Tư vấn bổ xung ngành nghề kinh doanh ?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 điều 32 luật doanh nghiệp năm 2014 quy định
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây: a) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh; |
Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:
Điều 49. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh 1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm: a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi; c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty. 2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 3. Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc. 4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
Theo quy định này, công ty bạn có thể bổ sung ngành nghề kinh doanh trước và chỉ phải gửi “thông báo hợp lệ” đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu việc thay đổi không hợp lệ thì trong thời hạn 3 ngày làm việc công ty bạn sẽ nhận được thông báo của phòng đăng ký kinh doanh.
Đã từng làm tại đơn vị sự nghiệp có được thành lập doanh nghiệp không ?
Xin chào văn phòng Luật sư của LVN Group. Tôi xin hỏi một vấn đề liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp mới. Tôi năm nay 62 tuổi, trước đây tôi làm phó giám đốc một đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Giờ tôi đã hết quản lý nhưng vẫn làm công tác chuyên môn, nay có một doanh nghiệp tư nhân mời tôi về làm giám đốc. Vậy xin hỏi tôi có vi phạm luật công chức viên chức không. Trong trường hợp tôi tự thành lập công ty và đứng làm giám đốc có vấn đề gì không ?
Xin cảm ơn và mong nhận được email phản hồi. Trân trọng.
Trả lời:
Căn cứ Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định:
Điều 2. Viên chức Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. |
Theo quy định trên đây thì bác vẫn được coi là viên chức và vẫn phải chịu các chế độ quản lý đối với viên chức.
Căn cứ Điểm b khoản 2 Điều 18 luật doanh nghiệp quy định:
Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; |
Theo quy định này thì bác sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nữa. Điều này cũng đã được quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 luật phong chống tham nhũng, theo đó viên chức sẽ không được “Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.“
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp ?
Trả lời:
Đầu tiên trong trường hợp này, vì theo như những gì bạn cung cấp thì việc thành lập công ty cổ phần là không cần thiết, vì thu nhập của công ty bạn không lớn, chỉ khoảng 30 triệu/ tháng, trong khi để thành lập công ty cổ phần cần tối thiểu 3 thành viên cùng góp vốn và thành lập công ty, ngoài ra bạn còn phải phát hành cổ phần…. Trong khi đó, vì bạn sẽ định cư ở nước ngoài nhưng muốn giữ công ty ở Việt Nam và muốn giao cho một người ở Việt Nam quản lý trực tiếp thì bạn có thể không cần nhất thiết phải chuyển đổi loại hình công ty mà cứ giữ nguyên là Công ty TNHH một thành viên. Thay vào đó bạn có thể thuê giám đốc và ban kiểm soát cho công ty của bạn, như vậy bạn không cần thực hiện thủ tục thay đổi loại hình công ty và bạn vẫn đảm bảo được quyền kiểm soát công ty của bạn. Tuy nhiên cách này có môt hạn chế là sẽ phát sinh thêm chi phí trong quá trính hoạt động của công ty.
Thứ hai, trường hợp bạn vẫn muốn thay đổi sang loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên thì bạn sẽ phải kêu gọi thêm thành viên góp vốn vào công ty của bạn, cùng với đó bạn sẽ phải chia sẽ quyền sở hữu công ty cho thành viên góp vốn và thực hiện thủ tục thay đổi loại hình công ty, thay đổi vốn điều lệ, thay đổi người đại diện theo pháp luật….. như sau:
Thành phần hồ sơ
1- Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);
2- Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp ;
3- Danh sách thành viên (mẫu quy định) và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả các thành viên, người đại diện theo pháp luật:
3.1- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
3.2- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu; Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với người đại diện pháp luật)
3.3- Nếu thành viên là tổ chức:
– Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế);
– Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 3.1 và 3.2 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp) ;
(Nếu thành viên mới là tổ chức nước ngoài thì các loại giấy tờ chứng thực nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, có bản dịch sang tiếng Việt được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);
4- Hợp đồng chuyển nhượng (mẫu tham khảo) hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng cho một phần quyền sở hữu của công ty (đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số cá nhân khác);
5- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động vốn góp (mẫu tham khảo) (đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác);
6- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
7- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
8- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
9- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ .
Hồ sơ sẽ được giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
|
Thứ 3, bạn muốn có logo và tên công ty trên sản phẩm thì bạn sẽ phải thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu theo quy định của luật sở hữu trí tuệ tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam ngoài ra bạn có thể đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu của quốc gia mà bạn muốn xuất khẩu. Bạn có thể tham khảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam trong bài viết Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu và các vấn đề tranh chấp nhãn hiệu ? và đăng ký nhãn hiệu nước ngoài trong bài viêtĐăng ký nhãn hiệu ?.
Thứ 4, website của công ty bạn phải đăng ký tại cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ http://online.gov.vn.
THAY ĐỔI CHỦ SỞ HƯU (GPKD)
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 46 nghị định 78/2015NĐ-CP
Điều 46. Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm: a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký; b) Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người nhận chuyển nhượng trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức; Danh sách người đại diện theo ủy quyền, bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền; c) Bản sao hợp lệ Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty; d) Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn; đ) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư. 2. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hồ sơ đăng ký thay đổi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trong đó, quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi chủ sở hữu công ty được sử dụng thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ hoàn tất việc chuyển nhượng. 5. Việc đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp tặng cho toàn bộ phần vốn góp thực hiện như đối với trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, hợp đồng tặng cho phần vốn góp được sử dụng thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng. 6. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. |
Về thời hạn, căn cứ quy định tại điều 28 nghị định 78/2015 thì, trường hợp hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký dinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo nội dung cần sử đổi trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài vui lòng gọi: 1900.0191 (nhấn máy lẻ phím 7) để được Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài trực tuyến qua tổng đài điện thoại.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group