1. Mẫu biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mới nhất

Luật sư tư vấn xác lập mẫu biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là văn bản được xác lập giữa các hàng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự cụ thể như sau:

>> Tải ngay: Mẫu biên bản thỏa thuận chia di sản thừa kế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, vào lúc ……. giờ …… phút ……, (Ngày….tháng …..năm …..), tại………….,

Chúng tôi gồm :

Bên A :

Bà/Ông : …………………………………………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh : ……………………………………………………………………………….

Chứng minh thư ND số : ………….do : ………………………………………………………….
Cấp ngày, tháng, năm : ……………………………………………………………………………….
Địa chỉ thường trú : …………………………………………………………………………………….

Là …………………………………………………………………………………………………………….
Bên B :

Bà/Ông :…………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………………………………………………….

Chứng minh thư ND số : ……………..do : …………………………………………………….

Cấp ngày, tháng, năm : ………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú : ……………………………………………………………………………………

Là ……………………………………………………………………………………………………………

Bên C :

Bà/Ông :……………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………………………………………………….

Chứng minh thư ND số : ……………..do : …………………………………………………….

Cấp ngày, tháng, năm : ………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú : …………………………………………………………………………………….

Bà/Ông : …………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh : ……………………………………………………………………………..

Chứng minh thư ND số : ……………..do : ……………………………………………………

Cấp ngày, tháng, năm :………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú : ……………………………………………………………………………………
Bên E :

Bà/Ông :……………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh : ………………………………………………………………………………

Chứng minh thư ND số : ……………..do : …………………………………………………….

Cấp ngày, tháng, năm : ………………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú : ……………………………………………………………………………………
Chúng tôi là những người thừa kế theo di chúc (hoặc thừa kế theo pháp luật) của :
Ông/bà ………………chết ngày…………(có giấy Chứng tử số……….do Ủy ban nhân dân………..lập ngày………….). Tài sản thừa kế là………………. căn cứ theo các chứng từ sở hữu đã được cơ quan thẩm quyền cấp, gồm :
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….

NỘI DUNG THỎA THUẬN

I/ ĐỐI VỚI TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ BẤT ĐỘNG SẢN :

Điều 1: Đối tượng tài sản thừa kế:

Bất động sản toạ lạc tại số:…… đường………………….. phường(xã)……….

quận(huyện)………là di sản do Ông/Bà ………..chết để lại, có đặc điểm :……………

Đặc điểm nhà : (căn cứ bản vẽ hiện trạng do……lập….ngày……….)

– Loại nhà………cấp…….Cấu trúc :……………………..

– Diện tích khuôn viên :………………….

– Diện tích xây dựng :…………………….

– Diện tích sử dụng :………………………

Bằng thoả thuận này, các bên nhất trí phân chia bất động sản được xác định nêu trên đây như sau:

Bên A :

Bà/ Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp……………………..Cấu trúc :………………..

– Diện tích khuôn viên :………………….

– Diện tích xây dựng :……………………

– Diện tích sử dụng :……………………..

Bên B :

Bà/Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp ……………………….Cấp trúc :………….

– Diện tích khuôn viên :…………………..

– Diện tích xây dựng :……………………..

– Diện tích sử dụng : ……………………..

Bên C :

Bà/ Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp……………………..Cấp trúc :………………..

– Diện tích khuôn viên :………………

– Diện tích xây dựng :…………………

– Diện tích sử dụng : ………………….

Bên D :

Bà/ Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp…………………….Cấp trúc :…………………

– Diện tích khuôn viên :…………..

– Diện tích xây dựng :…………….

– Diện tích sử dụng : ……………..

Bên E :

Bà/ Ông :

được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

– Loại nhà……….cấp………………………Cấp trúc :…………………

– Diện tích khuôn viên :…………………….

– Diện tích xây dựng :……………………….

– Diện tích sử dụng : ………………………..

(xem thêm bản vẽ hiện trạng về phân chia di sản)

Điều 2 : Nội dung thỏa thuận

Các bên đã đồng ý nhận quyền sở hữu phần bất động sản nói trên như trong thực tế, cũng như đã miêu tả trong hợp đồng này.

