Nội dung tư vấn:

1. Quy định về thẩm quyền xét xử của tòa án

Trước tiên, “thẩm quyền xét xử của Toà án” được hiểu là một quyền chuyên biệt được trao riêng choToà án, khác với thẩm quyền của các cơ quan khác.

Thẩm quyền xét xử là quyền chung của các toà án không phân biệt phân cấp, phân vùng lãnh thổ.

Thứ hai, “thẩm quyền xét xử của Toà án” còn được hiểu là thẩm quyển riêng của từng toà án cụ thể được phân định theo cấp, theo khu vực hành chính và theo vụ việc. Thẩm quyền riêng của các toà án trong việc xét xử được phân định dựa theo cơ cấu tổ chức của hệ thống toà án gồm:

Thẩm quyền xét xử theo sự việc, theo cấp xét xử như thẩm quyền xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm… Theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, thì thẩm quyền xét xử theo cấp của Toà án nhân dân được phân cấp như sau:

1) Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.

2, Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền như sau: Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

3) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. là Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật; Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật; Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.

4)Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;

5) Thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự là xét xử những vụ án mà bị cáo là những quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Toà án quân sự, căn cứ vào đối tượng phạm tội. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối hợp chiến đấu với quân đội và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lí hoặc tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Các đối tượng phạm tội khác do Toà án nhân dân xét xử.

Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ: theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Toà án được phân định căn cứ vào nơi tội phạm được thực hiện và nơi kết thúc điều tra hoặc nơi cư trú của nguyên đơn hay bị đơn.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định thẩm quyền xét xử những tội phạm được thực hiện trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam.

Theo Bộ luật tố tụng dân sự, thẩm quyền xét xử về mặt dân sự của toà án các cấp cũng được quy định chặt chẽ cho toà án theo các cấp hành chính, lãnh thổ như Toà án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương và cả thẩm quyền theo lãnh thổ. Đối với các vụ án dân sự, thẩm quyền xét xử còn được tính theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu (Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự).

2, Cơ cấu tổ chức của từng cấp tòa án:

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Bộ máy giúp việc;

c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

– Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.

2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:

a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

c) Bộ máy giúp việc.

– Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:

a) Ủy ban Thẩm phán;

b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

c) Bộ máy giúp việc.

-. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
-. Bộ máy giúp việc.
-. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.

3. Ý nghĩa của hoạt động tư pháp và ý nghĩa của việc thành lập hệ thống tòa án ở Việt Nam

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân được thành lập để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Hệ thống tòa án góp phần đảm bảo trật tự, ổn định xã hội trên các lĩnh vực trên.

4. Quyền giải thích pháp luật của tòa án

Quyền giải thích pháp luật là quyền “tuyên bố” nghĩa của pháp luật áp dụng trong các trường hợp cụ thể, nói cách khác thì đó là quyền phát biểu pháp luật là gì trong những trường họp cụ thể. Khi một tranh chấp được đưa lên tòa án, rất có thể pháp luật áp dụng đối với tranh chấp đó không đủ rõ ràng, làm cho các bên trong tranh chấp đưa ra cách hiểu, cách giải thích khác nhau. Cách hiểu nào cũng có lý nhất định. Tòa án trong trường hợp đó sẽ phải đưa ra lời giải thích cuối cùng để chấm dứt sự tranh cãi và đưa ra phán quyết. Giải thích pháp luật của tòa án có giá trị ràng buộc đối với tất cả các bên kể cả nếu một trong hai bên là cơ quan nhà nước.

về mặt lý luận, tòa án đương nhiên có quyền giải thích pháp luật. Bất luận phán quyết của tòa án trong một vụ việc cụ thể là như thế nào thì tòa án chỉ có thể chứng tỏ công lý đã được thực thi bằng việc đưa ra lý lẽ chắc chắn để làm căn cứ. Đối với hoạt động áp dụng pháp luật, lý lẽ của phán quyết chính là các lập luận pháp lý. Trước tiên, tòa án phải chỉ ra quy phạm pháp luật mà tòa án áp dụng. Sau đó, tòa án phải giải thích làm rõ tinh thần và nội dung của quy phạm pháp luật, qua đó lý giải tại sao quy phạm đó lại được áp dụng và kết quả của việc áp dụng là như thế nào. Thiểu phần giải thích pháp luật, phán quyết của tòa án sẽ không có cơ sở chắc chắn. Quyền giải thích pháp luật, như vậy, trở thành một yếu tố không thể thiếu để tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý.

Pháp luật mà tòa án có quyền giải thích phải được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là không chỉ dừng lại ở pháp luật thực định. Tòa án còn có quyền giải thích cả các điều khoản gây tranh cãi trong các cam kết pháp lý mà các chủ thể tư nhân đặt ra để điều chỉnh giao dịch của mình. Bởi vì họp đồng là “pháp luật” mà các bên đã kí kết với nhau. Do đó trong trường hợp các bên có ý kiến khác nhau thì tòa án phải là cơ quan đưa ra lời giải thích cuối cùng.

