Trả lời:

Hiện nay, thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết được quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp năm 2013, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Nhìn chung, thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết được quy định trong những văn bản trên đều theo những nguyên tắc nhất định.

1. Thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyến

1.2 Quyền xử lý của cấp trên trực tiếp

Nguyên tắc này áp dụng cho hầu hết các cơ quan nhà nước, trừ trường hợp Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất không có cấp trên.

Theo nguyên tắc này, Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ữái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; bãi bỏ nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp ữên, đồng thời đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ữong quá trình kiểm tra văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lữih vực do mình phụ trách, nếu phát hiện văn bản khiếm khuyết thì có quyền kiến nghị với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ văn bản, nếu kiến nghị không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật…

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp huyện.

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện; đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị hội đồng nhân dần cấp tỉnh bãi bỏ.

Hội đồng nhân dân cấp huyện có quyền bãi bỏ quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã.

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã; đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo uỷ ban nhân dân cấp huyện để đề nghị hội đồng nhân dân cấp huyện bãi bỏ.

Toà án nhân dân cấp trên có quyền ra quyết định để huỷ bỏ văn bản do toà án nhân dân cấp dưới ban hành nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

1.2 Quyền tự xử lý của cơ quan ban hành văn bản pháp luật

Thông qua hoạt động kiểm tra, nếu cơ quan ban hành văn bản phát hiện được những văn bản do mình ban hành có dấu hiệu khiếm khuyết, sẽ phải ban hành văn bản pháp luật khác để xử lý.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh A ban hành quyết định để bãi bỏ những quyết định quy định về ưu đãi và khuyến khích đầu tư không phù hợp với Luật Đầu tư năm 2014.

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý thuộc về chính cơ quan ban hành văn bản khiếm khuyết sẽ không áp dụng trong trường hợp Toà án ban hành bản án và quyết định khiếm khuyết. Toà án không có quyền tự xử lý với những bản án và quyết định do mình ban hành mà phải do toà án cấp trên xử lý (trừ văn bản do Toà án nhân dân tối cao ban hành).

1.3 Thẩm quyền của toà án xử lý văn bản áp dụng pháp luật

Đối tượng bị khởi kiện ra toà án nhân dân là các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền (Xem: Luật Tố tụng hành chính năm 2015). Văn bản áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước bị khởi kiện ra toà án nhân dân, nếu có đầy đủ chứng cứ để khẳng định dấu hiệu vi phạm pháp luật thì toà án nhân dân sẽ ra bản án để huỷ bỏ văn bản pháp luật đó.

4. Cách thức xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Văn bản pháp luật được ban hành bởi nhiều cơ quan và cá nhân có thẩm quyền. Do vậy cách thức xử lý các loại văn bản pháp luật có dấu hiệu khiếm khuyết cũng khác nhau.

4.1 Căn cứ lựa chọn cách thức xử lý văn bản pháp luật

Trong quá trình xác định thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết, cần phải xem xét đến tính chất, mức độ của mỗi dạng khiếm khuyết để lựa chọn các biện pháp xử lý phù hợp nhất.

– Căn cứ tính chất khiếm khuyết trong văn bản

Thông thường đối với những văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng sẽ bị bãi bỏ, thay thế.

Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân lao động có thể bị sửa đổi, thay thế, bãi bỏ.

Văn bản trái pháp luật như vi phạm thẩm quyền ban hành, nội dung trái với văn bản có hiệu lực pháp luật cao hom, tức là có vi phạm nghiêm trọng tới mức không thể chấp nhận giá trị pháp lý của nó, sẽ lựa chọn giải pháp xử lý là huỷ bỏ.

Văn bản pháp luật sai phạm về hình thức, nếu chỉ sai về thể loại mà nội dung phù hợp thì sửa đổi, còn nội dung được giữ lại để đưa vào văn bản mới. Trường hợp sai về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản thì sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định hiện hành.

