1. Thẩm quyển của UBND xã trong tranh chấp đất đai ?

Xin hỏi Luật sư của LVN Group. Tóm tắt sự việc: Tại địa phương có 01 vụ tranh chấp đất văn hóa do UBND xã quản lý chưa có GCNQSD Đất nhưng có nguồn gốc rõ ràng từ năm 1988 với 01 hộ dân ở cạnh có đất đã có GCNQSD Đất cấp năm 2003 theo xác định cấp chồng lên đất vă hóa do xã quản lý khoảng 500 m2. Hòa giải không thành. Hộ dân trên khởi kiện UBND xã ra tòa án huyện giải quyết. Ngày 9/6/2014 Tòa án huyện mở phiên tòa giải quyết, có triệu tập UBND xã và hộ dân trên.

Xin hỏi Luật sư của LVN Group:

1. Chủ tịch UBND xã không họp UBND xã để lấy ý kiến tập thể UBND xã để trả lời tòa. Không đi dự tòa mà ủy quyền miệng cho Phó chủ tịch xã đi dự phiên tòa, Vậy đúng hay là sai quy dịnh của pháp luật? Tại văn bản nào?

2. Trường hợp Chủ tịch xã không họp UBND xã để lấy ý kiến tập thể UBND xã để trả lời tòa. Không đi dự tòa mà viết giấy ủy quyền “ tôi……Chủ tịch UBND xã ủy quyền cho ông ….Phó chủ tịch UBND xã dự tòa. Người ủy quyền” Xin hỏi Việc chủ tịch UBND xã ký tên mà không thay mặt UBND xã, Vậy dúng hay sai quy dịnh của pháp luật? Tại văn bản nào?

3. Phó chủ tịch UBND xã đi dự Tòa không có giấy ủy quyền mà chỉ có ủy quyền miệng (Tòa cho dự) nhưng vẫn thay mặt UBND xã đồng ý trả 500 m2 đất cho hộ dân trên vì cho rằng đất có sổ đỏ là đúng hay sai? Tại văn bản nào?

4. Trường hợp, chủ tịch UBND xã ủy quyển với danh nghĩa là chủ tịch UBND xã không phải thay mặt UBND xã. Phó chủ tịch đi dự Tòa vẫn thay mặt UBND xã đồng ý trả 500 m2 đất cho hộ dân trên vì cho rằng đất có sổ đỏ là đúng hay sai? Tại văn bản nào?

5. Phó chủ tịch UBND xã có thẩm quyền đồng ý cắt đất văn hóa do nhà nước quản lý trả cho hộ dân trên hay không? Hay thẩm quyền thuộc UBND Huyện? quy định tại văn bản nào?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài 24/7, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật LVN Group. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND xã và phó chủ tịch UBND xã:

Điều 36. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;

2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Như vậy, việc chủ tịch UBND xã ủy quyền cho phó chủ tịch UBND xã tham dự phiên tòa là hoàn toàn trong phạm vi pháp luật cho phép.

Thứ hai, về việc tranh chấp 500m2 đất:

Năm 2003 hộ dân trên được cấp GCNQSD đất, theo đúng trình tự, thủ tục thì địa chính xã phải về đo đạc lại diện tích đất của hộ dân đó và xác định tiếp giáp với những thửa đất liền kề, nếu quá trình này đúng pháp luật thì không có chuyện cấp GCNQSDĐ chồng lên 500m2 đất văn hóa của xã.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.

Điều 132. Luật Đất đai 2013 khoản 1 quy định:

1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Theo đó cần phải xác định 500m2 đất nói trên có thuộc vào 5% đất công ích hay không, nếu là đất công ích, hộ gia đình đó phải trả lại cho UBND xã. Và việc sử dụng đất công ích do chủ tịch UBND xã quyết định, hoặc có thể ủy quyền cho phó chủ tịch UBND xã và phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng đất đó.

Về thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:

a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Do vậy trường hợp bạn đưa ra, phó chủ tịch UBND xã không có thẩm quyền cắt đất văn hóa do nhà nước quản lý trả cho hộ dân trên mà thẩm quyền thuộc về UBND cấp huyện.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Tranh chấp khi mua đất đã bị chủ cũ hiến một phần để làm đường ?

Thưa Luật sư! Tôi ở Hà Giang, tôi muốn hỏi hiện nay nhà nước ta đang áp dụng luật đất đai năm nào? – Vợ chồng tôi vừa mua 1 thửa đất có đầy đủ giấy chứng nhận do ủy ban nhân dân thành phố cấp và có xây tường bao quanh khu đất để giữ đất, tôi lấy giáp ranh bên phải là đường dân sinh và đo đúng diện tích đất được cấp trong GCN.
Nhưng khi có nhà ở thửa giáp gianh bên trái làm nhà mới phát hiện ra thửa đất tôi mua có 1 phần đất nằm vào con đường dân sinh do chủ đất cũ đã hiến cho xã để làm đường ( Con đường này đã có từ năm 2010, giấy chứng nhận QSD đất cấp năm 2014). Do vậy phần tường rào bên trái của nhà tôi được xác định là nằm vào đất của nhà kia, còn đất của nhà tôi phải được tính từ giữa đường theo bản đồ địa chính của phòng Tài nguyên môi trường thành phố.
Vậy bây giờ tôi phải làm như thế nào? và theo pháp luật thì tôi có bị mất đi phần đất nằm trong đường mà không được chủ đất cũ bồi thường không ạ? và nếu tôi không cho nhà bên trái đập tường để lấy đất khi cơ quan chức năng chưa làm rõ về phần đất của nhà tôi nằm trong đất đường dân sinh thì tôi có sai không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi: 1900.0191

Trả lời:

– Thứ nhất: Bạn cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót theo khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2013:

Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận….”

