1. Thay đổi tên của mẹ trên giấy khai sinh của con ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Tôi tên V nhưng do mất giấy khai sinh gốc nên tôi vừa đi khai sinh lại có tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc V nhưng trong giấy khai sinh của con gái mình( sinh năm 1999) lại ghi tên mình là Nguyễn Thị V Vậy giờ tôi muốn thay đổi, cải chính họ tên mẹ trong giấy khai sinh của con theo đúng như trong giấy khai sinh của tôi thì cần những thủ tục gì ? Thẩm quyền giải quyết thuộc cơ quan nào ?
Mong Luật sư của LVN Group giải đáp cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch thì:

” Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”

Như vậy, theo như quy định trên, thì giấy khai sinh được xem là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, và tất cả các giấy tờ khác phải có mọi thông tin phù hợp với giấy khai sinh này. Vì vậy, khi trong giấy khai sinh của con bạn có phần tên của mẹ không giống với tên trên giấy khai sinh của bạn thì bạn cần thực hiện thủ tục cải chính theo căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: “2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Theo đó, thủ tục bạn cần thực hiện dựa theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”

Như vậy, bạn điền thông tin vào tờ khai cải chính thông tin trên Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây bạn đăng ký khai sinh cho con và mang theo Giấy khai sinh gốc của mình. Trong thời hạn 3 ngày, cán bộ tư pháp thuộc UBND cấp xã sẽ xem xét để cải chính thông tin trên Giấy khai sinh cho con bạn. Tham khảo bài viết liên quan: Cách làm lại giấy khai sinh cho con ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Thay đổi họ tên trên giấy khai sinh và những văn bằng khác ?

Luật LVN Group tư vấn về thay đổi họ tên trên giấy khai sinh và những văn bằng khác theo quy định của pháp luật như sau:

Luật sư tư vấn :

1. Khai sinh cho con

Theo quy định của Luật hộ tịch 2014:

“Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Cụ thể Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định

“Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử

1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán”

Chào Luật sư ! Tôi tên là MTH. Từ nhỏ 1 mình mẹ tôi nuôi dưỡng và chăm sóc tôi, tôi không có cha. Mẹ tôi không có đăng kí kết hôn với ai và trong hộ khẩu gia đình chỉ có tên mẹ tôi và tôi (mẹ tôi là chủ khẩu). Nhưng vì một vài lý do, khi làm giấy khai sinh cho tôi, mẹ tôi đã khai cha tôi là M T và hiện giờ trong giấy khai sinh bản gốc của tôi có cả cha và mẹ.Tuy nhiên, tôi không biết ông và cũng như không có giấy tờ chứng minh quan hệ cha con với ông.Hiện giờ, tôi muốn làm lại giấy khai sinh bỏ hoàn toàn phần tên bố trong giấy khai sinh. Vậy xin hỏi Luật sư, tôi cần phải gặp ai và làm các thủ tục gì để làm lại được giấy khai sinh bản gốc ? Tôi xin cám ơn Luật sư.

=> Như vậy hiện nay pháp luật hộ tịch 2014 không quy định rõ ràng về việc cấp lại giấy khai sinh bản gốc và xóa tên cha trong giấy khai sinh như trường hợp của bạn. Nếu các thông tin về hộ tịch đều mất thì bạn có thể làm thủ tục đăng ký lại khai sinh. Nếu như thông tin trên giấy khai sinh bị sai thì bạn làm thủ tục cải chính với điều kiện sau:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Luật dân sư 2005 có quy định:

“Điều 27.Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.”

-> Như vậy việc đổi tên cho con phải được xác nhận là có lý do chính đáng mà theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.