Văn bản pháp luật vi phạm thủ tục ban hành thì bãi bỏ (nếu là văn bản quy phạm pháp luật) hoặc huỷ bỏ (nếu là văn bản áp dụng pháp luật). Trong trường họp văn bản vi phạm thủ tục ban hành mà sự vi phạm này làm mất cơ sở pháp lý của việc giải quyết công việc phát sinh thì huỷ bỏ và đình chỉ việc giải quyết.

Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp thực tiễn, nếu chỉ một bộ phận trong văn bản không phù hợp thì cơ quan ban hành văn bản này áp dụng biện pháp sửa đổi, bổ sung, còn nếu đại đa số nội dung văn bản không phù hợp thì bãi bỏ, thay thế bằng văn bản pháp luật khác cho phù hợp.

Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia thì sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế.

Văn bản pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo xử lý bằng cách sửa đổi, bổ sung.

Các quy phạm pháp luật rải rác trong các văn bản được ban hành dưới thể loại không phải là văn bản quy phạm pháp luật thì cần hợp nhất theo lĩnh vực điều chỉnh vào một văn bản.

Văn bản pháp luật có kĩ thuật pháp lý thấp như ngôn ngữ không chuẩn, phân chia, sắp xếp không logic, chặt chẽ, giải pháp xử lý là sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản khác.

Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp truyền thống đạo đức, văn hoá và phong tục đạo đức tốt đẹp của dân tộc áp dụng biện pháp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

– Căn cứ mức độ khiếm khuyết trong văn bản

Nếu văn bản pháp luật có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì phải xử lý bằng biện pháp huỷ bỏ; ít nghiêm trọng thì sửa đổi, bổ sung.

Nếu phần lớn văn bản pháp luật có sự khiếm khuyết thì áp dụng biện pháp bãi bỏ, thay thế bằng văn bản khác; nếu chỉ một bộ phận nhỏ trong văn bản pháp luật khiếm khuyết thì sửa đổi, bổ sung.

– Căn cứ thẩm quyền xử lý

Cấp trên có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý như huỷ bỏ, bãi bỏ, tạm đình chỉ thi hành, đình chỉ thi hành văn bản pháp luật của cấp dưới.

Cơ quan ban hành văn bản pháp luật cũng có thẩm quyền xử lý với biện pháp huỷ bỏ, bãi bỏ, tạm đình chỉ thi hành, đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung; ngoài ra còn có quyền thay thế văn bản mình ban hành bằng văn bản pháp luật khác.

Toà án nhân dân có quyền huỷ bỏ một số văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

– Căn cứ bản chất của mỗi biện pháp xử lý

Có rất nhiều biện pháp để xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết như huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ, thay thế, sửa đối, bổ sung. Mỗi biện pháp xử lý có vai trò, bản chất khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực pháp luật của văn bản pháp luật. Do vậy, trong quá trình xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết các cơ quan cần hiểu rõ về vai trò, bản chất của mỗi biện pháp để áp dụng cho phù hợp.

4.2 Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Dựa vào tính chất, mức độ khiếm khuyết của văn bản pháp luật và bản chất của mỗi biện pháp xử lý, chủ thể có thẩm quyền lựa chọn một trong những biện pháp sau để xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.

– Huỷ bỏ

Huỷ bỏ là biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản áp dụng pháp luật có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: nội dung của văn bản pháp luật bất họp pháp; ban hành văn bản trái thẩm quyền nội dung; sai phạm về thủ tục ban hành dẫn đến làm mất cơ sở pháp lý của việc giải quyết công việc phát sinh (không thành lập hội đồng kỉ luật trước khi ra quyết định kỉ luật công chức…).

Khi áp dụng biện pháp huỷ bỏ, hậu quả pháp lý xảy ra là văn bản pháp luật sẽ bị hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản này được ban hành. Tức là phủ nhận giá trị pháp lý của văn bản bị huỷ kể từ thời điểm ban hành. Điều này xuất phát từ chính khái niệm huỷ bỏ là việc ra một văn bản để làm mất hiệu lực pháp luật kể cả trở về trước của văn bản bị huỷ bỏ.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản.

– Bãi bỏ

Bãi bỏ là biện pháp xử lý được hiểu “bỏ đi, không thi hành nữa”.

Đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ là các văn bản quy phạm pháp luật có một trong các dấu hiệu khiếm khuyết như: nội dung văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; đại đa số nội dung trong văn bản không phù hợp với quyền lợi chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nội dung của văn bản không phù hợp với văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; phần lớn nội dung của văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với thực trạng kinh tế – xã hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh; phần lớn nội dung của văn bản pháp luật không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia; văn bản quy phạm pháp luật không còn cần thiết tồn tại trong thực tiễn nữa.

Như vậy, khác với huỷ bỏ, dấu hiệu vi phạm pháp luật không phải là dấu hiệu duy nhất để xem xét áp dụng biện pháp bãi bỏ. Văn bản bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản xử lý nó có hiệu lực pháp luật. Do vậy, biện pháp bãi bỏ không phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản pháp luật sai trái đó.

– Thay thế

Thay thế là biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản

Thẩm quyền thay thế văn bản pháp luật chỉ thuộc về cơ quan đã ban hành văn bản đó.

Hậu quả pháp lý xảy ra khi áp dụng biện pháp thay thế là văn bản pháp luật bị thay thế hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản mới có hiệu lực pháp lý.

– Đình chỉ thi hành

Đình chỉ thi hành là biện pháp xử lý được áp dụng để tạm ngưng hiệu lực đối với văn bản pháp luật, ví dụ: Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp huyện trái với văn bản của cấp trên, đồng thời báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh để đề nghị hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ.

Văn bản pháp luật bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu cấp có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ, bãi bỏ thì văn bản pháp luật hết hiệu lực, còn không bị huỷ bỏ, bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.

– Tạm đình chỉ thi hành

Tạm đình chỉ thi hành là biện pháp xử lý được áp dụng đối với các văn bản áp dụng pháp luật trong những trường họp nhất định.

Thứ nhất, chủ thể không có thẩm quyền xử lý văn bản áp dụng pháp luật nhưng có cơ sở cho rằng văn bản đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên quyết định tạm dừng thi hành để chờ cấp có thẩm quyền xử lý.

Văn bản pháp luật bị tạm đình chỉ, hết hiệu lực khi cấp có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ; tiếp tục có hiệu lực khi cấp có thẩm quyền tuyên bố không huỷ bỏ văn bản đó.

Thứ hai, khi có cơ sở cho rằng việc thi hành văn bản pháp luật có thể gây cản trở hoạt động công quyền thì chủ thể có thẩm quyền quyết định việc tạm dừng thi hành văn bản trong thời gian nhất định để hoạt động công quyền được diễn ra thuận lợi.

Trường họp này, người ra quyết định tạm đình chỉ phải ra văn bản bãi bỏ việc tạm đình chỉ đó nếu không còn cần thiết. Văn bản đã bị tạm đình chỉ tiếp tục có hiệu lực.

– Sửa đổi, bổ sung

Sửa đổi, bổ sung là biện pháp xử lý được áp dụng đối với các văn bản pháp luật khi tính chất và mức độ khiếm khuyết của văn bản rất nhỏ.

Sửa đổi là việc ra văn bản để làm thay đổi một phần nội dung văn bản pháp luật hiện hành trong khi vẫn giữ nguyên những nội dung khác. Vì vậy, sửa đổi chỉ làm mất hiệu lực pháp luật của bộ phận văn bản bị sửa đổi, còn toàn bộ văn bản vẫn có hiệu lực pháp luật.

Bổ sung là việc ra văn bản để thêm vào nội dung văn bản pháp luật những quy định mới trong khi vẫn giữ nguyên nội dung vốn có của văn bản đó. Bổ sung không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp luật của văn bản mà chỉ làm thay đổi nội dung, quy mô của văn bản được bổ sung.

Thông thường các cơ quan ban hành một văn bản để sửa đối, bổ sung một văn bản pháp luật khác. Với cách sửa đổi, bổ sung phổ biến như vậy làm cho cơ quan ban hành văn bản mất nhiều thời gian, kinh phí, phải trải qua mọi thủ tục mà pháp luật quy định. Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cửu lập pháp ở Việt Nam đã bắt đầu nói đến kĩ thuật “ban hành một văn bản để sửa nhiều văn bản khác” khi chúng có nội dung liên quan đến nhau.

