1. Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thực hiện như thế nào ?

Thưa Luật sư, Em có vấn đề muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em. Em và chồng cũ ly hôn từ năm 2014 và có hai con trai, một bé 10 tuổi, một bé 7 tuổi. Theo quyết định thì mỗi người nuôi một đứa và chồng cũ phải chu cấp cho đứa con ở với em là 2 triệu/1 tháng. Nhưng từ lúc ly hôn đến nay chỉ chu cấp được 4 lần.Và hơn nữa là bé được tòa xét là ở với ba nhưng không ở với ba mà ở với ông bà nội. Hiện nay đã có gia đình riêng và đã có con.

Không trực tiếp nuôi con nhưng cũng không thường xuyên thăm con, 1 tuần gọi điện thoại 1 lần, 2 tuần thăm con 1 lần. Về bé ở với ông bà nội thì thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, tuy là ba giành quyền nuôi. Hiện giờ em và bé 7 tuổi đang ở với mẹ. Còn về phía bên kia thì phải sống nhờ nhà vợ và có 3 đứa con (1 đứa khoảng 1 tuổi và đang mang thai hai đứa), ông bà nội thì ở nhà thuê, ban ngày ông nội đi làm đến chiều về là nhậu và hay la rầy bé, bà nội thì cờ bạc và đánh đề đến nỗi phải bán hết nhà cửa.

Em nhận thấy về bé thì thể trạng rất ốm yếu (10 tuổi nhưng bé chỉ được 24kg thôi ạ) và đủ thứ bệnh (bị chàm,suy nhược cơ thể, thiếu máu….) mà ba bé vẫn không lo, có trao đổi thì ba bé chỉ nói là :biết rồi, không cần nói. Ngày 9/4/2016 vừa rồi tôi có rước bé về chơi thì thấy bé bị chàm và viêm da, nổi đỏ hết người và ngứa, hỏi bé có uống hay bôi thuốc gì chưa thì bà nội bé nói là lát nữa mới về chở đi khám trong khi bé đã bị như vậy đã hơn 1 tuần rồi, nhiều khi em gọi điện thoại hỏi thăm thì không ai nge máy cả.

Em rất muốn và hy vọng mình được nuôi cả hai con để được nuôi dưỡng và chăm sóc cho con thật tốt hơn. Vì vậy em muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em để em được quyền nuôi con. Dạ thưa Luật sư của LVN Group. Em xin hỏi thêm về tình trạng sức khỏe của bé lớn như vậy thì có cần cho bé đi khám và lấy kết quả đó nộp cho tòa án hay không ? Và em có cần chứng minh thu nhập của mình hay không?

Xin chân thành cảm ơn ạ !

Trả lời:

Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Như vậy, người mẹ hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngoài việc phải cung cấp các giấy tờ chứng minh người cha không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con (giấy khám sức khỏe, chứng cứ chứng minh người cha không trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con,…) thì chị việc thay đổi người trực tiếp nuôi con còn phải xem xét theo nguyện vọng của cháu (vì cháu đã 10 tuổi).

2. Hướng dẫn về quyền nuôi con khi ly hôn ?

Kính gửi Luật sư công ty Luật LVN Group. Hiện tôi đã kết hôn được gần 5 năm và là một người nội trợ (lý do chồng về sống với gia đình và thuyết phục về sống chung, vì trước đó tôi có việc làm ổn định ở TP. HCM). Khi chồng quyết định về quê làm việc ở cùng gia đình tại huyện VC, ĐN thì tôi trong thời gian vừa mới sinh con nhỏ và đã nghỉ việc.

