Đại hội đồng cổ đông có thể họp thường niên hoặc bất thường, về nguyên tắc, thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông thuộc về Hội đồng quản trị. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty, khi xảy ra những trường hợp cần phải họp Đại hội đồng cổ đông bất thường thì Hội đồng …
1. Khái quát chung
Đa số những doanh nghiệp chủ yếu làm ăn bằng tiền của mình và chỉ bổ nhiệm người của gia đình vào các vị trí then chốt thì thường sẽ khó vươn tới tầm cao. Muốn phát triển lớn mạnh và trường tồn, doanh nghiệp phải sử dụng cả tiền của “thiên hạ” và bổ nhiệm cả “người ngoài”. Khi đó, nhất thiết doanh nghiệp phải được quản trị chuyên nghiệp, và muốn vậy thì phải phân định và tiến tới tách bạch “quyền sở hữu” công ty với “quyền quản lý” công ty. Cho nên, ngạn ngữ có câu: “Muốn đi nhanh, bạn hãy đi một mình, muốn đi xa, bạn phải đi cùng người khác”.
Để có thể “đi cùng người khác” – một điều kiện tất yếu để phát triển lớn mạnh và trường tồn – doanh nghiệp nhất thiết sẽ phải chuyển từ “quản trị theo cảm tính” sang “quản trị theo khoa học”, chuyển từ thể chế “gia đình trị” sang “cơ chế trị”. Và một trong những con đường tối ưu cho việc chuyển đổi này là nghiên cứu và áp dụng “quản trị công ty” .
Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp trong đó không giới hạn số lượng cổ đông. Trong những công ty có số lượng cổ đông lên đến hàng ngàn người (hoặc thậm chí là nhiều hơn), các cổ đông, chủ sở hữu của công ty không thể tự mình cùng tham gia quản lý công ty. Do vậy, việc quản lý công ty phải trao lại cho các cơ quan quan khác như Hội đồng quản trị, Giám đốc… Nghịch lý của công ty cổ phần là những người sở hữu thì không quản lý tài sản, trong khi những người trực tiếp quản lý thì lại không phải là chủ sở hữu. Giải quyết nghịch lý này để bảo đảm rằng hoạt động của công ty thuận lợi, quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông không bị xâm hại, người quản lý không trục lợi bất chính từ quá trình quản lý chính là vai trò của quản trị công ty.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
2. Các mô hình quản lý trong công ty cổ phần?
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, công ty cổ phần được lựa chọn việc quản lý theo một trong hai mô hình sau:
2.1 Mô hình 1
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc
hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông
và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần
của công ty thì không bắt buộc phải cỏ Ban kiểm soát
2.2 Mô hình 2
Sơ đô khái quát cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần theo mô hình 2
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giảm sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lỷ điều hành công ty.
3. Đại hội đồng cổ đông
3.1 Thành phần Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Khác với Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn, Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần không bao gồm mọi cổ đông mà chỉ bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, cụ thể là các cổ đông phổ thông và các cổ đông ưu đãi biểu quyết.
Với đặc trưng số lượng cổ đông không hạn chế, các cổ đông của công ty không thể tham gia việc quản lý công ty một cách thường xuyên. Do đó, Đại hội đồng cổ đông thực hiện chức năng của mình thông qua các cuộc họp. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có thể là cuộc họp thường niên hoặc cuộc họp bất thường, về nguyên tắc, Luật dành cho các bên quyền tự quyết định về cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông thông qua Điều lệ của công ty. Tuy nhiên, Đại hội đồng cổ đông ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn thảng, kể từ ngày kết thúc năm tài chỉnh. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng kỷ kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chỉnh.
Theo đó, địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đồng được xác định là nơi chù tọa tham dự họp .
Để có thể tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ở nhiều địa điểm khác nhau, có thể tiến hành thông qua hình thức “Video Conference” hoặc các hình thức tương tự. Mặc dù Luật doanh nghiệp năm 2020 không định nghĩa thế nào là biểu quyết tại cuộc họp, nhưng với việc mở ra khả năng tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì biểu quyết thông qua quyết định sẽ không chỉ là hình thức biểu quyết như hiện nay mà sẽ có khả năng áp dụng cách thức như biểu quyết thông qua internet hoặc các phương thức tương tự khác.
