chấm dứt, theo đó việc thực hiện hợp đồng lao động cũ này không có thay đổi gì. Khi bạn không được đơn vị mới tiếp nhận thì vẫn tiếp tục thực hiện HĐLĐ bình thường với đơn vị cũ. Việc tuyển dụng viên chức vào làm việc căn cứ theo nhu cầu của nhà trường, kể cả đã tuyển được giáo viên mới nhưng bạn vẫn có quyền tiếp tục công việc cũ theo đúng hợp đồng, nếu muốn chuyển vị trí việc làm của bạn cần phải thực hiện đúng theo khoản 1 Điều 28 và Điều 32 LVC. 

“Điều 32. Thay đổi vị trí việc làm

1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.

2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Điều 14. Chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác

1. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.

2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận ca viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm 

3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.”

“Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.”

Như vậy khi chuyển bạn sang vị trí mới mà chưa được sự đồng ý của bạn là chưa phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình tại trường cũ bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới ban giám hiệu nhà trường hoặc giải quyết tranh chấp theo Điều 30 LVC 

“Điều 30. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc

Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.”

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là hòa giải viên lao động và TAND theo Điều 200 LLĐ bạn có thể làm đơn khiếu nại tới hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện tới TAND.

“Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động.