1.Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử những vụ án nào ?

>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường

Căn cứ theo khoản 1 điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau :

Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về
tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123 (Tội giết người), 125 (Tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh), 126 (Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt
quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội), 227 (Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò,
khai thác tài nguyên), 277 (Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay), 278 (Tội cản trở giao thông
đường không), 279 (Tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiêt bị bảo đảm hoạt động bay không bảo đảm an
toàn), 280 (Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu bay), 282 (Tội
chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy), 283 (Tội điều khiển tàu bay vi phạm quy định về hàng không của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 284 (Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về
hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 286 (Tội phát tán chương trình tin học gây
hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), 287 (Tội cản trở hoặc
gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), 288 (Tội đưa hoặc
sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông), 337 (Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước;
tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước), 368 (Tội truy cứu trách
nhiệm hình sự người không có tội), 369 (Tội không truỵ cứu trách nhiệm hình sự người có tội), 370
(Tội ra bản án trái pháp luật), 371 (Tội ra quyết định trái pháp luật), 399 (Tội đàu hàng địch) và 400
(Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh) của Bộ luật Hình sự.
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài -lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử vụ án

>> Xem thêm: Lú luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?

Theo bài viết, Nguyễn Quốc K điều khiển xe ô tô tải rẽ phải đi vào đường nhánh, K đã không nhường đường cho xe mô tô biển kiểm soát 27D1-115.26 nên xảy ra va chạm, gây tai nạn. Hậu quả Hoàng Văn Q là quân nhân bị gãy xương bàn chân trái, tỷ lệ thương tích 31%; Đỗ Hữu M, không phải là quân nhân, bị chấn thương sọ não nặng được đưa đi cấp cứu và tử vong ngày 28-9-2019 tại Bệnh viện.

Với hậu quả đã gây ra, hành vi của K đã cấu thành tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 SĐBS năm 2017”.

Qua nội dung vụ án theo tác giả bài viết hiện việc xác định thẩm quyền xét xử vụ án này vẫn còn có hai nhóm ý kiến khác nhau, một nhóm cho rằng vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh K; một nhóm cho rằng vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực, quân khu H (và quan điểm này có nhiều ý kiến đồng tình trong đó có tác giả).

Qua nội dung vụ án và các quan điểm xác định thẩm quyền xét xử đối với vụ án này trong đó có quan điểm tác giả, tôi có quan điểm như sau:

Trước tiên, tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm thứ 2 là nhóm quan điểm trong đó có quan điểm của tác giả đó là vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực Quân khu H. Ngoài các lý do mà tác giả đã phân tích đưa ra, tôi xin được bổ sung và phản biện lại đối với nhóm quan điểm 1 đã đưa ra.

Thứ nhất, vụ án này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân bởi lý do:

Một là, theo quy định tại khoản 1 Điều 272 BLTTHS về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì “1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:

a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân.

b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.”.

Trong khi đó việc Nguyễn Quốc K gây ra thiệt hại ngoài hậu quả làm Đỗ Hữu M chết do bị chấn thương sọ não nặng thì còn làm cho quân nhân Hoàng Văn Q bị gãy xương bàn chân trái, tỷ lệ thương tích 31%; tức là ở trong vụ án bị cáo Nguyễn Quốc K đã gây thiệt hại đến sức khỏe của quân nhân tại ngũ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 272 BLTTHS.

Hai là, theo quy định tại khoản 2 Điều 273 BLTTHS thì “2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.”. Đối với vụ án này việc gây thiệt hại đối với quân nhân Q không thể tách thành một vụ án khác được. Vì, nếu tách sẽ không đảm bảo việc giải quyết vụ án được khách quan, trọn vẹn. Theo quy định tại khoản Điều 170 BLTTHS thì “ 2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án” trong khi đó hành vi của Nguyễn Quốc K chỉ là một hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và gây ra thiệt hại đến sức khỏe của quân nhân Q và xâm phạm tính mạng của M chứ không phải là các hành vi độc lập có các cấu thành tội phạm khác nhau. Do vậy, vụ án này không thể tách ra để giải quyết thành các vụ án khác nhau của các Tòa án khác nhau.

Vì vậy, đối với quan điểm 1 có nhận định cho rằng “việc gây thiệt hại đối với quân nhân M là một thiệt hại độc lập” quan điểm này là không chính xác. Bởi về lý luận khoa học luật hình sự không có khái niệm là “thiệt hại độc lập” mà chỉ có khái niệm là “hành vi độc lập” có cấu thành tội phạm độc lập. Bởi thiệt hại ở đây được hiểu là hậu quả do có mối quan hệ nhân quả đối với hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của bị cáo K. Một hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có thể gây ra các hậu quả khác nhau mà cụ thể trong vụ án này đó là ngoài xâm phạm sức khỏe của quân nhân Q với tỷ lệ thương tật là 31% còn xâm phạm tính mạng của M với hậu quả làm M chết.

