1. Thời gian thụ lý và giải quyết tranh chấp đất đai ?

Thưa Luật sư của LVN Group! cho em hỏi, hiện tại gia đình em đang làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai và đã gửi lên TAND Huyện và được thụ lý cách đây hơn 1 năm, thời gian kéo dài như vậy thi gia đình em có thể khiếu nại không ạ, và thửa đất đó sắp được xác nhập vào thị xã thì có ảnh hưởng gì không ạ?
Xin Luật sư của LVN Group giải quyết

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Trường hợp này của bạn không rõ là lý do vì sao vụ án của bạn chưa được giải quyết:

TH1: Nếu việc chưa được giải quyết do bạn nhận được quyết định hành chính hay hành vi hanh chính thì bạn có quyền nộp đơn khiếu nại:

Căn cứ khoản 8, khoản 9 Luật khiếu nại năm 2011:

“8. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

9. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.”

TH2: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì bạn có quyền nộp đơn tố cáo về hành vi trên:

Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Điều 509. Người có quyền tố cáo

Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Về thẩm quyền giải quyết:

Điều 512. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo

1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 03 tháng.

>> Tham khảo bài viết liên quan:Giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu ? Thủ tục khởi kiện ra tòa thực hiện như thế nào ?

2. Tư vấn giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi: 1900.0191

Trả lời:

Do đất của gia đình bạn đủ so với sổ đỏ. Còn đất gia đình bên cạnh, trước thì thừa ra so với sổ đỏ nhưng kể từ năm 2000 Nhà nước đã cấp lại sổ đỏ đúng với diện tích thực tế nên theo quy định của luật đất đai trường hợp của gia đình bên cạnh bạn được quy đinh như sau:

Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

………….

Theo Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì nNhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Do đó nếu hai gia đình hòa giải không thành thì gia đình bên cạnh tiếp tục tranh chấp thì bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

>> Tham khảo ngay: Tranh chấp đất đai khi chiếm hữu hợp pháp, ngay tình trong 30 năm ?

3. Tư vấn về tranh chấp đất đai trước nhà ?

Trả lời:

Như vậy theo như thông tin bạn cung cấp thì rõ ràng miếng đất 18m2 của bà B đó đã được nhà nước thu hồi và bà B đã được bồi thường rồi thì miếng đất đó nay sẽ thuộc về nhà nước và bà B sẽ không có quyền đượctiến hành san lấp 18m2 đó để trồng cây, đồng thời sử dụng miếng đất đó,Việc bà B sử dụng miếng đất đó đã vi phạm quy định của pháp luật đất đai cụ thể

Luật đất đai năm 2013 (Điều 12) đều có quy định nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai. Và theo Điều 3 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai thì Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.và . Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai không phân biệt hành vi lấn, chiếm đất là của công hay của cá nhân, tổ chức đều bị xử phạt.

Điều 14. Lấn, chiếm đất

1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Như vậy trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền tố cáo theo quy đinh của Luật tố cáo năm 2018

Theo khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực…..

Về hình thức tố cáo theo Điều 22, Khoản 1 Điều 23 Luật tố cáo năm 2018

Điều 22. Hình thức tố cáo

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 23. Tiếp nhận tố cáo

1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo……………

>> Tham khảo ngay: Tư vấn tranh chấp đất đai: Giấy tờ cho đất xác lập khi say rượu có giá trị pháp lý không ?

4. Tư vấn về tranh chấp đất đai tại tỉnh Đồng Nai ?

Anh/chi cho em hỏi: Nhà em có 1 mảnh đất trồng cây bố em được cấp khế ước từ năm 1985, năm 2000 bố em có nói chuyện và hứa tặng bằng miệng cho anh họ em. Hiện nay nhà em vẫn sử dụng và canh tác trên mảnh đất đó. Nay, anh họ em về yêu cầu sang tên cho anh mảnh đất đó. Anh/chị cho em hỏi lời hứa bằng miệng của bố em năm 2000 có hợp pháp không và anh em có làm được sổ không ạ.

Trả lời:

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:

“Điều 457: Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Theo quy định tại hai điều luật trên cho thấy hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.Với trường hợp của gia đình bạn bố bạn hứa cho cháu của bố bạn là mảnh đất thì hợp đồng tặng cho đó chỉ có hiệu lực khi đã được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu như vậy hợp đồng bằng miệng hứa tặng mảnh đất của bố bạn cho cháu là không phát sinh hiệu lực và ngừoi cháu không có căn cứ nào để chứng mình được tài sản đó là của mình .Hơn nữa điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại điều 100 Luật đất đai năm 2013 như sau:

“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

……………..