Hiện nay, với thực trạng nhiều cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật để chi tiết hoá và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên còn chậm, thiếu văn bản; nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo trong nội tại văn bản cũng như với các văn bản pháp luật khác, thì việc áp dụng kĩ thuật “một văn bản sửa nhiều văn bản khác” là rất cần thiết. Hơn nữa việc nghiên cứu sửa đổi đồng thời một lúc nhiều văn bản pháp luật cho phép tuân thủ các bước tối thiểu của quy trình lập pháp, lập quy mà vẫn bảo đảm đúng chức năng, thẩm quyền của các cơ quan, đồng thời khắc phục được sự lãng phí về thời gian trong từng công đoạn và tiết kiệm kinh phí nghiên cứu, ban hành văn bản.

Khi ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền tiến hành hợp nhất nội dung sửa đổi, bổ sung vào văn bản được sửa đổi, bổ sung bảo đảm tính thuận tiện cho áp dụng pháp luật.

Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung
theo quy trình và kĩ thuật quy định tại Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012. Việc họp nhất văn bản quy phạm pháp luật sau khi được sửa đổi, bổ sung không làm ảnh hưởng đến nội dung và hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật được hợp nhất. Như vậy, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động chỉ mang tính kĩ thuật không tạo ra quy phạm pháp luật mới cũng như văn bản quy phạm pháp luật mới.

Mục đích của việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật là làm cho hệ thống pháp luật trở nên đom giản, minh bạch, thống nhất, dễ tiếp cận; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; tạo thuận lợi cho việc tra cứu, trích dẫn các quy định của văn bản. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Nhằm bảo đảm việc hợp nhất văn bản được

Theo quy định của Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012, hợp nhất được thực hiện bắt buộc đối với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban Thường vụ nhanh chóng, kịp thời, chính xác và có sự tiếp nối liên tục từ quá trình soạn thảo, ban hành đến họp nhất văn bản, không làm phát sinh thêm biên chế, tổ chức mới, Pháp lệnh quy định trách nhiệm họp nhất thuộc về:

+ Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tổ chức việc hợp nhất đối với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản liên tịch giữa ủy ban Thường vụ Quốc hội với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội;

+ Người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức việc họp nhất đối với văn bản của những chủ thể này;

+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao tổ chức việc hợp nhất đối với thông tư do mình ban hành, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo;

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức việc họp nhất đối với văn bản do mình ban hành, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo;

+ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức việc hợp nhất đối với thông tư do mình ban hành, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ tri soạn thảo;

+ Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức việc hợp nhất đối với quyết định do mình ban hành.

– Đính chính văn bản

Biện pháp này được sử dụng trong trường hợp văn bản pháp luật có những sai sót đơn giản như chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, sai thể thức, kĩ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, họp pháp thì đính chính đối với những sai sót đó. Việc đính chính văn bản pháp luật không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của văn bản đó.

5. Cách thức soạn thảo văn bản pháp luật có nội dung xử lý văn bản pháp luật khác

Sau khi lựa chọn được biện pháp xử lý phù hợp với sự khiếm khuyết của văn bản pháp luật, chủ thể có thẩm quyền phải ban hành một văn bản pháp luật mới để xử lý.

5.1 Hình thức văn bản pháp luật cỏ nội dung xử lý

Về thể thức và cách thức trình bày văn bản có nội dung xử lý vẫn tuân theo quy định hiện hành và giống với các văn bản pháp luật khác.

Về hình thức của văn bản pháp luật có nội dung xử lý, chủ thể có thẩm quyền xử lý phải lựa chọn cho phù hợp với quy định của pháp luật. Việc lựa chọn hình thức của văn bản pháp luật có nội dung xử lý phụ thuộc vào thẩm quyền xử lý, biện pháp xử lý và thể loại của văn bản pháp luật là đối tượng xử lý.

