và kiểm tra việc thực thi pháp luật. Do đó việc phân định thẩm quyền được thể hiện như sau:

1. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho người sử dụng là thể hiện quyền định đoạt đất đai của người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Với tư cách là cơ quan có thẩm quyền chung cao nhất tại địa phương và người thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thẩm quyền về giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Trong khi Luật đất đai năm 1993 còn thể hiện thẩm quyền tập trung lớn cho Chính phủ, đến Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001 chỉ còn giữ lại phần nào thẩm quyền của Chính phủ thì đến Luật đất đai năm 2003, thẩm quyền giao đất và cho thuê đất không thuộc về Chính phủ nữa. Chính phủ chỉ điều hành ở tầm vĩ mô trong việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà không quyết định việc giao đất, cho thuê đất. Vì vậy, kể từ ngày 01/7/2004, với hiệu lực pháp lí của Luật đất đai năm 2003 và đặc biệt từ sau ngày 01/7/2014 theo quy định của Luật đất đai năm 2013, thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xác định ở mức cao nhất và cụ thể nhất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật đất đai năm 2013, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất sau đây:

Thứ nhất, có quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước, giao đất đối với cơ sở tôn giáo trên cơ sở công nhận diện tích mà hiện nay nước hay nước ngoài được cư xử như nhau khi tiếp cận đất đai.

Thứ hai, quyết định cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 Luật đất đai. Quy định này tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi ưồng thuỷ sản, làm muối; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các công trình sự nghiệp.

Thứ ba, UBND cấp tỉnh quyết định cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam có thể là: Các cơ quan đại diện ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Các đối tượng này trước đây đều do Chính phủ quyết định cho thuê đất, nay thực hiện theo Luật đất đai năm 2013 do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Điều này thể hiện sự phân quyền cho các địa phương trong lĩnh vực giao đất, cho thuê đất.

2. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Cấp huyện là địa bàn rất quan trọng để tổ chức và phân công lại lao động, bố trí lại sản xuất, thẩm quyền của cấp huyện chủ yếu tập trung vào việc giao đất, cho thuê đất đối với các hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Luật đất đai căn cứ vào chủ thể để phân biệt thẩm quyền giữa UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với thẩm quyền của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong khi UBND cấp tỉnh tập trung thẩm quyền về giao đất, cho thuê đất, cho phép sự nhiều hơn là thông qua các quyết định hành chính. Chủ thể một bên kí kết hợp đồng cho thuê quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích là đại diện có thẩm quyền của UBND cấp xã.

Luật LVN Group (biên tập)