Các bên chấp nhận các quy định về địa dịch thông hành, về lộ giới, quy hoạch về xây dựng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch sử dụng đất vì lợi ích quốc gia trong tương lai.

Điều 3 :Thời gian giao nhận nhà

– Thời gian giao nhận nhà : …………………..

– Điều kiện giao nhà :……………………………..

Bên …….. phải giao cho bên …………… số tiền là ……………… đồng (nhằm bù đắp cho phần chênh lệch giữa diện tích được hưởng thừa kế với diện tích thừa kế được chia). Thời hạn thanh toán là :…………………………….

Bên ……. phải giao cho bên ………… số tiền là ………………… đồng (nhằm bù đắp cho phần chênh lệch giữa diện tích được hưởng thừa kế với diện tích thừa kế được chia). Thời hạn thanh toán là :

…………………………………………………………………………………………………

Bên ……. phải giao cho bên ………… số tiền là ………………… đồng (nhằm bù đắp cho phần chênh lệch giữa diện tích được hưởng thừa kế với diện tích thừa kế được chia). Thời hạn thanh toán là :

…………………………………………………………………………………………………

Các bên phải di chuyển người và đồ vật ra khỏi phần nhà và giao phần nhà cho bên nhận theo thoả thuận nêu trên, phải giao nhà cùng các tiện nghi như đồng hồ, điện, n ước, các công trình phụ sẵn có.

Các bên bảo đảm cho nhau về mặt pháp lý và thực tế được trọn quyền sở hữu phần nhà đã được thoả thuận phân chia nêu trên.

Điều 4 :Quyền và nghĩa vụ của các bên :

4.1.Các bên giao phần nhà cho nhau đúng hiện trạng, đúng thời gian quy định trong hợp đồng cho bên B; đồng thời giao đủ hồ sơ liên quan đến phần nhà nói trên, cùng các điều kiện đã nêu ở điều 3.

4.2.Phải bảo quản phần nhà trong thời gian chưa giao nhà, không được thế chấp, cho thuê hoặc hứa bán cho người khác.

4.3.Có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tiến hành trước bạ và cùng đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

4.4. Đóng thuế đầy đủ và đăng ký theo quy định.

Điều 5 :Cam kết của các bên :

– Căn nhà nêu trong hợp đồng này là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Ông/bà ………………..Các bên là những người thừa kế hợp pháp di sản do Ông/Bà ………….. chết để lại.

– Ngoài những người có tên ở trên, không còn ai khác được hưởng di sản do Ông/Bà ………………. chết để lại (Thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật)

– Nhà kể cả đất trong khuôn viên không bị tranh chấp về quyền sở hữu và quyền sử dụng.

– Nhà không bị xử lý bằng quyết định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành.

– Đã xem xét và biết rõ tình trạng hiện hữu của căn nhà và quyền sử dụng đất trong khuôn viên kể cả giấy tờ chủ quyền nhà và bằng lòng nhận quyền sở hữu phần căn nhà nêu trên, đồng thời cam kết không khiếu nại gì đối với Công chứng viên ký tên dưới đây, vì đã tự nguyện nhận quyền sở hữu phần căn nhà nêu trên, đồng thới cam kết không khiếu nại gì đối với Công chứng viên ký tên dưới đây, vì đã tự nguyện nhận quyền sở hữu phần căn nhà trên cơ sở đã xem xét kỹ tình trạng thực tế của căn nhà.

II/ ĐỐI VỚI TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ ĐỘNG SẢN :

……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….

Cam kết chung :
Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ nội dung đã thoả thuận, trong quá trình ký kết, các bên không bị lừa dối, ép buộc hay đe dọa, không nhằm trốn trách trách nhiệm hay nghĩa vụ về tài sản, và những nội dung các bên thỏa thuận đều là đúng sự thật, và các bên sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu nội dung trái với quy định của pháp luật.

Sau khi đọc lại lần cuối và hiểu rõ, các bên cùng ký tên dưới đây.

