1.Ý nghĩa của xét xử vụ án hình sự

>> Xem thêm: Điều tra viên là gì ? Quy định về điều tra viên trong vụ án hình sự

– Thông qua việc thực hiện công tác xét xử, phát hiện và sửa chữa sai lầm của tòa án cấp dưới, tòa án cấp phúc thẩm hướng dẫn tòa án cấp dưới giải thích và vận dụng đúng pháp luật. Bản án sơ thẩm là một hình thức án mẫu để học tập và rút kinh nghiệm cho việc xét xử.

– Vì vậy, giai đoạn xét xử sơ thẩm còn có ý nghĩa bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất Xét xử sơ thẩm sửa chữa những sai lâm trong việc giải quyết vụ án

– Tòa án cấp sơ thẩm khi kiểm tra tính họp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm và trong quá trình xét xử lại vụ án, xét lại quyết định sơ thẩm có khả năng phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong việc giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm và khắc phục, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, qua đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của cá nhân.

2. Khi nào phiên Toàn phúc thẩm xảy ra ?

>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường

Chào Luật sư của LVN Group, em trai tôi có quan hệ yêu đương với 1 em gái 15 tuổi, nay gia đình e ý kiện về tội hiếp dâm nhưng trong quá trình quan hệ em gái hoàn toàn tự nguyện, em trai tôi đã kháng cáo . Vậy tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group, em tôi có quyền kháng cáo không ? quy định về thẩm quyền xét xử phúc thẩm và thời hạn chuẩn bị phiên toà phúc thẩm ?

Điều 331 quy định về quyền kháng cáo như sau :

Điều 331. Người có quyền kháng cáo

1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Như vậy trong trường hượp này em trai bạn hoàn toàn có quyền kháng cáo

Quy định về thẩm quyền xét xử phúc thẩm và thời hạn chuẩn bị xét xử phiên toàn phúc thẩm như sau :

Điều 344. Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 346. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

3. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là bao lâu?

>> Xem thêm: Lú luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định tại Điều 346 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

4. Việc gửi hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm Sat cùng cấp với Toà án cấp phúc thẩm

>>Xem thêm :Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”

BLTTHS không quy định việc Toà án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên toà phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm cần chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Ngay sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, Toà án cấp phúc thẩm cần kiểm tra tính hợp lệ của kháng cáo, kháng nghị và xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án, Toà án cấp phúc thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu. Khi chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu, Toà án cấp phúc thẩm cần yêu cầu Viện kiểm sát cùng cấp chuyển cho Toà án cấp phúc thẩm chứng cứ mà Viện kiểm sát mới thu thập được và danh sách những người cần triệu tập tham gia phiên toà phúc thẩm (nếu có). Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương nghiên cứu hồ sơ vụ án trong thời hạn là mười ngày; Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương yêu cầu Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương nghiên cứu hồ sơ vụ án trong thời hạn là hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Trong trường hợp cần gia hạn thêm thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án, thì Viện kiểm sát phải thông báo cho Toà án biết, nhưng thời hạn gia hạn thêm tối đa không quá năm ngày. Toà án cấp phúc thẩm yêu cầu Viện kiểm sát cùng cấp chuyển trả hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm chậm nhất là khi hết thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án.

5. Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

>>Xem thêm :Hoạt động nhận thức, vai trò của nhận thức và thiết kế trong giai đoạn điều tra ?

Đối với phạm vi xét xử vụ án hình sự được quy định trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự như sau:

Điều 298 BLTTHS năm 2015 quy định như sau:

1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra

xét xử.

2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố.

3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.

Theo đó có thể thấy bản chất của phạm vi xét xử sơ thẩm là mối quan hệ pháp lý giữa chức năng buộc tội và chức năng xét xử trong TTHS. Mối quan hệ giữa hai chức năng này không thể không ảnh hưởng đến chức năng bào chữa vì các chức năng cơ bản của TTHS tồn tại không tách rời nhau. Cơ sở lý luận của mối quan hệ này trước hết là lý luận về các chức năng cơ bản của TTHS, theo đó, các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử độc lập với nhau, quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau do các chủ thể khác nhau thực hiện

Thông qua việc thực hiện công tác xét xử, phát hiện và sửa chữa sai lầm của tòa án cấp dưới, tòa án cấp phúc thẩm hướng dẫn tòa án cấp dưới giải thích và vận dụng đúng pháp luật. Bản án sơ thẩm là một hình thức án mẫu để học tập và rút kinh nghiệm cho việc xét xử. Qua bài viết của chúng tôi đã cung cấp thông tin cho bạn đọc về Phạm vi và thời hạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, các thông tin pháp lý khác dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật hình sự, luật tố tụng hình sự – Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê