1. Hiểu thế nào về thị trường hàng hóa

Hàng hoá trong tiếng Anh là Goods hoặc Commodities, là các sản phẩm hữu hình, giúp làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Các sản phẩm có thể là máy giặt, bột giặt, tủ lạnh, máy rửa bát,… đều rất cần thiết trong cuộc sống.
Trong kinh tế chính trị Mac – Lenin, hàng há còn được hiểu là sản phẩm lao động thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Người ta có thể dùng tiền để mua bất cứ loại hàng hóa nào nhằm phục vụ cho đời sống con người. Trong đó, hàng hóa được chia thành hàng tiêu dùng và hàng đầu tư. Đây là những nhân tố quan trọng tạo nên tổng sản phẩm trong nước. Hàng đầu tư là những mặt hàng sinh lợi nhuận cho con người.
Ngoài ra, một khái niệm khác chính là hàng hóa kinh tế. Đây là những hàng hóa khan hiếm hay các loại hàng hóa mà người ta muốn mua nhiều hơn điều kiện cho phép. Các loại hàng hóa này thường mang đến cho con người sự thỏa mãn tốt hơn mong đợi.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường.

Thị trường hàng hóa trong tiếng Anh là Commodity Market.Thị trường hàng hóa là một thị trường vật lí hoặc thị trường ảo để mua, bán và kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Hiện trên thế giới có khoảng 50 thị trường hàng hóa lớn  tạo điều kiện cho hoạt động thương mại của khoảng 100 mặt hàng chính.Hàng hóa được chia thành hai loại: hàng hóa cứng và hàng hóa mềm. Hàng hóa cứng thường là tài nguyên thiên nhiên phải được đào hoặc khai thác như vàng, cao su và dầu, trong khi hàng hóa mềm là các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi như ngô, lúa mì, cà phê, đường, đậu nành và thịt lợn.

Mọi người có thể đầu tư vào hàng hóa theo nhiều cách. Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu trong các tập đoàn mà doanh nghiệp phụ thuộc vào giá cả hàng hóa hoặc mua quĩ tương hỗ, quĩ chỉ số hoặc quĩ đầu tư ETF tập trung vào các công ty liên quan đến hàng hóa.Cách đầu tư trực tiếp nhất vào hàng hóa là mua bán hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai bắt buộc chủ sở hữu phải mua hoặc bán một loại hàng hóa với mức giá định trước vào ngày giao hàng trong tương lai.

2. Phân loại thị trường hàng hóa

Một vài sàn giao dịch hàng hóa hàng đầu trên thế giới gồm:

– CME – Sở giao dịch hàng hóa Chicago: Cung cấp giao dịch sản phẩm thịt, tiền tệ, chỉ số, tỷ giá,…

– TOCOM – Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo: Cung cấp giao dịch kim loại, năng lượng, nông nghiệp,…

– LME – Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn: Chuyên giao dịch kim loại.

– NYMEX – Sở giao dịch hàng hóa New York: Cung cấp giao dịch năng lượng, kim loại,…

– ICE – Sàn giao dịch liên lục địa: Cung cấp giao dịch dầu, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp,…

Các nhà đầu tư có thể tiếp xúc với thị trường hàng hóa bằng cách đầu tư qua công ty có liên quan đến hàng hóa, hoặc qua các hợp đồng hàng hóa được các sàn giao dịch uy tín cung cấp.

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) là cấp nhà nước điều phối các giao dịch hàng hóa trên thị trườngHiện tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ hỗ trợ giao dịch ở 4 lĩnh vực hàng hóa chính gồm: Nông sản; Nguyên liệu công nghiệp; Kim loại ; Năng lượng với danh mục lên đến 25 loại hàng hóa khác nhau. 

Để phân loại thị trường hàng hóa thì cần dựa vào các yếu tố như : hình thái vật chất của đối tượng trao đổi; số lượng và vị trí của người mua, người bán; cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực 

2.1. Dựa vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi

Căn cứ theo hình thái vật chất của đối tượng trao đổi thì có thể phân thị trường thành 2 nhóm sau:
Thị trường hàng hóa:
 Là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình. Bao gồm 2 bộ phận là thị trường các yếu tố sản xuất  (nguyên vật liệu) và thị trường hàng hóa tiêu dùng (là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội).
Thị trường dịch vụ: 
Là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. 
Ví dụ: Các sản phẩm cho thuê phòng tại khách sạn, nhà nghỉ thì quá trình sản xuất lúc này là cung cấp phòng cho khách hàng thực hiện quá trình tiêu dùng tại khách sạn đó, hai quá trình này diễn ra một lúc, chỉ kết thúc khi khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ.