Khi con được 1 tuổi tôi đi làm ở TPHCM 1 mình, con nhỏ do bà nội bé nuôi hộ, tôi vẫn về thăm hàng tuần. Trong khi tôi làm việc ở HCM vừa nhớ con, vừa bị áp lực ghen tuông của chồng (nhắn tin nhục mạ nhân phẩm nói tôi bán thân, ngủ với trai,…) nên vì còn thương chồng và thương con nên quyết định nghỉ việc về ở với chồng và sống chung với ba mẹ chồng. Về lý do tôi muốn ly thân và được quyền nuôi con:

+ Vợ chồng không hạnh phúc hay mâu thuẫn (chồng nhậu và say xỉn rất thường xuyên: 1 tuần 3 lần, có khi nhậu cả tuần; thời gian nhậu keo 5-7 tiếng/ lần, không giành thời gian cho con, nếu không đi nhậu thì thời gian rãnh toàn bộ dồn vào chơi game, hút thuốc,….)

+ Người chồng xúc phạm vợ ngay cả lúc tỉnh, gọi vợ là chó, thậm chí là vũ phu, đánh vợ nhiều lần. Trong suốt thời gian chung sống, chúng tôi không có tài sản chung, và thu nhập ai người đó tự quản lý.

+ Điều kiện sống nơi rừng rẫy, khắc nghiệt, nắng nóng, xa chợ 10km, xa thị trấn, xa trạm y tế,… tôi có nguyện vọng được đưa con về quê ở TV để làm việc và cho con điều kiện đi học tốt hơn nhưng chồng không đồng ý, ba mẹ chồng tôi vẫn muốn nuôi cháu và chỉ đồng ý chấp nhận mỗi tôi đi. Tôi chân thành xin lời tư vấn từ quý Luật sư, vì mỗi mình tôi muốn ly thân hoặc ly hôn, tôi từng đưa đơn cho chồng nhưng chồng xé bỏ. Điều tôi mong muốn duy nhất là chồng thay đổi và cho tôi dẫn con ra đi, tôi không muốn ba mẹ chồng xen vào quyết định nuôi con tôi nữa.

Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Trường hợp của bạn bạn có quyền yêu cầu tòa án ly hôn theo hình thức ly hôn đơn phương được quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đinh:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội)

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo như những gì bạn trình bày thì nếu có bằng chứng, bạn có thể chứng minh với tòa về việc chồng bạn đánh đập và xúc phạm bạn. Căn cứ vào Luật hôn nhân gia đình quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi thì bạn phải chứng minh được bản thân có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con tốt hơn chồng bạn. Bạn cần cung cấp cho tòa những chứng cứ kèm theo: bảng thu nhập hàng tháng, giấy tờ chứng minh thu nhập phát sinh từ các nguồn khác, cụ thể điều kiện vật chất bạn sẽ đảm bảo cho con là gì: điều kiện ăn uống, may mặc, các đồ dùng vật chất phục vụ cuộc sống của con. Bên cạnh đó bạn cần chứng minh cho Tòa án thấy bạn luôn đảm bảo tốt cho sự phát triển về mặt tinh thần của con: vui chơi giải trí, học hành, sự phát triển trí tuệ…

Nghĩa là bạn phải thỏa thuận được với chồng bạn rằng bạn có điều kiện tài chính, điều kiện trực tiếp trông nom, giáo dục, nuôi dưỡng chăm sóc con phù hợp hơn cho đứa con so với chồng của bạn. Hoặc bạn phải chứng minh được các điều kiện về tài chính, trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con của chồng bạn không còn đáp ứng đủ yêu cầu mà pháp luật quy định thì bạn mới có thể giành được quyền nuôi con.

3. Hỏi về thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con khi chồng có hành vi ngoại tình ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi xin hỏi về thủ tục ly hôn và quyền nuôi con. Vợ chồng tôi lấy nhau được 15 năm có 2 con chung, 1 cháu gái 14 tuổi; 1 cháu trai 3,5 tuổi. Hiện tại chồng tôi không làm tròn trách nhiệm của người chồng và người cha, liên tục đi qua đêm có quan hệ với người đàn bà khác như vợ chồng, không quan tâm gì đến việc nuôi dạy con cái phó mặc cho vợ.