– Thứ hai: Giải quyết đối với phần đất nằm trong đường mà chủ cũ đã hiến

Đối với vấn đề này bạn và chủ cũ cần sửa đổi hợp đồng mua bán đất đó theo Điều 421 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 421. Sửa đổi hợp đồng

1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.

3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”

– Thứ ba: hành vi không cho hàng xóm đập tường

Trường hợp của bạn khi chưa đính chính, xác định rõ ràng phần đất mà bạn mua thì hành vi không cho hàng xóm đập tường lấy đất xây nhà là hoàn toàn không vi phạm pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Xác nhận tài sản riêng là đất đai có tranh chấp ?

Kính gửi Luật sư của LVN Group công ty Luật LVN Group! Tôi và chồng tôi sống với nhau từ năm 1989, nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1989 mẹ tôi có mua cho tôi một mảnh đất, để tên người mua là tôi. Giấy tờ mua đất là viết tay. Sau đó vợ chồng tôi chuyển về mảnh đất đó cất nhà rồi sống tới nay.
Bố mẹ tôi đã mất nhưng người bán đất hiện tại vẫn còn sống. Hiện tại chồng tôi có quan hệ ngoài luồng có con với người khác và có ý định chia nhà, chia đất cho mẹ con cô ấy. Tôi muốn hỏi cách làm mẫu đơn ra tòa xin giải quyết hay làm cách nào để làm giấy xác định mảnh đất đó là tài sản riêng của tôi và chồng tôi không có quyền quyết định trong đó ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>>Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 100 Luật đất đai thì bạn có giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất từ mẹ mình và người nhận chuyển quyền sử dụng đất vẫn còn sống nên bạn có thể xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điêu 100 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội:

“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”

Căn cứ vào Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội​ quy định về tài sản riêng:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”

Khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

“4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.”

Căn cứ vào khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình quy định về tài sản chung của vợ, chồng:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Thì tài sản này tuy có được trong thời kì hôn nhân, nhưng là mẹ bạn chia tài sản cho mình bạn. Vậy đó là tài sản riêng của bạn. Trong thời kì hôn nhân hay sau khi ly hôn đó cũng là tài sản riêng của bạn và chồng bạn khôg có quyền gì với mảnh đất này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Xác định thuế nhà, đất trong trường hợp có tranh chấp về quyền sử dụng đất

Thưa Luật sư của LVN Group, Ông Côi ở xã A thuộc khu vực nông thôn có diện tích đất ở như sau: nhà xây trên diện tích 80m2; diện tích sân là 100m2; diện tích vườn 200 2; diện tích ngõ đi 40m2;diện tích bỏ trống không sử dụng 100m2 – phần diện tích này ông dự định cho người con lớn xây nhà ở riêng. Ngoài ra, ông còn có một phần diện tích 250m2 đất sử dụng để cho thuê làm nơi sản xuất bánh đa đang có tranh chấp với ông Trung là người có đất liền kề.
Việc tranh chấp này đã diễn ra 03 năm nay. Hai bên đã gửi đơn lên cấp có thẩm quyền đề nghị giải quyết theo pháp luật, song hiện nay tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết. Ông Côi có kiến nghị lên Uỷ ban nhân dân xã là phần đất đang có tranh chấp giữa ông và ông Trung thì phường tạm thời chưa thu thuế; khi nào xác định được người chủ hợp pháp theo luật thì người đó có trách nhiệm nộp thuế đất. Ngoài ra, ông cũng cho rằng, ông không phải nộp thuế đối với phần diện tích 100m2 bỏ trống không sử dụng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường A phải giải quyết kiến nghị của ông Côi như thế nào?