Nếu tòa án không có quyền giải thích pháp luật hoặc có giải thích pháp luật song không có giá trị bắt buộc thì có thể sẽ có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất, tòa án chỉ viện dẫn điều khoản cúa luật để đưa ra kết luận mà không giải thích cụ thể tại sao điều luật lại được áp dụng cho vụ việc đang xét xử. Trường họp thứ hai, tòa án đưa ra nội dung giải thích pháp luật, song giữa những nội dung giải thích khác nhau, trong đó có nội dung giải thích của các bên, không có giải thích nào có giá trị cuối cùng. Trong cả hai trường họp, phán quyết của tòa đều thiếu căn cứ, lập luận chưa chắc chắn, không thuyết phục, do đó khó có thể cho thấy công lý đã được thi hành.

Pháp luật thực định của Việt Nam vẫn chưa thực sự phù hợp với lý luận về vấn đề này. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể quyền giải thích pháp luật của tòa án. Mặc dù vậy, gần đây đã có một số quy định điều chỉnh việc ban hành án lệ trong đó gián tiếp đề cập tới quyền giải thích pháp luật của tòa án.

Theo quy định tại Điều 22 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối, tức là cơ quan xét xử cao nhất của hệ thống tòa án nhân dân, có thẩm quyền ban hành án lệ. Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối, để được chọn làm án lệ, các quyết định giám đốc thẩm hay bản án của các tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải: “chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau” (theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quỵết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ). Quy định này có thể được hiểu là trong các quyết định giám đốc thẩm hoặc bản án, tòa án có quyền phân tích, giải thích pháp luật. Tuy vậy, do quy định chưa thực sự rõ ràng nên thực tiễn giải thích pháp luật của tòa án hiện nay vẫn còn khá nhiều hạn chế.

5. Quyền đình chỉ hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật

Một vấn đề khác cũng thường gây tranh luận là liệu tòa án có quyền định chỉ hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Từ trước tới nay, câu hỏi này vẫn thường là một vấn đề tế nhị bởi nó chạm tới ranh giới phạm vi thẩm quyền của tư pháp với hành pháp và lập pháp.

Ve mặt lý luận, quyền đình chỉ hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái văn bản cấp trên là quyền tất yếu của tòa án. Trong quá trình thực hiện quyền xét xử, tòa án phải thực hiện một công v?ệc không thể thiếu là chọn pháp luật áp dụng. Pháp luật ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là các quy phạm pháp luật từ nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, thậm chí là án lệ hoặc hợp đồng giữa hai bên. Nếu các quy phạm pháp luật từ các nguồn khác nhau có nội dung mâu thuẫn thì sẽ không thể áp dụng tất cả. Trường hợp này buộc phải chọn quy phạm pháp luật phù hợp thì vụ việc mới có thể được giải quyết. Pháp luật từ các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thấp hơn mà mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật cao hơn sẽ phải bị tuyên vô hiệu. Không cơ quan nào khác ngoài tòa án có thể làm việc này, bởi lẽ tòa án là cơ quan đang thụ lý vụ việc và việc chọn luật nằm ưong quy trình tư duy của tòa án. Bất ki cơ quan nào khác thực hiện việc lựa chọn thay cho tòa án sẽ cản trở quá trình thi hành công lý của tòa án.

Ở góc độ pháp lý, pháp luật thực định của Việt Nam chưa giải quyết triệt để vấn đề trên đây như ở góc độ lý luận. Từ trước tới nay, khi có trường hợp mâu thuẫn trong quy định của văn bản như vậy thì tòa án vẫn thường dựa vào giải thích của cơ quan ban hành để tiến hành xét xử chứ không tuyên vô hiệu đối với văn bản quy phạm pháp luật cấp dưới có mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật cấp trên. Tuy nhiên, gân đây Luật tổ chức tòa án nhân dân cũng đã có những quy định mang tính gợi mở hơn. Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, nếu trong quá trình xét xử phát hiện văn bản quy phạm pháp luật trái với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì tòa án đang thụ lý vụ việc, cho dù ở cấp nào, cũng có quyền kiến nghị cơ quan ban hành xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản đó. Dựa vào kết quả trả lời của cơ quan ban hành tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ việc. Như vậy, tòa án Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn có quyền bãi bỏ hoặc tuyên vô hiệu đối với văn bản quy phạm pháp luật sai phạm. Song, với quy định frên đây, tòa án đã có quyền không áp dụng văn bản sai phạm cho đến khi cơ quan ban hành có biện pháp xử lý thích đáng. Cũng có thể gọi đây là “quyền đình chỉ tạm thời hiệu lực” của văn bản quy phạm pháp luật sai phạm.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)