Do vậy, căn cứ theo các quy định tại điểm b khoản 1 Điều 272 và khoản 2 Điều 273 BLTTHS thì vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

Thứ hai, căn cứ theo các quy định tại khoản 1 Điều 268 và Điều 269 BLTTHS thì vụ án trên thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự khu vực H Quân khu H.

3. Thẩm quyền xét xử theo vụ việc

>> Xem thêm: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữaa các cấp Tòa án, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Do Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, nên thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa 2 cấp Tòa án còn lại.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực:

Theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm như sau:

Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữaa các cấp Tòa án, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Do Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, nên thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa 2 cấp Tòa án còn lại.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực:

Theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm như sau:

Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữaa các cấp Tòa án, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Do Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, nên thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa 2 cấp Tòa án còn lại.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực:

Theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm như sau:

Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

4.Thẩm quyền xét xử theo đối tượng

>> Xem thêm: Mớm cung là gì ? Quy định của pháp luật về hành vi mớm cung

Thẩm quyền xét xử theo đối tượng chính là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự căn cứ vào đối tượng phạm tội.

Theo Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002 quy định:

Điều 3

Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;

2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.”

Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA đã hướng dẫn cụ thể về các đối tượng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh trên.

Tại Điều 4 của Pháp lệnh cũng quy định:

Điều 4

Đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vào Quân đội, thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do Toà án nhân dân xét xử.”

Trong trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau:

Trong trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự 2002; những bị cáo và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. Trong trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án (Điều 5 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002). Tuy nhiên, chỉ được tách vụ án để điều tra, truy tố, xét xử riêng, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. Khi xét thấy cần tách vụ án để xét xử riêng, Tòa án quân sự đã thụ lí vụ án trao đổi với Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ thực hành quyền công tố về việc tách vụ án. Nếu Viện kiểm sát quân sự thống nhất tách vụ án, Tòa án quân sự chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát quân sự để giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp Viện kiểm sát quân sự không thống nhất tách vụ án, Tòa án quân sự đã thụ lí vụ án phải xét xử toàn bộ vụ án.

Thẩm quyền xét xử người phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội được xác định tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu vụ án có những tình tiết cần điều tra liên quan đến bí mật quốc phòng thì Tòa án quân sự xét xử. Những tội phạm khác, Tòa án quân sự có thể chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân. Nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét và quyết định.

Như vậy, có thể thấy, Tòa án nhân dân có thẩm quyền rộng hơn, xét xử hầu hết các đối tượng phạm tội, trừ những đối tượng thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự đã được quy định trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002. Đồng thời, ngay trong thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự cũng có sự phân biệt thẩm quyền theo đối tượng. Cấp bậc, chức vụ của quân nhân chính là căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự các cấp. Theo quy định tại Điều 26, Điều 29 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002 về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quân sự cấp quân khu và khu vực thì: các vụ án mà bị cáo khi phạm tội có cấp bậc từ thượng tá trở lên, có chức vụ từ sư đoàn trưởng và tương đương trở lên thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp Quân khu mà không phụ thuộc vào tội phạm thuộc loại nào. Các vụ án còn lại thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực.

5. Cách xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Hình sự

>> Xem thêm: Vướng mắc trong nhập, tách vụ án hình sự – Một số kiến nghị

Đầu tiên, cần xác định có hay không dấu hiệu tội phạm bằng các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan điều tra.

Bước 2: Xác định cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực:

Theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm như sau:

Điều 268 quy định về “ Thẩm quyền xét xử của Tòa án”

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

– Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

– Các Tội giết người, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Đ125, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Đ126,

+Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên Đ227,

+Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay Đ 277,

+Tội cản trở giao thông đường không Đ278, Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn Đ279, Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không Đ280,

+ Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ Đ282, Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đ 283,

+ Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đ284,

+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Đ286, Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Đ287, Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông Đ288,

+ Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước Đ337,

+ Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội Đ368, Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội Đ369,

+ Tội ra bản án trái pháp luật Đ370, Tội ra quyết định trái pháp luật Đ371,

+ Tội đầu hàng địch Đ399 và Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh Đ400 của Bộ luật hình sự;

– Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

>>> Theo quy định trên, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội quy định tại điểm nêu trên Điều 268 BLTTHS 2015.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

– Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;

– Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

– Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

>>> Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức là những vụ án về những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt trên 15 năm tù; những vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét thấy cần thiết phải lấy lên để xét xử do tính chất đặc biệt của vụ án

Bước ba: Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

– Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

– Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử vụ án hình sự sơ thẩm, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group

>> Xem thêm: Những trường hợp nào phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát giải quyết ?