Hơn nữa năm 2002 khi lấy nhau tôi phát hiện chồng tôi nghiện ma túy. Vợ và 2 gia đình hai bên giúp đỡ cai nghiện tại nhà và đã bỏ được nghiện. Đến năm 2011 tôi phát hiện chồng tôi tái nghiện, vợ lại giúp đỡ việc cai nghiện tại nhà và từ cuối năm 2014 đến nay đã đi làm và chưa bị tái nghiện, nhưng hiện tại có quan hệ tình cảm với người đàn bà khác….Đến nay tôi không thể tiếp tục chung sống và muốn ly hôn. Kính mong VP Luật LVN Group giúp tôi giải quyết một số vấn đề về thủ tục ly hôn như sau: 1- Về quyền nuôi con: * Cháu gái 14 tuổi theo luật cháu tự quyết định sẽ sống với bố hoặc mẹ. * Còn cháu trai 3.5 tuổi. Nguyện vọng của tôi là muốn nuôi cháu. Tôi có việc làm ổn định là kế toán có ký Hợp đồng lao động dài hạn tại một Công ty TNHH với mức lương 15 triệu/tháng. Vậy xin hỏi tôi phải cần những điều kiện gì nữa để chứng minh tôi có quyền được nuôi con (Có cần bằng văn bản giấy tờ không về việc chồng tôi có tiền xử nghiện hút…..; và đang có quan hệ với người đàn bà khác…) vì chồng tôi hai lần đều cai nghiện ở nhà (Vậy việc có văn bản xác nhận của 2 bên gia đình về tiền xử nghiện hút của chồng tôi có được không ?) 2- Về Tài sản chung: Hai vợ chồng có tài sản chung là căn nhà 4 tầng với diện tích tầng 1 là 38m2 trên sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng. Nhưng thực tế căn nhà này là do tiền của tôi tích lũy và gia đình hai bên giúp đỡ. Tôi xin hỏi khi ly hôn thì cần những chứng minh gì để ngôi nhà thuộc quyền của 2 con và tôi. Tôi xin hỏi VP Luật với một văn bản có xác nhận của hai bên gia đình là ngôi nhà này để cho 2 cháu và tôi chung sống thì có được không? Kính mong Luật sư của LVN Group trả lời giúp tôi càng sớm càng tốt.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật LVN Group,với thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Trước tiên, vấn đề chồng bạn có chung sống như vợ chồng với người khác theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã có quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình có quy định tạiĐiều 2 trong đó có nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”

Tại khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định các hành vi bị cấm trong đó có :“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

Như vậy trong trường hợp này chồng của bạn đã có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, theo quy định thì mọi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật, theo đó cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu toà, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý hành vi vi phạm đó. Như vậy trong trường hợp này bạn có quyền báo sự việc cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của chồng bạn.

Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/ NĐ – CP của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình , thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp hợp tác xã thì :

“Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”

Theo đó hành vi vi phạm chế độ hôn hân một vợ một chồng của chồng bạn có thể bị phạt hành chính với mức từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu :

Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009)

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Để giải thích rõ về điều này thông tư 01/2001/ TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC đã cụ thể tại mục 3 theo đó việc chung sống phải công khai hoặc công khai nhưng chung sống như 1 gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng…. và hành vi này phải gây hậu quả nghiêm trọng như dẫn đến ly hôn , vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát …hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội này.

Trong trường hợp hai vợ chồng bạn không còn tình cảm, muốn ly hôn thì theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình, cụ thể tại Điều 51 quy định hai vợ chồng bạn, hoặc một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Sau khi ly hôn, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định tạiĐiều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy trong trường hợp bạn và chồng ly hôn, nếu hai bên không thỏa thuận được về vấn đề người trực tiếp nuôi con thì vấn đề này sẽ do Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi, căn cứ vào các điều kiện cũng như quyền lợi về mọi mặt đối với các con của vợ chồng bạn. Theo đó Tòa án có thể căn cứ trên cơ sở các điều kiện sau:

– Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có một cháu gái 14 tuổi và một cháu trai 3,5 tuổi. Đối với con đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến của cháu và sẽ tôn trọng ý kiến của cháu. Do đó việc con gái bạn được ai trực tiếp nuôi dưỡng sẽ theo ý kiến của cháu, bạn sẽ được quyền nuôi con khi con gái bạn muốn sống cùng bạn.

