Điều luật quy định hành vi khách quan của tội phạm là hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Các thủ đoạn thực hiện để thao túng thị trường chứng khoán có thể là: Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với …
1. Tội thao túng thị trường chứng khoán được quy định như thế nào?
Tội thao túng thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đằng đến dưới ỉ.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bản chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giả chứng khoán, cung cầu giả tạo;c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đỏng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đỏ trên thị trường;d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua,, bán chứng khoán gây ảnh hường lớn đến cung cầu và giả chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đổi với loại chứng khoán đó;e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lén;c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhãt định từ 01 năm đên 05 năm.4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) ‘Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điểu này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đĩnh chỉ hoạt động vĩnh viễn;d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cẩm kinh doanh, cấm hoạt động trong một so lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cẩm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội thao túng thị trường chứng khoán
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệụ pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 4 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Điều luật quy định hành vi khách quan của tội phạm là hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Các thủ đoạn thực hiện để thao túng thị trường chứng khoán có thể là:
+ Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
+ Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
+ Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
+ Cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
+ Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
+ Các thủ đoạn khác có thể tạo cung cầu giả tạo…
Các thủ đoạn trên được thực hiện có thể làm cho các nhà đầu tư khác hiểu sai lệch về thị trường chứng khoán và có quyết định có lợi cho chủ thể thực hiện các thủ đoạn này.
Hành vi thao túng thị trường chứng khoán bị coi là tội phạm nếu thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:
+ Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên.
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
2.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng là phạt tiền từ 02 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường họp đồng phạm thao túng thị trường chứng khoán mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Thu lợi bất chính 1,5 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã thu về khoản lợi bất chính 1,5 tỷ đồng trở lên.
– Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 03 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư 03 tỷ đồng trở lên.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 02 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
3. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán được quy định như thế nào?
Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán được quy định tại Điều 212 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 212. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán1. Người nào làm giả tài liệu tronghồ sơ chào bán, niêmyết chứng khoán thu lợi bất chỉnh từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;b) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;c) Có tồ chức;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán
Điều luật quy định tội danh mới được bổ sung, gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.
4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc Các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán. Ví dụ-. Người phạm tội có hành vi làm giả báo cáo tài chính của công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi đã được kiểm toán, làm giả bản chính ý kiến bằng văn bản của tổ chức thẩm định giá độc lập… Hành vi của người phạm tội đã dẫn đến việc hiểu sai lệch của nhà đầu tư về chứng khoán được niêm yết hoặc chào bán, từ đó có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán bị coi là tội phạm nếu thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:
+ Thu lợi bất chính từ 01 tỷ đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định ỉà lỗi có ý đối với hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán.
4.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng là phạt tiền từ 02 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Thu lợi bất chỉnh 02 tỷ đồng trở lén’. Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã thu về khoản lợi bất chính 02 tỷ đồng trở lên.
– Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 03 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội đã gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư 03 tỷ đồng trở lên.
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán mà trong đó có sự cấu két chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group