(Các bên ký và ghi rõ họ tên)

Bên A

Bên B

Bên C

Bên D

NGƯỜI LÀM CHỨNG 1 NGƯỜI LÀM CHÚNG 2

NGƯỜI LÀM CHỨNG 3 NGƯỜI LÀM CHỨNG 4

2. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc ?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có câu hỏi xin được giải đáp như sau: Ông Nguyễn Văn Sang kết hôn với bà Hoàng Lan có được 3 người con: Phước (sn:1987), Lộc (sn:1990), Thọ (sn:1992). Tài sản chung của hai vợ chồng là 600 triệu đồng. Trước khi chết ông Sang lập 01 di chúc với nội dung giao toàn bộ tài sản của ông Sang cho bà Nguyễn Thị Hoa (em gái ông). Vào năm 2009 ông Sang chết. Do quá bất bình và tức giận, bà Lan đã giết chết bà Hoa để các con mình được hưởng tài sản của ông Sang. Sau đó, trong quá trình điều tra vụ án, bà Lan cũng đã tự sát chết.
Hỏi: di chúc của ông Sang hợp pháp hay không? Số tài sản trên (600 triệu đồng) được phân chia như thế nào?
Cảm ơn!

Phân chia di sản thừa kế theo di chúc?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, nếu di chúc của ông Sang đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 652 thì di chúc của ông sẽ được coi là hợp pháp.

Như vậy, trong trường hợp này, nếu ông Sang lập di chúc với nội dung giao toàn bộ tài sản của ông cho em gái ông thì về nguyên tắc bà Lan vẫn sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu các con của ông Sang có người không có khả năng lao động, dù không được chỉ định thừa kế trong di chúc thì người này cũng vẫn có quyền hưởng 2/3 một suất thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

3. Chia di sản thừa kế là ngôi nhà chung của ba mẹ như thế nào ?

Thưa Luật sư, cho tôi hỏi 1 việc như sau: Gia đình tôi hiện nay gồm có : Mẹ tôi- 2 anh trai – 1 em trai và tôi (con gái) tất cả có 5 người.(cha tôi mất năm 1985 ). Vào năm 2009 chị Tổ Trưởng dân phố ,có báo cho tôi biết là: Má mày đã làm ủy quyền căn nhà cho một người anh của mày rồi.
Xin cho tôi hỏi việc Má tôi cho anh tôi như vậy là có đúng pháp luật không? Theo tôi được biết, căn nhà đó, là tài sản chung của Cha & Mẹ tôi. Hiện nay tôi và con trai tôi đang ở chung trong căn nhà đó, nhưng là bị coi như ở nhờ, không thích thì đuổi con tôi. Thưa Luật Sư, như vậy tôi phải làm cách nào để đòi lại quyền lợi của mình.Hiện nay hoàn cảnh của tôi rất khó khăn, tôi đi làm thuê lương tháng chỉ trên dưới 3 triệu đồng và có cháu đang tuổi ăn học ?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của VP Luật Sư LVN Group. Chân thành cảm ơn.

Chia di sản thừa kế là ngôi nhà chung của ba mẹ như thế nào?

Luật sư tư vấn dân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Cha bạn mất năm 1985, theo thông tin bạn đề cập thì cha bạn mất không để lại di chúc. Đối với trường hợp người chết không để lại di chúc thì phần di sản của cha bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó những người được chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, phần di sản của cha bạn để lại sẽ được chia 5 phần bằng nhau trong đó mẹ bạn, 2 anh, em trai bạn và bạn mỗi người được hưởng một phần như nhau.

Về ngôi nhà được mang chia:

Như bạn đã nêu, ngôi nhà này là tài sản chung của cha mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân, cho nên theo nguyên tắc, mẹ bạn và cha bạn mỗi người có quyền sở hữu một nửa ngôi nhà. Một nửa ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của cha bạn sẽ được mang ra chia thừa kế làm 5 phần, cho nên bạn cũng như các anh em khác cùng có quyền định đoạt với một nửa ngôi nhà cha bạn để lại.

Mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt tương đương với quyền sở hữu một nửa ngôi nhà đó cộng với 1/5 phần di sản mà cha bạn để lại mà không có quyền cho anh trai của bạn toàn bộ ngôi nhà. Khi không được các đồng thừa kế đồng ý mà mẹ bạn đã cho anh bạn ngôi nhà thì việc làm của mẹ bạn là trái pháp luật. Vì đây là tranh chấp về thừa kế tài sản nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khởi kiện Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Hướng dẫn xác định người được hưởng chia di sản thừa kế ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi muốn hỏi chủ quyền về đất đai. Phần đất của cha mẹ để lại cho vợ chồng em của tôi. Nay người em của tôi đã mất, mà vợ của em tôi ra ngoài xã khai là không có con nhưng sự thật có 2 đứa con còn nhỏ. Vậy bây giờ người vợ sang đang đứng chủ quyền đất có hợp lệ hay không ?
Cảm ơn!

Hướng dẫn xác định người được hưởng chia di sản thừa kế ?

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế đất đai trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Nếu không có di chúc hoặc có nhưng di chúc không hợp pháp thì:

Căn cứ khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy theo quy định trên thì nếu hai người con đó còn sống vào thời điểm người cha mất hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thửa kế nhưng đã thành thai khi người người cha chết thì họ có quyền được hưởng di sản thừa kế. Người vợ không thể khai rằng không có con được do cơ quan hộ tịch hoàn toàn có thể đối chiếu hộ khẩu và giấy khai sinh của hai cháu, theo đó người vợ không thể tiến hành các thủ tục sang tên quyền sử dụng đât để một mình mình đứng tên được.

5. Tư vấn thủ tục phân chia di sản thừa kế ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Dì tôi được hưởng thừa kế một phần trong 12 phần di sản do ngoại tôi vừa mất để lại. Di sản là căn nhà của ngoại hiện có vài người cháu đang ở (không phải con của dì tôi). Hiện dì tôi đang muốn dọn vào nhà này để ở sau khi bán nhà phía bên chồng, vì vấn đề về đạo đức cá nhân mà gia đình tôi không muốn cho chồng và con của dì vào ở chung.
Vì vậy xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp là họ có được phép vào ở hay không ? Và nếu được thì những người được hưởng thừa kế có quyền quy phần thừa kế ra giá trị tiền để mua lại phần thừa kế của dì tôi nhằm ngăn chặn vấn đề này hay không ? Thủ tục thế nào ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group rất nhiều, vì vấn đề đang rất gấp nên rất mong được sự hồi âm sớm của Luật sư của LVN Group!
Người gửi: Phuong Thao
Tư vấn thủ tục phân chia di sản thừa kế?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ pháp lý giải quyết, Tại Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định :

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền bình đẳng được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Kể từ thời điểm mở thừa kế thì những người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Dì của bạn là người được hưởng một phần 12 trong di sản thừa kế do ông ngoại bạn để lại, mà di sản là ngôi nhà đó. Do vậy, dì của bạn được phép sỡ hữu 1 phần trong ngôi nhà đó – có nghĩa là chồng và con của dì được vào ở trong ngôi nhà đó tương ứng với phần dì ấy được hưởng theo di chúc. Theo quy định tại Điều 615 đã nêu ở trên thì dì của bạn, những người được hưởng thừa kế có quyền và nghĩa vụ đối với phần tài sản mà họ được nhận trừ trường hợp mọi người có thỏa thuận khác.

Do vậy, có hai khả năng có thể xảy ra như sau:

Thứ nhất: Nếu dì của bạn và những người được hưởng thừa kế không thỏa thuận được về việc quy phần thừa kế ra giá trị tiền để mua lại phần thừa kế của dì bạn thì những người được hưởng thừa kế không có quyền quy phần thừa kế ra giá trị tiền để mua lại phần của dì bạn.

Thứ hai: Nếu dì của bạn và những người được hưởng thừa kế thỏa thuận được về việc quy phần thừa kế ra giá trị tiền để mua lại phần thừa kế của dì bạn thì những người được hưởng thừa kế có quyền quy phần thừa kế ra giá trị tiền để mua lại phần của dì bạn. Và nếu thỏa thuận được thì thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.
Chúc bạn thành công!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật thừa kế – Công ty luật LVN Group