Chào các cô, chú (anh, chị) ! Em hiện nay 21 tuổi và đang học năm 3 của trường Đại học Thăng Long. Em có một vấn đề muốn hỏi và rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bên công ty. Từ nhỏ đến năm em 10 tuổi, em sống ở thành phố Nam Định. Năm em 10 tuối thì mẹ em đi bước nữa, sau đó vài năm thì cả gia đình chuyển lên Hà Nội. Năm em thi cấp 3 ở Hà Nội, cần hộ khẩu để thi vào các trường công lập. Bố dượng em đã thay đổi họ của em từ “Nguyễn” sang “Mai” (cùng với họ bố) để nhập vào cùng hộ khẩu nhà bố với danh nghĩa là con đẻ. Lúc đó bố mẹ em lo hết và dường như không thông qua hay hỏi ý kiến em. Nhưng giờ thực sự em muốn đổi lại tên về tên cũ, tìm hiểu thủ tục thì em mới biết, ngày trước bố em vì làm vội nên có về xã ở dưới quê để làm giấy tờ chui. Có nghĩa là giờ trên giấy tờ em đang đi học hay sắp tới làm việc vẫn mang tên Mai Thị Phương Linh nhưng thực sự cái xã đó chỉ cấp cho em bản sao giấy khai sinh, không hề có giấy khai sinh bản gốc. Và một lần nữa nhờ quen biết nên bố em dễ dàng nhập hộ khẩu cho em với cái bản sao giấy khai sinh ấy. Ở Nam Định em vẫn còn giấy chứng sinh, giấy khai sinh bản gốc và vẫn được nhập khẩu trongnhà ông ngoại. Có nghĩa là cái tên đó vẫn đang tồn tại một cách bìnhthường, nhưng không ai sử dụng.Giờ em mong muốn đổi lại về tên cũ của mình với giấy tờ minh bạch rõ ràng và có đủ giấy tờ mang đến trường để xin làm lại hồ sơ thì em phải làm gì và bắt đầu từ đâu ạ? Em rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía công ty.Em cảm ơn!

=> Như bạn đã trao đổi, quá trình đổi tên cho bạn là không đúng quy định của pháp luật. Việc bố bạn dượng của bạn nhập vào cùng hộ khẩu nhà bố với danh nghĩa là con đẻ là không đúng. Vậy giấy tờ hộ tịch của bạn ở Nam Định vân được coi là hợp lệ.

Xin chào luật LVN Group, tôi có thắc mắc nhờ Luật sư của LVN Group giải đáp giúp. Số là 2 vợ chồng tôi có mua một mảnh đất ( 2000m2). Năm 2013 đã được cấp sổ hồng do chồng tôi đứng tên. Nói chung là mọi việc giấy tờ đất đai đều do chồng tôi lo và tôi cũng không quan tâm tới vì tin tưởng chồng mình. Khoảng 2 tháng trước trong lúc nói chuyện tôi có hỏi chồng về mảnh đất đó! Thì chồng tôi bảo đã bán và mua mảnh đất khác ( đã có sổ hồng cấp năm 2015). Nhưng mấy ngày trước tình cờ trong lúc tôi tìm giấy khai sinh của con thì vô tình thấy sổ hồng mảnh đất 2000m2 kia ( thời hạn cấp 2013). Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi, đất nếu đã bán cho người khác rồi thì sổ hồng vẫn còn hay không? Và trong thời gian tối đa bao lâu để chuyển tên đất từ người bán sang người mua? Với lại tôi cần làm gì để biết mảnh đất kia (2000m2) vẫn còn. Tôi có cho một người quen mượn tiền và tài sản thế chấp là sổ đỏ ( đã cũ). Có hợp đồng vay tiền. Vậy nếu người mượn đó không trả tiền và cũng không giao đất thì tôi phải làm sao? ( Vì sổ đỏ đã cũ, mà hiện tại tôi thấy sổ cấp lại là sổ hồng) Mong hồi âm của Luật sư của LVN Group! Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

=> Theo quy định pháp luật đất đai việc mua bán là hợp lệ khi bên mua bán có hợp đồng mua bán được cơ quan có thẩm quyền công chứng, xác nhận đất đủ điều kiện chuyển nhượng. Sổ Hồng có thể được cấp lại nếu như tại thời điểm chuyển nhượng bị mất. Việc chị cho người khác vay tiền có giữ sổ đỏ không ảnh hưởng tới việc họ được cấp lại, cấp đổi sổ hồng. Cá nhân khi có tranh chấp về hợ đồng vay dân sự có thể đưa ra tòa án để được giải quyết chứ chưa có thâm quyền tự xử lý tài sản đảm bảo.