Xác định thuế nhà, đất trong trường hợp có tranh chấp về quyền sử dụng đất?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Trong tình huống này, diện tích đất ở của ông Côi là thuộc địa bàn nông thôn, do đó theo quy định hướng dẫn về căn cứ tính thuế nhà, đất tại tiểu mục 3 Mục II Thông tư số 83/TC-TCT hướng dẫn thi hành Nghị định số 94-CP ngày 25/08/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế nhà, đất, thì ông Côi phải nộp thuế trên toàn bộ diện tích thực tế sử dụng, bao gồm cả diện tích đất bỏ trống. Đối với phần diện tích đang tranh chấp với ông Trung, thì mặc dù cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết tranh chấp này nhưng trên thực tế thì ông Côi đang là người sử dụng diện tích đó và hưởng lợi từ việc cho thuê làm xưởng sản xuất bánh đa. Do đó, ông Côi là người phải nộp thuế đất đối với phần diện tích đang tranh chấp này. Việc nộp thuế đất đối với phần diện tích đang tranh chấp không có nghĩa là ông Côi được công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với phần đất đó. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A hoặc người được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A ủy quyền cần giải thích rõ quy định này để ông Côi biết và thực hiện đúng quy định này. Giải thích cho ông Côi rõ, diện tích phải nộp thuế đất của ông Côi như sau:
+ Diện tích xây nhà: 80m2
+ Diện tích sân: 100m2
+ Diện tích vườn: 200m2
+ Diện tích ngõ đi: 40m2
+ Diện tích bỏ trống không sử dụng: 100m2
+ Diện tích đất đang tranh chấp nhưng ông Côi là người sử
dụng vì đang thu tiền cho thuê: 250m2
Như vậy, tổng diện tích chịu thuế đất của ông Côi là: 80m2 + 100m2 + 100m2 + 40m2 + 100m2 + 250m2 = 670m2

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng! Trân trọng./.

5. Tranh chấp quyền sử dụng đất khi chỉ có giấy tờ viết tay ?

Chào anh chị. Em muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn cho em về việc như sau: gia đình em có một mảnh ruộng có diện tích 370m2. Trong 370m2 đất mà gia đình em đang sử dụng thì có 100m2 đất là của gia đình người khác không sử dụng nên đã viết đơn chuyển cho gia đinh em sử dụng (chỉ có người chồng viết đơn và ký tên). Gia đình em đã canh tác từ năm 1999 đến nay.

Hiện nay nhà nước có chính sách cho chuyển đổi lên đất 50 năm thì người vợ của gia đình kia lại đến đòi lại ruộng (gia đình họ đã được cấp sổ đỏ) trong khi đó gia đình em lại chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất mà chỉ có giấy nộp thuế nông nghiệp từ năm 1999. Theo mẹ em nói thì bên địa chính xã đã gạch tên gia đình họ trên sổ địa chính xã và đã sang tên cho gia đình em rồi. Vậy nhưng khi đi làm chuyển đổi thành đất 50 năm thì gia đình họ vẫn đủ điều kiện đi làm.

Vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi trong trường hợp có tranh chấp xảy ra thì gia đình em sẽ được giải quyết như thế nào? Và nhà em có phải trả lại mảnh đất trên cho gia đình kia không? Nếu phải trả lại thì xã sẽ giải quyết như thế nào khi gia đình em đã canh tác từ rất lâu rồi.

Rất mong nhận được sự phản hồi và giải đáp của Luật sư của LVN Group. Chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì “100 m2 đất nông nghiệp bạn mua đã có giấy chuyển nhượng và có xác nhận của địa phương nhưng trên giấy chuyển nhượng chỉ có người chồng ký tên” điều này dẫn đến hai khả năng (Hai quan điểm pháp lý xảy ra).

Trường hợp 1: Hợp đồng trên là hợp pháp vì đã có xác nhận của chính quyền bởi lẽ hợp đồng giao dịch được tiến hành vào năm 1992, thuộc sự điều chỉnh của luật đất đai khi đó luật này quy định “đất nông nghiệp là đất do nhà nước giao và sử dụng vào mục đích nông nghiệp”. Loại đất nông nghiệp này trực tiếp do UBND xã/Phường quản lý trực tiếp (Đất này được chia cho người dân vào năm 1992). Nếu việc mua bá/chuyển nhượng/đổi đất đã được xác nhận của chính quyền thì trên trích lục sơ đồ thửa đất phần đất đó sẽ mang tên nhà Bạn và do gia đình nhà bạn đóng thuế/phí từ thời điểm đó đến nay.

Trường hợp 2: Quan điểm này cho rằng việc đất nông nghiệp là đất do nhà nước giao cho hộ gia đình được hiểu là những người có tên trên sổ hộ khẩu tại thời điểm giao đất năm 1992. Do vậy, việc chuyển nhượng cần có sự đồng ý, thống nhất của các bên trên sổ hộ khẩu (Vợ/Chồng/Các con trên 18 tuổi) dẫn đề giao dịch này bị vô hiệu một phần (Vô hiệu về mặt chủ thể của hợp đồng).

Theo quy định của luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi thì việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thuộc về thẩm quyền của tòa án nhân dân quận/huyện nơi có đất. Do vậy, nếu gia đình bên chuyển nhượng muốn đòi lại phần đất thì họ khải khởi kiện và yêu cầu tòa án tuyên giao dịch trên là vô hiệu.

Bạn không nói rõ mảnh đất này đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm người chồng viết giấy cho gia đình bạn chưa, quyền sử dụng đất này là của hộ gia đình nhà họ hay là của riêng người chồng, quyền sử dụng đất này bạn nhận từ thời điểm nào,… do đó chúng tôi chưa thể trao đổi chính xác với bạn được. Bạn vui lòng cung cấp thêm đầy đủ thông tin cho chúng tôi hoặc trao đổi trực tiếp đối với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại, gọi: 1900.0191 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật LVN Group