Cũng do thoả ước lao động tập thể ra đời trên cơ sở ý chí các bên, nên khác với đối thoại tại nơi làm việc, thoả ước lao động tập thể không có tính bắt buộc. Thoả ước lao động tập thể được kí kết hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào kết quả thương lượng tập thể.

Thời kì mới ra đời, thoả ước lao động tập thể chưa được pháp luật quy định, nó chỉ đơn thuần là kết quả của sự thương lượng giữa các bên. Song, do có vai trò to lớn trong việc điều hoà lợi ích giữa giới chủ và giới thợ, đồng thời ngăn ngừa hữu hiệu những mâu thuẫn có thể phát sinh từ quan hệ lao động nên dần dần các quốc gia đã thừa nhận thoả ước lao động tập thể bằng các đạo luật. Chẳng hạn, ở Đức năm 1921 đã ban hành Luật Thoả ước lao động tập thể, ở Liên Xô cũ năm 1918 ban hành Điều lệ về hình tự phê chuẩn thoả ước lao động tập thể và đến năm 1922 những nội dung của thoả ước lao động tập thể được tổng hợp đưa vào Bộ luật lao động. Hoa Kỳ ban hành Luật về Quan hệ lao động năm 1935, trong đó có những nội dung về thoả ước lao động tập thể…

Chính từ hoàn cảnh ra đời cũng như vai trò chung trong việc giải quyết và cân bằng quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên quan hệ lao động, nên định nghĩa về thoả ước lao động tập thể ở các quốc gia trên thế giới như ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia, Hà Lan, Thụy Điển,… đưa ra khá thống nhất. Theo đó, thoả ước lao động tập thể được hiểu là sự thoả thuận (chủ yếu bằng văn bản) giữa một bên là người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện của người sử dụng lao động với bên kia là tổ chức đại diện người lao động (tổ chức công đoàn hoặc tổ chức do người do người lao động thành lập) nhằm đưa ra các điều kiện lao động cũng như hệ thống các quy tắc điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa các bên.

Tổ chức Lao động quốc tế đã có hai công ước và hai khuyến nghị về vấn đề này, đó là Công ước số 98 năm 1949 yề quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Cộng ước số 154 năm 1981 về xúc tiến thương lượng tập thể, Khuyến nghị số 91 năm 1951 về thoả ước lao động tập thể và Khuyến nghị số 163 năm 1981 về xúc tiến thương lượng tập thể. Trong Khuyến nghị số 91 năm 1951, Tổ chức Lao động quốc tế đưa ra định nghĩa về thoả ước lao động tập thể như sau:

“Thoả ước lao động tập thể là tất cả các bản thoả thuận viết liên quan đến việc làm và điều kiện lao động được kí kết giữa một bên là người sử dụng lao động, một hoặc một nhóm hiệp hội giới chủ với bên kia là một hoặc nhiều tổ chức của người lao động. Trong trường hợp không có tẻ chức đại diện cho bên lao động như đã nêu thì những người được tập thể lao động bầu ra và được trao quyền một cách hợp thức theo pháp luật của quốc gia cũng sẽ có quyền để thực hiện việc kí thoả ước tập thể”.

Tại Việt Nam, thoả ước lao động tập thể đã được quy định trong các văn bản pháp luật lao động từ sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Trong sắc lệnh số 29-SL năm 1947, tại tiết 2 Chương III đã quy định về “tập hợp khế ước”. Theo đó, “tập hợp khế ước ẩn định những quy tẳc làm việc và về tiền lưomg chung cho từng ngành, từng xí nghiệp hay từng địa phương do sự thoả thuận của chủ hay đại biểu chủ và công nhân hay đại biếu công nhân”. Đen Nghị định số 172/CP ngày 21/11/1963 của Chính phủ, xuất hiện khái niệm mới “hợp đồng tập thể”. Theo quy định của Nghị định này, hợp đồng tập thể được hiểu:

‘‘Là sự cam kết giữa giám đốc và công nhân, viên chức trong các nhà máy, xi nghiệp của Nhà nước về những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giám sát, thúc đẩy sản xuất, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao, năng cao đời sống vật chất và tỉnh thần cho người lao động ”.

Việc kí kết hợp đồng tập thể trong giai đoạn này là bắt buộc mang nặng yếu tố mệnh lệnh hành chính và chủ yếu là nhằm phát huy ý thức làm chủ tập thể của cả hai bên quan hệ lao động, động viên người lao động và người sử dụng lao động hoàn thành tốt công việc được giao chứ không phải là nhằm nâng cao năng lực của các chủ thể và điều hoà mối quan hệ lao động. Vì thế, hợp đồng tập thể trong xí nghiệp, nhà máy… tuy được kí kết nhưng mang tính hình thức.

Khi đất nước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, với những quan niệm mới về quan hệ lao động, khái niệm về “họp đồng tập thể” theo Nghị định số 172/CP không còn phù hợp và được thay thế bởi khái niệm thoả ước lao động tập thể trong Nghị định số 18/CP ngày 26/12/1992 của Chính phủ. Theo đó:

“thoả ước lao động tập thể (gọi tắt thoả ước tập thể) là sự thoả thuận bằng văn bản giữa đại diện tập thể người lao độngngười sử dụng lao động về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong quan hệ lao động”.

Bộ luật lao động được ban hành năm 1994 tiếp tục điều chỉnh vấn đề thoả ước lao động tập thể. Kế thừa những điểm hợp lí trong các quy định này và phát triển thêm một bậc thông qua việc ghi nhận thương lượng tập thể làm cơ sở để kí kết thoả ước lao động tập thể, Bộ luật lao động năm 2012 đưa ra định nghĩa thoả ước lao động tập thể tại Điều 73:

“Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà cả hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể”.

Đến nay, cùng với các quy định sửa đổi về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, Bộ luật lao động năm 2019, tại Điều 75 đã đưa ra định nghĩa về thoả ước lao động tập thể như sau:

“Thoả ước lao động tập thể là thoả thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được được các bên kí kết bằng vản bản”

Như vậy, về thực chất, thoả ước lao động tập thể là những quy định nội bộ của doanh nghiệp, trong đó bao gồm những thoả thuận giữa một bên là tổ chức đại diện người lao động với một bên là người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động. Bên người sử dụng lao động có thể là người sử dụng lao động hoặc đại diện tổ chức đại diện của người sử dụng lao động có đủ năng lực kí kết thoả ước lao động tập thể. Bên người lao động thì bao giờ cũng là tổ chức đại diện người lao động. Trong đó, tổ chức đại diện người lao động có thể là tổ chức công đoàn hoặc tổ chức do người lao động cử ra. Nội dung cùa thoả ước lao động tập thể gồm những vấn đề về điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ các bên hoặc về mối quan hệ hợp tác giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà các bên đưa ra thương lượng và đạt được kết quả.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)