Mọi thông tin chưa rõ vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài tư vấn pháp luật. Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Mọi vướng mắc xin vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Cải chính lại các giấy tờ khi thay đổi họ tên ?

Xin chào Luật sư của LVN Group. Em có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group. Năm nay em 20 tuổi, em muốn thay đổi họ tên thì việc cải chính lại sổ hộ khẩu có phức tạp và tốn nhiều thời gian không ạ? Việc sửa lại học bạ cấp ba, giấy tờ ở trường đại học thì sao ạ, năm nay em mới học năm nhất. em có học chương trình dự bị đại học 1 năm sau đó được học thẳng lên đại học, việc thay đổi họ tên của em sẽ bị ảnh hưởng gì không ạ, và CMND, bằng lái xe mình thay đổi lại có lâu không ạ, em phải lên huyện sửa hay qua xã ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!

Cải chính lại các giấy tờ khi thay đổi họ tên ?

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền được thay đổi họ,tên của cá nhân như sau:

Điều 26. Quyền đối với họ, tên

1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Việc thay đổi họ, tên là quyền của cá nhân. Do đó, khi có sự thay đổi về họ, tên thì phải tiến hành thay đổi lại nội dung trong sổ hộ khẩucũng như các giấy tờ liên quan đến các giấy tờ đứng tên bạn.

Về đính chính lại văn bằng chứng chỉ:

Theo quy định tại Thông tư 22/2012/ TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/06/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo:

“Điều 21a. Các trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:

1. Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người được cấp văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.

2. Người học đã ký nhận văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.

Điều 21b. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

1. Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ bao gồm:

a) Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;

b) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;

c) Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

d) Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

đ) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

e) Các tài liệu chứng minh văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 21a của Quy chế này;

Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản này có thể là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.

2. Trình tự, thủ tục chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:

a) Người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng cách ban hành quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ;

Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ và đóng dấu xác nhận với nội dung: “Đã được chỉnh sửa theo Quyết định số….. ngày….tháng….năm…..” vào góc trái phía trên của bản chính văn bằng, chứng chỉ; nếu người học đã bị mất bản chính văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc đã được chỉnh sửa cho người học.

Như vậy, sau khi cải chính hộ tịch bạn có thể thực hiện theo thủ tục trên để tiến hành cải chính lại nội dung về tên gọi trên văn bằng chứng chỉ.

Về việc điều chỉnh lại họ, tên trong sổ hộ khẩu :

Căn cứ vào quy định của Luật cư trú 2006, Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì:

“Điều 29. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.

2. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định đ­ược phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu…”

= > Làm thủ tục điều chỉnh tại cơ quan công an xã, phường nơi mà bạn đang đăng ký thường trú. Sau khi làm thủ tục điều chỉnh xong sẽ làm thủ tục xin cấp lại Giấy chứng minh thư nhân dân.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Thủ tục đổi tên khai sinh được quy định như thế nào ?

Chào Luật sư của LVN Group, xin cho em hỏi: Dạ em tên là N.V.P. Năm nay em 20 tuổi và bây giờ nguyện vọng của em là muốn được đổi lấy tên khác, cái tên P này nó rất ảnh hưởng đến cuộc sống của em. Tên P làm cho em thấy sự mặc cảm tự ti, xấu hổ trong khi giao tiếp với bạn bè, nhất là hay bị trêu chọc, làm em không dám tiếp xúc với những bạn bè mới, hầu hết những bạn bè mới sau khi gặp em và biết đc tên em họ đều lấy em ra làm trò cười. Họ trêu chọc em và khiến cho em ko dám tiếp xúc với ai ?
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp với ạ.
– Nguyễn V P