Trong báo cáo năm 2007 về quản trị doanh nghiệp ở châu Á, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khảo sát về bốn hình thức thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông, gồm: (i) Biểu quyết thông qua người đại diện, (ii) Thư tín, (iii) Email và các phương thức điện tử khác, (iv) Điện thoại/Video Conference, đối với hai hình thức sau, rất ít quốc gia quy định. Cụ thể:
– Biểu quyết bằng email: 4/13 quốc gia áp dụng;
– Biểu quyết bằng điện thoại/Video Conference: 1/13 quốc gia áp dụng (Xinhgapo). Đây cũng là quốc gia duy nhất trong 13 quốc gia được khảo sát là áp dụng cả bốn hình thức biểu quyết trên .
3.2 Triệu tập Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông có thể họp thường niên hoặc bất thường, về nguyên tắc, thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông thuộc về Hội đồng quản trị. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty, khi xảy ra những trường hợp cần phải họp Đại hội đồng cổ đông bất thường thì Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông. Các trường hợp này được liệt kê tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thời hạn thì Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật hoặc nhận được yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng hoặc của Ban kiểm soát.
Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quàn trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quàn trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.
Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đồng theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.
3.3 Quyền dự họp và quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
Pháp luật thừa nhận cổ đông (phổ thông) có quyền tham dự và biểu quyết các vấn đề liên quan tại cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông. Tuy vậy, quyền tham dự cuộc họp và quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là hai quyền hoàn toàn khác nhau. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, cổ đông không có quyền triệu tập cuộc họp.
Điều kiện căn bản để cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có giá trị pháp lý là phải thỏa mãn đồng thời hai tiêu chí:
– Tuân thủ trình tự triệu tập và tiến hành theo quy định của Luật doanh nghiệp,
– Bảo đảm yêu cầu về sự hiện diện tối thiểu của cổ đông xác định dựa trên sổ phiếu biểu quyết mà cổ đông sở hữu theo quy địnhỵ.
Cần lưu ý một ngoại lệ quan trọng mà Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định. Đó là: “Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và ủy quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định” .
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
3.4 Điều kiện và thể thức tiến hành của Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty và là cơ quan quyết định cao nhất. Do đó, để cho cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông có
Thứ nhất: về nguyên tắc, Điều lệ công ty có thể quy định tỷ lệ cổ đông dự họp cụ thể để tiến hành Đại hội đồng cổ đông. Tuy vậy, phải bảo đảm tỷ lệ tối thiểu mà Luật doanh nghiệp yêu cầu.
Thứ hai: Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì mới áp dụng điều kiện do Luật doanh nghiệp quy định.
Cụ thể:
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Luật doanh nghiệp năm 2020.
Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông không tiến hành được vì không có đủ số thành viên dự họp theo quy định. Do vậy, Luật quy định cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có thể được triệu tập lần thứ hai hoặc thậm chí là lần thứ ba theo quy định sau đây:
Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại Luật doanh nghiệp nôm 2020 thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khỉ cỏ sổ cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng sổ phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng sổ phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp .
Cồng ty cổ phần là một loại công ty đối vốn. Do vậy điều kiện có hiệu lực của Đại hội đồng cổ đông dựa trên cơ sở vốn mà không cần quan tâm số lượng thành viên là bao nhiêu.
3.5 Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông được quy định chi tiết tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Tương tự như Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn, với bản chất là cơ quan có thẩm quyền cao nhất với cơ chế không thường trực, thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông thể hiện thông qua việc quyết định những chính sách lớn của công ty.
Liên quan đến tình hưống nêu trên, cân xác định thẩm quyền của các cơ quan có liên quan trong việc phát hành cổ phần mới trong công ty.
Hội đồng quản trị có quyền: Kiến nghị loại cổ phần và tổng so cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
Đại hội đồng cổ đông có quyền: Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán.
Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bản cổ phần trong so cổ phần được quyền chào bản.
Theo các quy định trên, việc quyết định phát hành cổ phần mới để huy động vốn sẽ làm tăng vốn điều lệ của cong ty. Cũng có nghĩa sẽ làm cho Điều lệ công ty thay đổi. Do đó, thẩm quyền này phải thuộc về cơ quan cao nhất trong công ty là Đại hội đồng cổ đông.
Mối quan hệ giữa Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị liên quan đến vấn đề phát hành cổ phần mới được xác định như sau:
Hội đồng quân trị sẽ đề xuất phương án huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần mới, tổng số cổ phần và các loại cổ phần. Đê xuất này sẽ được gửi đến cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Trên cơ sở đề xuất này, Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định chấp thuận hoặc không. Tuy vậy, với quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 chỉ dành cho Đại hội đồng cổ đông quyền quyết định có hay không việc phát hành cổ phần mới. Còn việc quyết định thời điểm bán, giá bán, phương thức bán như thế nào sẽ do Hội đồng quản trị quyết định.
