Năm 2010 chuyển đổi từ sổ xanh sang sổ đỏ gia đình tôi được UBND huyện C cấp GCN QSDĐ đối với 4.099m2, gia đình tôi đã trồng trên thửa đất được giao nhiều loại: cây lấy gỗ, cây ăn quả. Năm 2010 chị Dương Thị H từ nơi khác đến tranh chấp QSDĐ 236,7 m2 của gia đình tôi. Ngày 24/6/2015 TAND tỉnh Lạng Sơn đã có bản án dân sự phúc thẩm số 31/2015/DS – PT về giải quyết tranh chấp vụ án. Bản án đã sai sót không xem xét, thẩm định, định giá tài sản gắn liền với đất những cây trồng lâu năm, cây ăn quả và nhiều loại cây khác. Tôi đã làm đơn đề nghị Chánh án TAND Tối Cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao kháng nghị bản án này về những sai phạm của TAND tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 9/8/2015 vợ chồng Dương Thị H cùng với hơn 20 thanh niên đã tự ý thi hành án trái pháp luật bằng cách chặt phá toàn bộ cây bạch đàn và các cây ăn quả; tôi đã báo ngay cho công an, hiện nay CQĐT của công an huyện Cao Lộc đang điều tra sự việc. Căn cứ vào nguồn gốc đất là của bà Nguyễn Thị D để lại cho Dương Thị H. Nhưng trên thực tế sử dụng đất của nhà tôi không có cạnh nào tiếp giáp với đất của bà Nguyễn Thị D theo công văn số 1259/ STNMT – ĐĐBĐ ngày 18/ 12/ 2015 của STNMT tỉnh Lạng Sơn trả lời cho gia đình tôi. Vậy mà Tòa án cố tình xử sai lấy 236,7m2 của gia đình tôi cho Dương Thị H. Căn cứ vào trích đo địa chính khu đất số 298 TĐĐC của TNMT tỉnh Lạng Sơn, Cấp chồng 7 hộ và 2 hộ nữa là Nguyễn Thị D và Vũ Văn T( không có diện tích đất) và chưa được phòng ĐĐBĐ kiểm duyệt đã nộp cho Tòa án dẫn đến việc gia đình tôi bị mất đất. Không thể đồng ý với phán quyết của TAND tỉnh Lạng Sơn. Gia đình tôi đã tự đi tìm chứng cứ và thu được công văn số 1259/ STNMT – ĐĐBĐ ngày 18/12/2015 của STNMT tỉnh Lạng Sơn trả lời đất của gia đình tôi không có cạnh nào giáp với đất của bà Nguyễn Thị D.

Như vậy, ứng với bản đồ STNMT cung cấp thì mảnh đất tranh chấp 236,7m2 thuộc quyền sở hữu của gia đình tôi. Ngày 14/3/2016 tôi nhận được giấy thông báo  số 01/ KH –TGĐ về việc tạm giao đất của chi cục Thi hành án Cao Lộc là phải giao 236,7 m2 đất cho Dương Thị H. Thông báo này dẫn đến gia đình tôi bị mất trắng đất và bị phá hủy tài sản. Ngày 22/3/2016 THA cùng các ban ngành đến làm việc tại hiện trường chỉ có gia đình tôi. Còn Chi cục trưởng chi cục THA dân sự tỉnh Lạng Sơn Hoàng Văn T nói rằng:”Trong bản án không ghi rõ có tài sản trên đất nên chúng tôi không dám ghi vào”. Kết thúc buổi làm việc biên bản của THA ghi không đúng sự thật( lí do TAND tỉnh LS giải thích là: phía nam giáp đất nhà ông T – theo bản đồ năm 1998), và còn ghi biên bản làm việc tại hiện trường thiếu: trên đất của tôi có tài sản ( lí do trong bản án không ghi rõ có tài sản tên đất nên chúng tôi không dám ghi vào biên bản). Gia đình tôi đề nghị ghi bổ sung vào cho đầy đủ thì một cán bộ đã ra sức bảo vệ cho THA rút nhanh về bằng cách bắn rùi cui điện. 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật dân sựcủa Công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi số1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp luật:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Bộ luật dân sự năm 2005

2. Luật sư tư vấn

Về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại điều 283: Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Theo thông tin bạn cung cấp, thì khi phát hiện bản án phúc thẩm sai sót vì không xem xét, thẩm định, định giá tài sản gắn liền với đất, như vậy là không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, có sai lầm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng; bạn đã đề nghị Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị bản án của TAND tỉnh Lạng Sơn là đúng với điều 284 BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011:  “Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này”.

>>Như vậy, cần tiến hành thủ tục giám đốc thẩm để xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Sau khi có quyết định giám đốc thẩm thì mới tiến hành thi hành án. Trong trường hợp của bạn, chưa có quyết định giám đốc thẩm mà đã thi hành án là không đúng pháp luật; vì vậy, căn cứ vào điều 391 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thì bạn có thể khiếu nại với quyết định thi hành án và hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng vì quyết định và hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi của bạn và gia đình; và có thể khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án.

>> Ngoài ra, theo quy định tại Điều 28, Khoản 4 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 thì: Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính gây ra trong trường hợp: Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án. Cụ thể theo điều 33 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thuộc về TAND cấp phúc thẩm. Đối với việc thi hành án, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi thuộc các trường hợp tại điều 38 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009:

1. Ra hoặc cố ý không ra quyết định:

a) Thi hành án;

b) Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án;

c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;

d) Cưỡng chế thi hành án;

đ) Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.

e) Hoãn thi hành án;

g) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;

h) Tiếp tục thi hành án.

2. Tổ chức thi hành hoặc cố ý không tổ chức thi hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong trường hợp của bạn có cán bộ thi hành án dùng dùi cui điện để đối phó gia đình bạn nhằm bảo vệ thi hành án, nên sẽ thuộc trường hợp Cưỡng chế thi hành án; cụ thể trách nhiệm bồi thường thuộc về cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại ( theo khoản 2 điều 40); trong trường hợp này là chi cục Thi hành án Cao Lộc.

>>Với việc chị Dương Thị H và 20 thanh niên tự ý đến chặt phá, hủy hoại toàn bộ tài sản gia đình bạn, sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định Điều 608 BLDS năm 2005, cụ thể tại Khoản 2,3: 

– Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản.

Bên cạnh đó, hành vi phá hoại này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 143 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự  – Công ty luật MinH Khuê