1. Thời hạn bảo hộ tác phẩm âm nhạc

Thưa Luật sư của LVN Group, thời gian bảo hộ tác phẩm âm nhạc là bao lâu sau khi đăng ký bản quyền ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 14 và Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang có ý định sử dụng những tác phẩm nhạc không lời. Các bài nhạc không lời là tác phẩm âm nhạc, là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Điểm d Khoản 1 Điều 14. Các bản nhạc không lời này sẽ được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Vì vậy, dù theo thông tin bạn cung cấp, các tác giả các bài nhạc bạn định sử dụng đã qua đời nhưng tác phẩm của họ vẫn được bảo hộ trong vòng 50 năm tiếp theo kể từ năm họ mất. Đề sử dụng hợp pháp các bản nhạc đó, bạn cần phải xác định xem thời hạn bảo hộ đã hết chưa, nếu chưa vẫn phải xin phép người thừa kế hợp pháp của họ, nếu thời hạn bảo hộ đã hết bạn có thể sử dụng mà không cần xin phép. Tuy nhiên, nếu những bản nhạc bạn dùng là bản nhạc được ghi âm hoặc ghi hình hợp pháp thì bạn cần chú ý xin phép chủ sở hữu của các bản ghi âm, ghi hình đó nữa.

2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hỏi thủ tục đăng ký tác quyền âm nhạc ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi cần đăng kí bảo hộ cho hơn 20 tác phẩm âm nhạc của tôi. Xin cho biết nếu thủ tục thực hiện như thế nào ? chí phí nhà nước ra sao? Có phí duy trì hàng năm ko ạ ?

Xin thành cảm ơn!

Người hỏi: Composer Hoan

Hỏi thủ tục đăng ký tác quyền âm nhạc ?

1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật LVN Group xin trả lời bạn như sau:

Tác phẩm âm nhạc mà bạn muốn đăng ký bảo hộ thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005. Thủ tục thực hiện và thời gian đăng ký tiến hành như sau:

Danh mục hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả

b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả .

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Trân trọng./.

4. Thực trạng đăng ký, tranh chấp tác quyền âm nhạc tại Việt Nam

Sự “vô tư”, “vô tâm” của không ít người đang làm giàu từ kinh doanh âm nhạc đã khiến các nhạc sĩ phải gánh chịu nhiều nỗi ngậm ngùi… Nhạc sĩ Phó Đức Phương – Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), có lần đã phải ngậm ngùi chia sẻ với chúng tôi: “Chỉ có gỗ đá mới vô tri trước việc làm vạn bất đắc dĩ (đòi tác quyền- PV) của những người đã sản sinh ra những ca khúc bất hủ, ngân nga suốt thế kỷ qua tại Việt Nam”.

Đại gia cũng không “chơi đẹp”

Lẽ ra, theo thông lệ quốc tế, các tổ chức sử dụng tác phẩm âm nhạc phải trích 3-15% tổng kinh phí đầu tư và doanh thu quảng cáo để lập quỹ nhuận bút cho các tác giả và việc trả tác quyền cho nhạc sĩ được tính theo tần suất sử dụng tác phẩm. Quyền tác giả phải được bảo vệ tới 50 năm sau khi tác giả mất (dự thảo Luật sửa đổi sắp trình Quốc hội còn quy định thời hạn này lên tới 75 năm) ở mọi lĩnh vực sử dụng tác phẩm với mục đích kinh doanh. Nhưng để có được sự công bằng đó, còn phải tranh đấu dài dài!

Mấy năm trước, không chỉ một số đơn vị sản xuất, phát hành băng đĩa nhạc ở TPHCM bị phát hiện “chỉ trả tác quyền cho một số tác giả quen biết, còn các tác giả khác khi nào đòi mới được trả tác quyền, còn không đòi thì lờ đi”; mà nhiều “đại gia” truyền thông cũng bị phản ứng. Mức chi trả tác quyền cho từng thể loại tác phẩm âm nhạc (bao gồm nhạc có lời và nhạc không lời) cũng hết sức tùy tiện. Lần đầu tiên 371 nhạc sĩ sau một thời gian dài chỉ được nhận những đồng tiền tác quyền có tính tượng trưng, an ủi đã phải đồng loạt lên tiếng về tình trạng “thanh toán nhỏ giọt” tiền tác quyền âm nhạc trong bối cảnh mỗi năm hàng trăm chương trình ca nhạc lớn nhỏ được lên sóng phát đi phát lại. “Luật pháp Việt Nam cũng như quốc tế đã có quy định rõ ràng về vấn đề tác quyền, chúng tôi chỉ làm đúng theo chủ trương và mong muốn sức lao động của mình được tôn trọng”, nhạc sĩ Huy Thục bày tỏ.

Tuy nhiên, những người sử dụng, kinh doanh âm nhạc cũng có những lập luận riêng. Hoặc biện bạch. Hoặc kêu ca khó khăn. Bị yêu cầu trả từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng một lần sử dụng ca khúc cho người sáng tác (tùy theo quy mô của tác phẩm), khoảng 5 triệu đồng cho một tác phẩm nhạc không lời, hợp xướng từ 15 đến 30 triệu đồng…, đại diện VOV so bì: “một số cơ quan truyền thông khác chỉ trả 200 nghìn đồng một ca khúc”! VTV thì bị “tố” là “mới chỉ trả bằng 1 phần 10 mức giá họ đáng phải trả” qua VCPMC (từ 200 triệu đồng đến 400 triệu đồng/năm (10.000 đồng/ca khúc nếu chương trình không có tài trợ và 170.000 đồng/ca khúc nếu chương trình có tài trợ, quảng cáo).