Còn đối với cháu trai mới 3,5 tuổi tuổi thì các bên có nghĩa vụ chứng minh và đưa ra các căn cứ về kinh tế cũng như về điều kiện chăm sóc con cái và tình cảm giành cho con để từ đó Tòa sẽ xem xét xem bạn có đủ điều kiện để nuôi cháu không. Để được trực tiếp nuôi con thì bạn cần đưa ra chứng cứ chứng minh với tòa án rằng, bạn có điều kiện tốt hơn chồng bạn về mọi mặt để nuôi con phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần như:

+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi cháu hay không?)

+ Chỗ ở ổn định (Có đảm bảo để cháu có chỗ ở lâu dài hay không?)

+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của cháu hay không?)

+ Thời gian làm việc (Bạn có thời gian để chăm sóc cháu hay không?)

+ Hành vi của cha mẹ (Có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ)

Và bạn có thể đưa ra chứng cứ để chứng minh chồng bạn không thỏa mãn một trong các điều kiện nuôi con trên. Khi bạn giành được quyền trực tiếp nuôi con thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng nuôi con có thể vợ chồng anh bạn tự thỏa thuận, nếu không nhờ tòa giải quyết.

Mặt khác với thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn đã có thời gian nghiện ma túy, và tái nghiện nay đã cai nghiện xong, tuy nhiên lại có hành vi ngoại tình, chung sống như vợ chồng với người khác như vậy ở đây trong trường hợp bạn có các chứng cứ liên quan chứng minh chồng bạn đã có thời gian nghiện ma túy, trường hợp không có văn bản giấy tờ về việc chồng bạn có tiền sử nghiện hút vì chồng bạn hai lần đều cai nghiện ở nhà thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng văn bản xác nhận của 2 bên gia đình về tiền sử nghiện hút của chồng bạn, cũng như nhờ hai bên gia đình làm chứng cho bạn về vấn đề này để có ưu tiên tốt nhất khi giành quyền nuôi con. Mặt khác bạn cũng có thể đưa ra các chứng cứ, hình ảnh chứng minh việc chồng bạn có quan hệ như vợ chồng với người khác, không thực hiện tốt nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, phó mặc mọi việc chăm sóc con cái cho bạn ( ví dụ như quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chồng bạn khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng) thì đây cũng được xác định là các chứng cứ này để làm căn cứ yêu cầu Tòa quyết định giao con cho bạn trực tiếp nuôi.

Thứ hai, đối với vấn đề bạn hỏi về tài sản chung: hai vợ chồng bạn có tài sản chung là căn nhà 4 tầng với diện tích tầng 1 là 38m2 trên sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng. Nhưng thực tế căn nhà này là do tiền của bạn tích lũy và gia đình hai bên giúp đỡ. Bạn muốn hỏi khi ly hôn thì cần những chứng minh gì để ngôi nhà thuộc quyền của 2 con và bạn. Và với một văn bản có xác nhận của hai bên gia đình là ngôi nhà này để cho 2 cháu và bạn chung sống thì có được không?

Về vấn đề chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn được quy định tại Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn (Luật hôn nhân và gia đình 2014):

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.

Tại khoản 4; khoản 5; khoản 6 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chi tiết:

“4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu”.