Trả lời:

Điều 28. Quyền thay đổi tên (Bộ luật dân sự 2015)

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

– Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Đối với vận đề này của bạn thì theo quy định của pháp luật nếu tên này ảnh hưởng đên cuộc sống của bạn thì bạn có thể làm thủ tục cải chính hộ tịch. Tuy nhiên hiện nay bạn đã 20 tuổi thì việc đổi tên sẽ liên quan đến rất nhiều loại thủ tục giấy tờ khác của bạn. Hơn nữa tên P của bạn theo Chúng tôi không có vấn đề gì cả, bên nên suy nghĩ kỹ về việc đổi tên. Nếu bạn vẫn muốn đổi thì có thể làm các thủ tục sau đây:

1. Về hồ sơ xin cải chính thông tin trong giấy khai sinh

Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đối với các loại giấy tờ phải nộp: Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch theo mẫu quy định;

– Đối với các loại giấy tờ phải xuất trình: Bản chính Giấy khai sinh; Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc xin thay đổi, cải chính (ví dụ như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên…)

2. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội thì thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

Bước 1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Bước 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Đối với trường hợp của bạn, bạn nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi đăng ký khai sinh trước kia hoặc nơi đang cư trú hiện nay để thực hiện thủ tục thay đổi.

3. Thời hạn và lệ phí

– Thời hạn: Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nếu thấy việc thay đổi là có cơ sở (phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan) thì công chức tư pháp thực hiện giải quyết, trường hợp cần phải xác minh không quá 06 ngày làm việc.

– Lệ phí: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà HĐND cấp tỉnh quy định mức thu cho phù hợp.

Bạn cần lưu ý: Nội dung thay đổi về họ, tên được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh đã cấp, không cấp giấy khai sinh mới; Các lý do đổi tên như con mang tên đó không khỏe mạnh, tên không hợp “Phong thủy” hoặc thấy tên không đẹp…không phải là căn cứ để đổi tên theo quy định của Bộ luật dân sự.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

5. Thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh khi bị trùng tên với họ hàng ?

Kính chào Công ty luật LVN Group, tôi có một số vướng mắc, xin được giải thích rõ hơn: Tôi có lên UBND phường nơi đăng ký khai sinh cho con làm thủ tục đổi tên, thì cán bộ hộ tịch yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh là trùng tên, tôi trình hộ khẩu (bản copy) của người bác có tên trùng với con tôi, thì cán bộ yêu cầu tôi phải cung cấp bản có công chứng và đưa người bác họ lên trình diện.
Xin hỏi cán bộ hộ tịch yêu cầu như vậy có hợp lý không ?
Chân thành cám ơn !
Người hỏi: H.L

Thủ tục đổi tên khai sinh năm 2020 được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.0191

Trả lời:

1. Các trường hợp được Quyền thay đổi họ, tên:

Theo Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Quyền thay đổi họ, tên như sau :

” 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”

Như vậy, việc bạn có mong muốn thay đổi họ tên cho con bạn là hoàn toàn hợp pháp.

2. Thủ tục thay đổi họ, tên:

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, hồ sơ xin thay đổi họ, tên bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai (theo mẫu quy định).

– Bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi

– Giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi (trong trường hợp này là giấy tờ chứng minh con bạn bị trùng tên với bác họ như: chứng minh thư, giấy khai sinh…).

Có thể hiểu, công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, hợp đồng, .. bằng văn bản theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, trong trường hợp nay, bạn cần công chứng hoặc chứng thực các giấy tờ liên quan đó chứ không phải chỉ sử dụng bản copy.

Đối với việc cán bộ UBND phường yêu cầu phải đưa người bác họ lên trình diện là để đối chiếu với những giấy tờ liên quan đến nhân thân người này. Vì vậy, việc yêu cầu bác họ có mặt tại UBND phường là hợp lý.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân Trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật LVN Group