1.Bản án gồm có những gì ? phải gi bản án như thế nào ?

>>Luật sư Tư vấn Pháp luật Miễn phí qua Điện thoại

Căn cứ theo điều 260 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bản án như sau :

1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử.

2. Bản án sơ thẩm phải ghi rõ:

a) Tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

b) Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng;

c) Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;

d) Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật;

đ) Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;

e) Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

g) Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.

3. Bản án phúc thẩm phải ghi rõ:

a) Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

b) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án;

c) Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.

2. Việc thay sửa án có làm thay đổi bản chất của vụ án ?

>>Tham khảo :Quy định về cơ cấu, quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát công ty cổ phần ?

Thưa Luật sư của LVN Group, anh Trần Văn A phạm tội giết người mà trong bản án có ghi nhầm đầu tên anh Trần Văn A thành Trần Văn a . Vậy trong trường hợp trên có được sửa bản án ? Và pháp luật quy định như thế nào về tội giết người ?

Căn cứ vào điều 123 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định :

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Việc sửa bản án quy định tại khoản 1 điều 261 bộ luật tố tụng hình sự 2015 :

Điều 261. Sửa chữa, bổ sung bản án

1. Không được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai.

Việc sửa chữa, bổ sung bản án không được làm thay đổi bản chất vụ án hoặc bất lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Việc sửa chữa, bổ sung bản án được thể hiện bằng văn bản và giao ngay cho những người được quy định tại Điều 262 của Bộ luật này.

2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.

3.Quy định của BLTTHS về giải thích, sữa chữa bản án, quyết định của Tòa án

>>Tham khảo :Quy định về cơ cấu, quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát công ty cổ phần ?

Như vậy, bản án hình sự là văn bản vô cùng quan trọng vì vậy đòi hỏi tính cẩn thận, tỷ mỉ của HĐXX các sai sót trong bản án khi giải thích, sữa chữa cần tuân thủ chặt chẽ theo quy định của BLTTHS.

Điều 365 BLTTHS năm 2015 Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án:

“1. Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện”.

+ Đối tượng yêu cầu bao gồm: Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án, như vậy, gần như tất cả các đối tượng có liên quan đến Bản án đều có quyền yêu cầu Tòa án giải thích, sữa chữa bản án.

+ Chủ thể có thẩm quyền giải thích, sữa chữa bản án, quyết định bao gồm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định đối với trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được việc giải thích, sữa chữa thì thẩm quyền thuộc về Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định.

4. Thẩm quyền sửa chữa, bổ sung bản án

Tham khảo:Phương thức thanh toán quốc tế là gì ? Quy định về phương thức thanh toán quốc tế

Việc sửa chữa, bổ sung bản án phải do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.

Như vậy, về nguyên tắc, pháp luật hiện hành không cho phép sửa chữa, bổ sung làm thay đổi nội dung của bản án sau khi đã tuyên án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể là khi phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai thì đích thân Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án đó thực hiện việc sửa chữa, bổ sung.

5. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện

>>Tham khảo :Liên mih bưu chính thế giới (UPU) là gì ? Tìm hiểu về tổ chức Liên minh bưu chính thế giới (UPU)

Thứ nhất: Mặc dù Điều 365 BLTTHS đã quy định rõ về giải thích, sửa chữa bản án, quyết định nhưng điều luật không quy định rõ trường hợp nào thì giải thích bản án, quyết định? Trường hợp nào sửa chữa bản án, quyết định?

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Giải thích là việc phân tích, diễn giải một vấn đề đưa ra sao cho dễ hiểu, dễ tiếp thu”, như vậy, trong Bản án hình sự, quyết định của Tòa án có những nội dung được nêu ra nhưng chưa rõ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định sẽ giải thích tuy nhiên việc giải thich này nhằm mục đích không thay đổi bản chất vụ án và không gây bất lợi cho các đương sự. Như vậy, chỉ giải thích Bản án, quyết định khi còn có những vấn đề chưa rõ cần làm rõ hơn đễ các đương sự và cơ quan yêu cầu hiểu và nắm chắc vấn đề.

Cũng theo Từ điển Tiếng Việt thì “Sữa chữa là khắc phục những lỗi, những sai sót”, như vậy, khi có những sai sót, những lỗi trong Bản án, quyết định thì sẽ tiến hành sữa chữa, tuy nhiên việc sữa chữa những sai sót, lỗi đó không làm thay đổi bản chất vụ án và không gây bất lợi cho các đương sự. Ví dụ: Sai sót về con số hoặc lỗi chính tả…

Thứ hai: Điều luật không nêu rõ căn cứ giải thích, sữa chữa bản án, quyết định và thời hạn giải thích, sữa chữa bản án, quyết định?

Đây là những bất cập, hạn chế trong quy định tại Điều 365 của BLTTHS.

Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết các vụ án, kiến nghị một số nội dung sau đây:

+ Cần sửa đổi, bổ sung Điều 365 BLTTHS năm 2015. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án:

Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện.

Việc giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào bản án, quyết định, biên bản phiên tòa, phiên họp và biên bản nghị án.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án phải có văn bản giải thích, sữa chữa và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được cấp, gửi bản án, quyết định theo quy định của Luật này. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn 07 ngày.

Từ những bất cập, hạn chế nêu trên thiết nghĩ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề giải thích, sữa chữa bản án, quyết định của Tòa án để trong thực tiễn thực hiện được thống nhất.