Như vậy về nguyên tắc căn nhà 4 tầng trên sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng bạn được xác định là tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình, do đó trước tiên sẽ được phân chia theo thỏa thuận giữa bạn và chồng bạn, theo đó hai bên có thể thỏa thuận ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của bạn và hai con của bạn. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết chia tài sản theo đó, ngôi nhà này sẽ được chia đôi cho hai vợ chồng, tuy nhiên sẽ có tính đến những yếu tố nhất định quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Bạn có cung cấp thông tin rằng mặc dù nhà đứng tên hai vợ chồng nhưng thực tế căn nhà này là do tiền của bạn tích lũy và gia đình hai bên giúp đỡ, như vậy bạn có thể cung cấp cho tòa các căn cứ chứng minh việc mua nhà này là do tiền của bạn tích lũy và từ phía hai bên gia đình giúp đỡ để tòa án có thể xem xét công sức đóng góp của bạn đã bỏ ra trong việc tạo dựng ngôi nhà, đồng thời cung cấp chứng cứ chứng minh lỗi của chồng bạn trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng dẫn đến ly hôn để bảo vệ quyền lợi của bạn khi chia tài sản là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu. Như vậy, về nguyên tắc thì ngôi nhà chỉ thuộc quyền sở hữu của bạn và hai con khi hai vợ chồng thỏa thuận như vậy hoặc trường hợp nhà ở là chỗ ở duy nhất của vợ chồng không chia được bằng hiện vật thì khi bạn là người trực tiếp nuôi con chưa thành niên bạn sẽ được Tòa xem xét quyết định cho nhận tài sản là ngôi nhà nhưng phải và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng nếu chồng bạn có yêu cầu.

Về việc với một văn bản có xác nhận của hai bên gia đình là ngôi nhà này để cho 2 con bạn và bạn chung sống thì có được không?

Như đã nêu ở trên, tài sản này đứng tên hai vợ chồng trong sổ đỏ và là tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân nên sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng mà không phải là tài sản của hai bên gia đình, nên về nguyên tắc khi ly hôn tài sản này sẽ được chia đôi cho hai vợ chồng, do vậy với văn bản có xác nhận của hai bên gia đình là ngôi nhà này để cho 2 con bạn và bạn chung sống thì sẽ không được chấp nhận, trừ trường hợp 2 vợ chồng bạn thống nhất tặng cho lại cho hai con.

4. Tư vấn về thủ tục ly hôn, quyền nuôi con ?

Chào Luật sư của LVN Group, Tôi có vấn đề nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn như sau: Tôi hiền lành, nói nhiều nhưng chỉ ở nhà thôi vì tôi thích nói chuyện với chồng tôi, đôi khi nóng giận tôi hay kể công, kể tiền mình làm ra nhưng khi đã hết giận thì tôi rất hối hận những gì mình đã nói. Tôi lấy chồng được gần 2 năm và có con trai được 15 tháng tuổi.

Lấy chồng, tôi chỉ mong có người bên cạnh chia sẻ khó khăn trong cuộc sống. Tôi quen chồng tôi chỉ vài tháng thì tôi đã đánh mất mình, rồi tôi sống chung với chồng tôi trước khi cưới được gần 1 năm thì tôi có thai. Cuộc sống lúc đầu có lúc cãi vả mâu thuẫn nhưng anh biết nhường nhịn và lo lắng cho tôi rất nhiều. Chồng tôi là người chu đáo, đảm đang, anh làm tất cả công việc vặt trong nhà như nấu ăn, rửa chén, giặt đồ… Nhưng khi cưới nhau về và có con cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Từ khi chồng ở nhà chăm con cho tôi đi làm, anh đã thay đổi tính cách hẳn. Chồng tôi đổi tính thô lỗ cộc cằn, hay cáu gắt với vợ. Vợ chồng tôi chẳng bao giờ nói chuyện được với nhau vì anh không bao giờ lắng nghe tôi nói. Tôi bị chồng chửi mắng như cơm bữa. Chồng chửi tôi như hàng tôm hàng cá ngoài chợ. Thậm chí nhiều lúc nóng giận, không kìm được chồng còn tát và đánh tôi trước mặt hàng xóm, bố chồng và em chồng thường xuyên vì những lý do vô lý làm tôi rất xấu hổ và tủi thân. Nếu tôi và em gái có cãi nhau thì anh vẫn bênh vực em mình và chửi tôi không ra gì. Tôi là vợ của anh mà chẳng bao giờ anh nói nhẹ nhàng với tôi. Hễ cứ đụng đến chồng hoặc góp ý là y như rằng tôi sẽ bị ăn chửi. Mà chồng chửi thì chua ngoa và toàn từ ngữ khó coi. Nhiều lúc bị chồng chửi rủa, tôi chán ngán và ấm ức lắm. Tôi thuộc tuýp phụ nữ có ăn có học nhưng vẫn bị chồng chửi. Tôi không chịu nổi tính khí của anh nữa rồi.

Luật sư có thể giúp tôi tìm ra nguyên nhân và giải pháp để chồng tôi trở lại như ngày trước và cuộc sống vợ chồng tôi được hạnh phúc không? Thực sự viết thư này đến Luật sư của LVN Group tôi cũng không muốn gia đình mình phải đổ vỡ, phải ly hôn và con tôi sẽ rất thiệt thòi nếu sống thiếu bố. Còn nếu cuối cùng phải ly hôn thì tôi phải làm thủ tục như thế nào ? Quyền nuôi con thì sẽ cho ai, tôi mong muốn được nuôi con.

Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

1. Về nguyên nhân và giải pháp để vợ chồng bạn giải quyết mâu thuẫn:
Trước mắt, bạn có thể tự nhìn lại xem nguyên nhân do đâu. Bởi bạn là người trong cuộc, do đó, sẽ thấu hiểu vấn đề giữa hai vợ chồng bạn hơn ai hết. Về ý kiến chủ quan của chúng tôi, chúng tôi xin góp ý về nguyên nhân và giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa hai vợ chồng như sau: trước hết, bạn có thể nhìn lại những hành xử, lời nói xem có phải là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn vợ chồng không. Và sau đó, bạn có thể tìm cách bày tỏ một cách chân thành và thiện chí về ý muốn được trò chuyện một cách thẳng thắn với chồng bạn về những mâu thuẫn gần đây. Theo chúng tôi, việc có thể đối thoại giữa hai bên một cách chân thành và thiện chí như vậy sẽ có thể giúp hai bên hiểu rõ nhau hơn, giải quyết như khúc mắc giữa hai người.

2. Thủ tục ly hôn
Trường hợp 1: Đơn phương ly hôn

Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra.

Về căn cứ cho ly hôn “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng quy định của Luật HN&GĐ 2000 quy định như sau:

“a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt”.

Như vậy, khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án bạn phải chứng minh về việc cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn không hạnh phúc và không thể kéo dài được nữa.

  • Về thủ tục ly hôn đơn phương, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Đơn khởi kiện ly hôn.
– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung).
– Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng.
-Giấy tờ chứng minh tài sản chung;

  • Hồ sơ này bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc.

Thời gian giải quyết: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ việc đơn phương ly hôn là không quá 04 tháng. Nếu vụ việc có tính chất phức tạp thì có thể gia hạn thêm, nhưng không quá 02 tháng.

Trường hợp 2: Thuận tình ly hôn

Nếu cả hai vợ chồng bạn đều đồng ý ly hôn, thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con và chia tài sản sau khi ly hôn thì hai vợ chồng bạn có thể thực hiện thủ tục xin ly hôn thuận tình như sau:
– Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
+ Bản sao giấy khai sinh của con
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng
+ Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn
– Thẩm quyền giải quyết: Bạn nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợ chồng bạn, trường hợp nếu hai vợ chồng bạn đi làm việc ở Bình Dương và đã có đăng kí tạm trú ở đó thì mình có thể nộp đơn tại đó.
– Thời hạn giải quyết:
+ Trong vòng 5 ngày từ ngày nhận được hờ sơ hợp lệ của bạn thì tòa án sẽ tiến hành thu lý đơn của bạn và thông báo nộp tiền án phí cho hai vợ chồng bạn
+ Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì hai vợ chồng bạn phải tiến hành nộp án phí.
+ Thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn là 4 tháng, trong vòng 4 tháng này thì tòa án sẽ gửi thông báo mời hai bạn đến hòa giải, trường hợp hòa giải không thành thì tòa án sẽ ra quyết định hòa giải không thành.
+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định hòa giải không thành tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn.
– Lệ phí: 200.000 đồng

3. Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn hiện nay được 15 tháng nên căn cứ Điều 81, Luật hôn nhân và gia định 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên. Con bạn vào thời điểm giải quyết ly hôn dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. (Điều 82, Luật hôn nhân và gia định 2014)

5. Xác định về người có quyền nuôi con sau khi ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group, mong Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi vấn đề sau: vợ chồng tôi kết hôn với nhau và chúng tôi đã có 2 con gái, con gái đầu được 4 tuổi, con gái út được gần 2 tuổi. Từ khi vợ chồng tôi sinh cháu đầu thì chúng tôi luôn trong tình trạng mâu thuẫn, mỗi lần cãi nhau là vợ tôi đòi ly hôn, vì tôi là người ở dễ nên cũng có phần nào vợ thiếu tôn trọng, 2 lần trước vợ tôi đơn phương viết đơn ly hôn nhưng tôi không ký.

Vì 2 lần trước ( mỗi lần cách nhau 1 năm) tôi và vợ cãi nhau vì bất đồng và có phần nào đó vợ xúc phạm nhân phẩm tôi, nóng quá tôi không kiềm chế được và có đánh vợ nhưng rồi mọi chuyện cũng qua. Nhưng thời gian này tôi làm ở xa lâu lâu về nhà thăm vợ con 1 lần (1 tháng 1 lần hoặc 2 lần), nhưng thấy vợ có biểu hiện lạ hơn bình thường, khi đi làm thì đi sớm trưa thỉnh thoảng mới về nhà và cách ăn mặc cũng tươi mát hơn bình thường nên có lần tôi đã hỏi vợ mật khẩu vào điện thoại để mục đích là xem có gì bất thường không, nhưng vợ tôi không chịu mở khóa. Lần gần đây nhất tôi về thì con gái đầu khoe với tôi là : Ba ơi mẹ dẫn con với em, đi chơi với bác ( tên Hoàng – làm xậy dựng và đã ly hôn) và anh vui lắm, đi siêu thị, đi quản trường chơi tôi hỏi thêm vậy buổi trưa bác có dẫn con , em và mẹ đi đâu nữa không thì nói đi chơi và ăn cơm chung/.sau đó tôi nói con mở khóa điện thoại của mẹ cho ba mượn thì thấy trên máy vợ tôi trò chuyện trên mức công việc với 2 người đàn ông. Người đàn ông dẫn vợ con tôi đi chơi nói là bạn anh ta yêu vợ tôi, và anh ta cũng có tình cảm với vợ tôi nhưng ngại bạn của anh ta , vợ tôi hỏi vậy anh không sợ chồng em à thì anh ta trả lời anh không sợ chồng em, anh chỉ ngại bạn của anh buồn, và anh ta tự xếp lịch cho vợ tôi : sáng thì đi chơi với bạn của anh ta, chiều thì đi với anh ta, đêm thì về với chồng thì vợ tôi đồng ý….khi vợ tôi về tôi đã không kiềm chế được mình nên đã có đánh vợ và hỏi 2 người đàn ông này quen nhau với vợ tôi thế nào thì lúc đầu vợ tôi chối nhưng khi tôi nói nội dung chát zalo ra thì vợ tôi im lặng, sau đó tôi có trao đổi với mẹ vợ và 2 anh trai của vợ về chuyện như vậy thì vợ tôi nói là chỉ đùa với người ta, nhưng lại khẳng định là anh bạn kia yêu vợ tôi thật. nhưng vợ tôi coi như anh em. Và gia đình vợ cũng khuyên răng vợ tôi nên từ bỏ 2 người kia đi để sống gia đình cho hạnh phúc thì tôi nghĩ đã xong.Nhưng vài ngày nay vợ tôi đi đâu cũng nói tôi và cô ấy sẽ ly hôn và ko chấp nhận tôi nữa. Theo Luật sư thì nếu chúng tôi ly hôn tôi nhận nuôi 2 đứa con thì tòa có đồng ý không?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Điều 51, điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”.