Căn cứ vào điều này xét thấy diện tích đất của bố bạn đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1985 ,đã canh tác bình thường trên diện tích dó và không có tranh chấp gì cho đến nay thì trường hợp của bạn đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 100 trên. Hơn nữa gia đình cháu của bố bạn không có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 trên thì không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được nếu đã cấp mà cơ quan có thẩm quyền xem xét là cấp sai thì sẽ ra quyết định thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2,3 điều 106 bộ luật đất đai:

“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
……………

Như vậy ,với trường hợp của gia đình bạn khi ra phiên tòa phúc thẩm gia đình bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất hợp pháp với diện tích đất 2500m2 đang tranh chấp đó đã được cơ quan cấp có thẩm quyền cấp từ trước năm 1993 và chứng minh được không có hợp đồng tặng cho tài sản mảnh đất 2500m2 nào cho người cháu của bố bạn thì gia đình bạn đủ căn cứ chứng mình tài sản đó là của bố bạn và được cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi.

>> Tham khảo ngay: Tư vấn về thời gian và thủ tục thi hành bản án về tranh chấp đất đai ?

5. Tư vấn pháp luật trong quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai?

Nhà em có 1 mảnh đất rộng 8m dài 20m Được cấp sổ từ năm 1998. Năm 2017 gia đình ông A khởi kiện gia đình em lấn chiếm 2m đất sát tường phía Đông nam nhà ông ý. Gia đình em có xin được giấy xác nhận của UBND xã về việc sử dụng ổn định lâu dài kèm theo trích lục hồ sơ thửa đất và công trình xây dựng trên đất đấy ạ. Do hồ sơ trình lên Tòa của ông A không được rõ ràng, Tòa án sơ thẩm tuyên xác nhận đất và tài sản trên nhà em là hợp pháp. Nay ông A tiếp tục gửi đơn phúc thẩm lên Tòa án cấp trên.

Với tình tiết vụ việc như vậy, thì khi phúc thẩm, gia đình tôi có bị bất lợi gì về luật pháp không? Mặc dù chúng tôi hoàn toàn có khả năng chứng minh được phần đất ấy là tài sản hợp pháp của chúng tôi? Gia đình chúng tôi cần bổ sung những chứng cứ gì nữa trước khi dự phiên toà phúc thẩm?

Tư vấn pháp luật trong quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai ?

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Trước hết căn cứ theo Điều 270 LTTDS năm 2015 “Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.” theo đó dựa trên các căn cứ chứng cứ TA sơ thẩm đã thu thập, thể hiện trong hồ sơ vụ án cùng với các quy định của pháp luật TA phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ án mà bản án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật như vậy theo như bạn nói bạn hoàn toàn có thể chứng minh được phần đất này là tài sản hợp của mình thì phiên tòa phúc thẩm sẽ tuân theo các quy định của pháp luật để ra bản án, nếu mảnh đất này thực sự là tài sản hợp pháp của bạn thì

Theo Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 :

“Điều 6.Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”

Vậy nếu có thể bổ sung thêm các chứng cứ khác chứng minh phần đất trên là tài sản của mình bạn hoàn toàn có quyền cung cấp cho cơ quan xét xử hoặc nếu cơ quan xét xử có yêu cầu thì bạn có nghĩa vụ cung cấp theo yêu cầu.

Thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm như sau:

Điều 302. Trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm

Trường hợp có đương sự vẫn giữ kháng cáo, Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì việc trình bày tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như sau:

1. Trình bày kháng cáo, kháng nghị:

a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày nội dung kháng cáo, căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.

Trường hợp tất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn kháng cáo và nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn kháng cáo và bị đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

…………

Theo đó nếu bên tranh chấp với bạn có Luật sư của LVN Group là người đại diện thì Luật sư của LVN Group sẽ đứng ra tranh luận tại phiên tòa giúp họ tuy nhiên nếu mảnh đất này thực sự thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình bạn thì cũng sẽ không có bất lợi về mặt pháp luật nào, để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất gia đình bạn nên chuẩn bị những luận cứ có tính thuyết phục những gì sẽ trình bày trước phiên tòa cần được soạn thảo ra sẵn, bổ sung thêm chứng cứ là các nhân chứng và giấy tờ để trình bày với hội đồng xét xử, dựa trên các căn cứ pháp luật hội đồng xét xử sẽ ra bản án cuối cùng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật LVN Group