2.2. Dựa vào số lượng và vị trí của người mua, người bán

Với căn cứ vào số lượng cũng như vị trí của người mua và người bán thì thị trường được chia thành 3 hình thái cơ bản, bao gồm:
– Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, mà ở đó mỗi người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường đó. Do đó giá cả ở thị trường này sẽ được hình thành do quan hệ cung cầu trong từng giai đoạn quyết định. Bên cạnh đó, các sản phẩm tham gia vào thị trường hoàn hảo phải đáp ứng tính đồng nhất để không có những cản trở trong vấn đề cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược để đẩy mạnh khối lượng sản phẩm bán ra để đạt được mục tiêu lợi nhuận. 
– Thị trường độc quyền: Gồm cả độc quyền bán và độc quyền mua, được sinh ra khi mỗi bên chỉ có 1 người bán hoặc 1 người mua. Điều này khiến cho các nhà độc quyền kiểm soát, chi phối và lũng đoạn thị trường. Thường thì các nhà độc quyền sẽ đẩy giá bán lên cao để nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ: Chỉ có một công ty bán điện duy nhất trên cả thị  trường, công ty này  sẽ có quyền được đưa ra mức giá, người dùng phải mua với mức giá đó.
– Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo :Tức là hình thái thị trường có sự  xen kẽ giữa cạnh tranh và độc quyền. Sự không hoàn hảo trong cạnh tranh xuất phát từ lợi thế chi phí sản xuất hoặc chi phối bởi các yếu tố uy tín nhãn hiệu hàng hóa, chế độ bảo hộ mậu dịch,….
 

2.3. Dựa vào cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực 

Căn cứ theo biểu hiện nhu cầu thì thị trường có thể được chia thành các loại sau đây:
– Thị trường thực tế: Là thị trường mà các khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung cấp hàng hóa dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. 
– Thị trường tiềm năng: Là thị trường mà khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng hàng hóa và dịch vụ.
– Thị trường lý thuyết :Là toàn bộ dân cư nằm trong vùng và thu hút khả năng phát triển của kinh doanh. Bao gồm cả khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác. 

3. Thị trường buôn bán hàng hóa

Đó là những thị trường công cộng, ở đó diễn ra những giao dịch mua bán buôn hàng hóa.
Các thị trường này do Bộ tài chính thành lập ở thị trường Pa-ri, những vụ cấtt buôn diễn ra trên nhiều mặt hàng đa dạng (lúa mì, bột, rượu , đường v.v…), còn ở các thị trường của tỉnh thì chỉ chuyên mua buôn bán buôn từng mặt hàng.
Các thị trường mua buôn bán buôn hàng hóa hoạt động dưới sự giám sát của chính phủ do các Phòng thương mại quản lý và quy định.
Mỗi thị trường có một quy chế riêng (ở Pa-ri là nghị định ngày 16-9-1975).
Những người mua bán trung gian
Những người trung gian trong các thị trường bán buôn hàng hóa là:
– Những người được ủy thác: họ là những người được ủy thác có trách nhiệm đối với người đã ủy thác cho mình về những hoạt động mà mình đã thực hiện.
– Những người môi giới, những người này chỉ làm công việc giới thiệu người mua với người bán, hay ngược lại.
Nhưng thường thường một người kiêm nhiệm cả hai công việc ủy thác và môi giới.
Những người trung gian phải giữ một quyển danh bạ trong đó có ghi công việc đến kỳ hạn phải làm; một bản sao phải được chuyển cho các bên đã ký kết.
Những người cất buôn không chuyên nghiệp bắt buộc phải thông qua dịch vụ và những người trung gian này, vì chỉ những người hành nghề buôn bán chuyên nghiệp mới có thể mua bán trực tiếp với nhau không cần phải nhờ tới dịch vụ trung gian.,
Các thương vụ được giải quyết hoặc theo cách thanh toán ngay hoặc thanh toán theo kỳ hạn.
 – Những thương vụ thanh toán ngay: đó là những giao dịch trong đó có giao hàng hóa ngay và đi theo là việc chi trả tiền ngay;
 – Những thương vụ thanh toán có kỳ hạn: đó là những giao dịch có tính chất đau cơ về hàng hóa, có thể không dẫn đến một sự giao hàng hóa thực sự; vì thực ra người bán có kỳ hạn thường là bán khống (à découvert) để về sau lại mua lại,và người mua về phía mình cũng bỏ lại ở chỗ chỉ bán khống trở lại, không giao hàng thực sự.

4. Đặc điểm của thị trường hàng hóa và dịch vụ

– Mang tính cạnh tranh cao:

Tính cạnh tranh của thị trường hàng hóa và dịch vụ được đảm bảo trên cả 2 phương diện là góc độ người mua và góc độ người bán. Sự bình đẳng trong cách tiếp cận nguồn lực hệ thống phân phối, công nghệ đảm bảo cho việc cạnh tranh hiệu quả giữa nhà sản xuất. Từ đó tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu tiếp cận thuận lợi với các nguồn cung cấp hàng hóa, làm hệ thống phân phối phát triển mạnh và hiệu quả hơn.

– Độ co giãn lớn, chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ:

Phần lớn các loại hàng hóa đều có sản phẩm thay thế nên sự chuyển dịch của người tiêu dùng từ thị trường này sang thị trường khác là tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Do đó, thị trường hàng hóa dịch vụ dễ bị tác động trước biến động của thị trường.

– Độ liên kết lớn giữa các thị trường:

Thị trường hàng hóa được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau như theo chủng loại, theo phương thức mua bán (bán buôn, bán lẻ), theo hình thức tổ chức (tập trung, phi tập trung), theo phạm vụ (địa phương, cả nước,…). Dù phân loại theo hình thức nào thì mối liên kết giữa các thị trường ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống thị trường.

Như vậy bài viết trên đã phần nào làm rõ được những vấn đề liên quan đến thị trường buôn bán hàng hóa

 

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!