– Hình thức của văn bản pháp luật khi cấp trên xử lý văn bản pháp luật của cấp dưới

Quốc hội ban hành nghị quyết để bãi bỏ văn bản pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để bãi bỏ văn bản pháp luật của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản pháp luật của bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, văn bản liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định để đình chỉ việc thi hành văn bản pháp luật của uỷ ban nhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.

Hội đồng nhân dân cấp trên ban hành nghị quyết để bãi bỏ nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và quyết định của uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên ban hành quyết định để đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân và văn bản pháp luật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.

Toà án nhân dân ban hành quyết định, bản án để sửa hoặc huỷ bỏ văn bản do toà án nhân dân cấp dưới ban hành.

– Hình thức của văn bản pháp luật khi chủ thể ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết tự xử lý

Việc lựa chọn hình thức văn bản xử lý trong trường hợp này phụ thuộc vào biện pháp xử lý mà chủ thể ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết lựa chọn.

Nếu lựa chọn biện pháp sửa đổi, bổ sung đối với văn bản khiếm khuyết thì thông thường chủ thể ban hành văn bản pháp luật sử dụng chính hình thức của văn bản bị sửa đổi, bổ sung. Ví dụ: Quốc hội ban hành luật để sửa đổi, bổ sung luật, uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định để sửa đổi, bổ sung quyết định… trừ trường hợp Quốc hội ban hành nghị quyết để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Neu lựa chọn biện pháp xử lý là huỷ bỏ, bãi bỏ đối với văn bản khiếm khuyết thì chủ thể ban hành văn bản pháp luật sử dụng hình thức văn bản có thể thức điều khoản để ban hành. Theo cách lựa chọn này, có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất, hình thức của văn bản xử lý trùng với hình thức của văn bản pháp luật bị xử lý vì chúng có cùng thề thức điều khoản. Thứ hai, hình thức của văn bản xử lý khác vói hình thức của văn bản bị xử lý nếu văn bản bị xử lý là văn bản có thể thức nghị luận.

Hình thức văn bản pháp luật khi toà án nhân dân xử lý văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước

Toà án nhân dân ban hành bản án để huỷ bỏ quyết định hành chính sai trái của cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng bị khởi kiện.

5.2 Soạn thảo nội dung của văn bản pháp luật xử lý văn bản pháp luật khác

– Đối với những văn bản pháp luật xử lý có nội dung huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ văn bản pháp luật khác

Nội dung của những văn bản này được trình bày và phân chia thành hai điều (hoặc ba điều) theo hướng: Điều 1 xác định biện pháp xử lý, đối tượng xử lý và lý do xử lý; Điều 2 quy định trách nhiệm thi hành văn bản; Điều 3 quy định về thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản.

Khi viện dẫn văn bản pháp luật hoặc bộ phận văn bản là đối tượng bị huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ, yêu cầu người soạn thảo phải liệt kê chi tiết những dấu hiệu của văn bản pháp luật là đối tượng bị xử lý. Nếu chỉ huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ một bộ phận của văn bản, thì người soạn thảo phải liệt kê đầy đủ bộ phận văn bản bị huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ như: điểm, khoản, điều của văn bản số… do ai ban hành, ngày/ tháng/ năm ban hành, quy định về… (hoặc trong văn bản thể thức nghị luận thì liệt kê: điểm, phần, mục… của văn bản số… do… ban hành…).

Neu ra phán quyết để huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ toàn bộ một văn bản khiếm khuyết thì người soạn thảo phải liệt kê đủ năm dấu hiệu của văn bản pháp luật bị xử lý: tên văn bản, số, kí hiệu, chủ thể ban hành, thời gian ban hành, trích yếu nội dung.

Nội dung của Điều 2, người soạn thảo phải liệt kê được người đứng đầu đơn vị cấp dưới trực tiếp của chủ thể ban hành văn bản có trách nhiệm thi hành văn bản pháp luật xử lý.