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi hiện nay đời sống hôn nhân của vợ chồng bạn có nhiều mâu thuẫn và vợ chồng bạn muốn ly hôn. Sau khi ly hôn, bạn có mong muốn được nuôi cả 2 đứa con của bạn tuy nhiên do 2 con của bạn còn nhỏ và căn cứ theo quy định của pháp luật thì bạn không được nuôi cả 2 con.

Đối với bé thứ nhất được 4 tuổi: Sau khi ly hôn tòa sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế, khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, các điều kiện về vật chất và tinh thần của bạn dành cho bé nếu bạn có các điều kiện trên một cách tốt nhất thì tòa có thể cho bạn nuôi bé thứ nhất.

Đối với bé thứ 2 theo bạn cung cấp thông tin hiện nay bé mới được gần 2 tuổi tức là chưa được 36 tháng tuổi thì khi ly hôn tòa sẽ để cho vợ bạn nuôi bé thứ hai. Bởi vì theo quy định của pháp luật con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014), chỉ trong trường hợp vợ bạn không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặcvợ chồng bạn có thỏa thuận để bạn nuôi cả 2 bé thì bạn mới được nuôi cả bé thứ 2.

6. Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con được giải quyết như thế nào ?

Chào Luật sư của LVN Group, Em có tham khảo sơ qua trang web nhưng với trường hợp cụ thể của em thì em cần tư vấn thêm ạ. Em ở Kontum, chồng ở Khánh Hoà, đăng ký kết hôn tại UBND Ba Ngòi-Cam Ranh-Khánh Hoà ngày 29/1/2013. Sinh 1 con gái vào 23/2/2015. Đang ở trọ tại TPHCM. Chưa có tài sản hay nợ chung. Lúc trước khi sinh em đi làm bên ngân hàng. Sinh con xong em nghỉ ở nhà chăm con và chưa đi làm lại. Thu nhập gia đình hiện tại từ chồng. Em xin hỏi:
– Đơn xin ly hôn em phải nộp ở đâu? –
Ai là người được quyền nuôi con trong trường hợp em không đi làm và không có tài sản và nếu em có sổ tiết kiệm riêng mang tên em số tiền 400tr thì thế nào. Chồng không có tài sản riêng ?
Rất mong hồi âm từ Luật sư của LVN Group. Em chân thành cảm ơn.

Trả lời:

1. Về thủ tục ly hôn:

Do bạn không nói rõ là bạn muốn ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình do đó chúng tôi xin tư vấn với bạn như sau:

1. Thủ tục ly hôn thuận tình: Khi cả hai vợ chồng đều đồng thuận ly hôn

Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Nộp hồ sơ tại TAND cấp huyện nơi một trong hai người cư trú và làm việc.

Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Thời gian giải quyết: 1 đến 2 tháng

2. Thủ tục ly hôn đơn phương: Khi chỉ mình bạn hoặc chồng bạn có yêu cầu ly hôn mà bên kia không đồng ý ly hôn

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy, nếu vợ chồng bạn muốn ly hôn thì vợ chồng bạn cần phải chứng minh tình trạng hôn nhân của vợ chồng mình rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Nộp hồ sơ tại TAND cấp huyện nơi chồng bạn cư trú và làm việc.

Hồ sơ xin ly hôn đơn phương gồm có:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của từng Tòa);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Thời hạn giải quyết: 4 đến 6 tháng

2. Về việc nuôi con:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi của con, căn cứ vào điều kiện của hai bên vợ/chồng và căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết quyền nuôi con của hai vợ chồng.