Điều đáng nói là, chừng nào mức trả quá thấp cho các nhạc sĩ còn được duy trì thì chừng đó “nỗi ấm ức bản quyền” vẫn còn chưa được giải tỏa, nhất là trong bối cảnh việc thực thi pháp luật, làm quen với yêu cầu tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên.

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191

Không thuần túy là tiền

Dù gặp nhiều khó khăn, phải đối đầu với nhiều rào cản, nhưng sau 5 năm hoạt động, VCPMC đã phân phối được 14 tỷ đồng cho các tác giả. Năm 2007, thu 9 tỷ đồng (bằng 4 năm trước cộng lại). Kết thúc năm 2008, VCPMC công bố một thành quả ấn tượng: thu được hơn 15 tỷ đồng tiền bản quyền tác giả cho các nhạc sĩ Việt Nam và quốc tế, tăng gần 62% so với năm 2007. Trong số 1.300 nhạc sĩ, tác giả uỷ quyền, hơn 20 tác giả nhận tiền tác quyền trên 100 triệu đồng, người cao nhất nhận 197 triệu đồng. Top nhạc sĩ được trả tiền tác quyền cao nhất có Trần Tiến, Hoài An, Quốc Bảo, Phạm Tuyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Dương Thụ… Hệ thống phần mềm lưu trữ tác giả – tác phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế mang tên [email protected] được lắp đặt. VCPMC trở thành thành viên Liên minh Quốc tế các hiệp hội tác giả nhạc và lời thế giới (CISAC) và tự tin đặt mục tiêu thu 18 tỷ đồng tiền bản quyền tác giả, nâng số lượng tác giả ủy quyền lên 1.800 thành viên trong năm 2009. Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, trong năm 2008, đa phần các Trung tâm băng, đĩa nhạc và các ca sỹ tự đầu tư để phát hành album ở TPHCM đã thực hiện việc trả tác quyền, nhờ đó, nguồn thu bản quyền từ băng đĩa trong năm 2008 đạt gần 650 triệu đồng, tăng hơn 6 lần so với năm 2007.

Năm 2009, một trong những mục tiêu đấu tranh của VCPMC sẽ là các website, nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết. Trước đó, lĩnh vực này đã “có chuyện” và bị coi là “chưa nghiêm túc thực hiện bản quyền tác giả và quyền liên quan”, như một đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau cuộc kiểm tra giữa năm 2008 các website. Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ An Thuyên bày tỏ quan điểm: “Thời đòi hỏi âm nhạc phải là sự dâng hiến đã qua. Xã hội và những người sử dụng, kinh doanh tác phẩm âm nhạc phải có trách nhiệm với những người đã làm ra nó, phải bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc một cách toàn diện, không chỉ đòi tiền cho các nhạc sĩ mà quan trọng hơn là bảo vệ danh dự, uy tín của nhạc sĩ, nhất là trong trường hợp tác phẩm âm nhạc bị xuyên tạc, bị sử dụng vào những việc tổn hại tới tên tuổi của họ”.

Tác phí bản quyền âm nhạc trong hoạt động karaoke: Tự thỏa thuận

Tại các tỉnh và thành phố lớn, số lượng các quán karaoke và phòng hát karaoke không phải là nhỏ. Nếu vấn đề tác phí bản quyền âm nhạc được thực hiện tốt ở những nơi này, có lẽ đây cũng sẽ là một nguồn thu không nhỏ của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc. Theo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, hiện nay, do chưa thể thống kê chính xác các bài hát cũng như lượt sử dụng của các bài hát, bản nhạc trong quán karaoke nên việc tính tiền tác quyền được thu theo số lượng phòng hát/tháng hoặc năm. Số tiền phí tác quyền âm nhạc phải nộp sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên, không quy định cụ thể. Các cơ sở kinh doanh karaoke phải sử dụng các băng đĩa nhạc có bản quyền và phải có thỏa thuận về việc thu tác phí bản quyền âm nhạc đối với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

(LVN GROUP FIRM: Biên tập)

5. Biểu diễn bài hát do mình sáng tác trước đông người có được bảo hộ sở hữu trí tuệ

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Việc tôi biểu diễn các bài hát do chính mình sáng tác trong một cuộc thi âm nhạc ở trường thì có được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không? Cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, để được bảo hộ quyền tác gia đối với những bài hát mà bạn biểu diễn thì bạn phải đáp ứng quy định tại khoản 2 điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đó là: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy điều kiện đủ để được bảo hộ quyền tác giả đối với bài hát mà bạn đã sáng tác thì phải công bố tác phẩm lần đầu tiên ở Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào khác hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác.

Thứ hai, theo Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan thì công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

Có thể thấy rằng theo quy định này thì việc bạn biểu diễn bài hát trước đông người không được coi là công bố tác phẩm do vậy sẽ chưa đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điều 18, 19, 20 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Trên đây là những lời tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bạn.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group