Nội dung cuối cùng trong văn bản pháp luật xử lý là thời điểm bắt đầu có hiệu lực pháp luật của văn bản. Với nội dung này, người soạn thảo có thể tách thành một điều riêng biệt, cũng có thể xác lập ngay trong nội dung của Điều 2, sau phần hiệu lực pháp luật về đối tượng thi hành văn bản. Người soạn

thảo có thể sắp xếp nội dung hiệu lực pháp luật về thời gian trước nội dung hiệu lực pháp luật về đối tượng hoặc ngược lại. Văn bản huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ được trình bày đầy đủ hình thức và nội dung tưomg tự như văn bản sau:

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

TỈNH A

Số …/NQ-HĐND

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

A, ngày… tháng… năm…

NGHỊ QUYẾT
Bãi bỏ Nghị quyết trái pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH A

Khoá… kì họp thứ… từ ngày… đến ngày…

Căn cứ Luật Tổ chức chinh quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Pháp lệnh Dân sổ ngày 09 tháng 01 năm 2003;

Xét Công văn SO…/STP-KTVB về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh A,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Bãi bỏ Nghị quyết số…/2005/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện B, ban hành ngày… tháng… năm…, quy định về …, vì có nội dung trái với quy định của Pháp lệnh Dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003.

Điều 2. Chánh vãn phòng Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban pháp chế và Thường trực Hội đồng nhân dân huyện B chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh A khoá…, kì họp thứ… thông qua ngày… tháng… năm…

Nơi nhận: CHỦ TỊCH

– Như Điều 2;

– Lưu: VT.

– Đối với những văn bản xử lý có nội dung sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật khác

Riêng đối với biện pháp sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật khiếm khuyết, người soạn thảo cần lưu ý tới việc bảo đảm tính khoa học và trật tự liên tục của văn bản bị xử lý. về cơ bản, văn bản có nội dung sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật khác cũng phải thể hiện được toàn bộ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung và quy định về hiệu lực pháp luật của văn bản đó.

Về nội dung của phần sửa đổi, bổ sung có thể được soạn thảo theo những cách thức sau đây:

Thứ nhất, xác lập nội dung mới thay thế cho nội dung cũ và ấn định cụ thể vị trí của nó trong văn bản bị sửa đổi.

Ví dụ:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 và bổ sung khoản 10 và khoản 11 vào Điều 8 như sau:

“8. Thuê, cho thuê, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác có liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú; giả mạo điều kiện để được đăng kí thường trú”.

“10. Giải quyết cho đăng kí cư trú khi biết rõ người được cấp đăng kí cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.

11. Đồng ý cho người khác đăng kí cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng kí cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.”

Thứ hai, xác định rõ vị trí và nội dung cần đưa thêm vào văn bản đồng thời giữ nguyên nội dung cũ liền kề. Ví dụ:

“Điều 1. Bổ sung điểm e, f vào khoản 4 Điều 15 như sau:

Điều 15….. ”

Thứ ba, nếu cần sửa đổi, thay thế những từ, ngữ, dấu câu của bộ phận nào đó trong văn bản cũ bằng từ, ngữ, dấu câu mới, người soạn thảo cũng phải xác định rõ vị trí của chúng. Cách này được sử dụng khi có sự thay đổi đồng loạt các nội dung nằm rải rác trong nhiều bộ phận khác nhau của văn bản. Ví dụ: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, nội dung sửa đổi, bổ sung được trình bày như sau:

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở.

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 132 như sau:

“1. Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật”.

2. Thay cụm từ “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở” tại các điều 10, 21, 22, 36, 57, 78, 93, 95, 125, 139 và khoản 2 Điều 66, điểm b khoản 2 Điều 106 của Luật Nhà ở bằng cụm từ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

3. Thay cụm từ “một trong các giấy tờ quy định tại Điều 15 của Luật này” tại khoản 3 Điều 66 của Luật Nhà ở bằng cụm từ “giấy tờ chứng minh tạo lập hợp pháp”.

về hiệu lực pháp luật của văn bản sửa đổi, bổ sung được trình bày giống với các văn bản pháp luật khác. Người soạn thảo có thể tách thành hai điều riêng biệt, một điều trình bày hiệu lực pháp luật về đối tượng, một điều trình bày hiệu lực pháp luật về thời gian, hoặc chỉ trình bày trong một điều khoản.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)