Quyền mua cổ phần và quyền ưu tiên mua cổ phần là hai quyền khác nhau của những nhóm đối tượng khác nhau. Theo đó, quyền mua cổ phân là quyền của mọi cá nhân, tổ chức không bị pháp luật cấm -. Trong khi đó, quyền ưu tiên mua cổ phần là quyền của các cổ đông hiện hữu trong công ty .
Phân tích trên cho thấy, ngoài cổ đông của công ty, thì các đối tượng khác đều không có quyền ưu tiên này. Trong tình huống Chủ tịch Hội đồng quản trị dành quyền ưu tiên mua cổ phần cho các thành viên quản lý và người lao động trong công ty cổ phần trong khi lại bỏ qua những cổ đông hiện hữu nêu trên là một hành vi vi phạm pháp luật về doanh nghiệp, vi phạm quyền lợi của các cổ đông công ty.
3.6 Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
Hình thức thông qua quyết định:về nguyên tắc, quyết định của Đại hội đồng cổ đông có thể được thông qua dưới hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
– Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty;
– Định hướng phát triển công ty;
– Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
– Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định,
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
– Tổ chức lại, giải thể công ty.
Thông qua quyết định:Vì Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định dưới hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản do vậy, tương ứng sẽ có hai cách để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông:
– Thông qua quyết định trong trường hợp biểu quyết tại cuộc họp:
+ Các trường hợp thông thường:
Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cà cổ đông dự họp tán thành.
+ Các trường hợp quan trọng:
Đối với một số vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến công ty khi Đại hội đồng cổ đông quyết định thông qua thì cần phải đạt một sự đồng thuận cao hơn. Cụ thể, nghị quyết về những nội dung sau đây, nếu Điều lệ công ty không quy định khác, thì sẽ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành:
(i) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
(ii) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
(iii) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
(iv) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
(v) Tổ chức lại, giải thể công ty
Bình luận
Theo phương pháp bầu dồn phiếu thì thành viên có quyền dồn hết số phiếu bầu cho một hoặc một số ứng viên mà thành viên đã chọn. Điều này nhằm tạo cho các cổ đông thiểu số có cơ hội có người đại diện cho mình trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Không phải lúc nào bầu dồn phiếu cũng phát huy tác dụng. Người ta cũng có thể hạn chế ảnh hưởng của bầu dồn phiếu bằng cách:
(i) Số lượng thành viên Hội đồng quàn trị thấp,
(ii) Chia nhỏ việc bầu thành viên Hội đồng quản trị thành nhiều lần .
– Thông qua quyết định bằng cách lấy ỷ kiên bằng văn bản:
Ngoại trừ các trường hợp bắt buộc thông qua quyết định bằng cách biểu quyết tại cuộc họp theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, có thể thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bằng cách lấy ý kiến bằng vãn bản trong các trường hợp còn lại.
Theo đó, Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty. Việc lấy ý kiến bằng văn bản so với việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Với bản chất là quyết định của Đại hội đồng cổ đông, nên việc lập danh sách các cổ đông để lấy ý kiến được tiến hành giống với trường hợp biểu quyết tại cuộc họp.
Thủ tục lấy ý kiến cổ đông: Hội đồng quản trị chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết cùa Đại hội đồng cổ đông, các tài liệu giải trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả các cố đông có quyền biểu quyết chậm nhất 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn khác dài hơn
Ý kiến của cổ đông về các nội dung mà Hội đồng quản trị yêu cầu, có thể gửi theo cách: (i) Gửi thư và/hoặc (ii) Fax, thư điện tử.
Cho dù là theo phương thức nào, để các ý kiến này được coi là hợp lệ và tính vào tỷ lệ thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải đáp ứng điều kiện bảo mật (có nghĩa là chỉ đến khi mở phiếu thì mới biết ý kiến cổ đông như thế nào) và trong thời hạn mà Hội đồng quản trị yêu cầu. Do đó, các phiếu lấy ý kiến gửi về công ty sau thời hạn đã xác định tại nội dung phiếu lấy ý kiến hoặc đã bị mở trong trường hợp gửi thư và bị tiết lộ trong trường hợp gửi fax, thư điện tử là không hợp lệ. Phiếu lấy ý kiến không được gửi về được coi là phiếu không tham gia biểu quyết.
Điều kiện thông qua quyết định:
Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành
Mặc dù quy trình tiến hành là khác nhau, tuy nhiên nghị quyết được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cồ đông bằng văn bản có giá trị như nghị quyết được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group