Tóm tắt nội dung câu hỏi:

Chào Luật sư, em trai tôi năm nay 25 tuổi năm 2015 em trai tôi ở nhà trông kho thóc và phát hiện kho thóc có rất nhiều chuột, nhằm mục đích tiêu diệt chuột nên em trai tôi đã pha dung dịch nước diệt chuột, vì mải chơi sơ ý nên em trai tôi sau khi pha xong đã để trên bàn, bác hàng xóm nhà tôi qua chơi và đã vô tình uống phải cốc nước diệt chuột dẫn đến tử vong. Vì quá sợ hãi nên em trai tôi đã để lại lá thư trình bày lại toàn bộ vụ việc và bỏ đi biệt tích từ đó đến nay. Thời gian gần đây em trai tôi đã liên lạc lại với gia đình và mong muốn trở lại quê hương.

Luật sư cho tôi hỏi nếu bây giờ em trai tôi trở về có phải chịu trách nhiệm hình sự nữa không? Nếu có thì phạm phải tội gì và được quy định như thế nào?

Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp gia đình tôi. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn!!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất,

em trai bạn đã phạm tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.( BLHS 2015) như sau:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Về dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chế người

+ Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

– Dấu hiệu hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người được quy định là hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hoá hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường, mọi người đều biết và thừa nhận.

Ở đây cần chú ý: Một số hành vi vi phạm quy tắc an toàn thuộc một sổ lĩnh vực có thể được quy định là tội phạm ở những điều luật riêng khác. Trong trường hợp như vậy, hành vi vi phạm quy tắc an toàn không còn là hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người mà là hành vi khách quan của những tội phạm khác đó. Ví dụ: Hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông (Điều 260, Điều 267, Điều 272… Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), hành vi vi phạm quy tắc an toàn lao động (Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)…

– Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội phạm được xác định trong cấu thành tội phạm là hậu quả chết người. Hậu quả này có nguyên nhân là hành vi vi phạm quy tấc an toàn hay nói cách khác, cấu thành tội phạm đòi hỏi dấu hiệu thứ ba là:

– Dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy tắc an toàn và hậu quả chết người.

Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy tắc an toàn và hậu quả chết người đã xây ra là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Người có hành vi này là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;

– Người phạm tội là người có nghĩa vụ phải tuân thủ quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đó.

Với đặc điểm trên đây, tội vô ý làm chết người do vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nói chung nguy hiểm hơn tội vô ý làm chết người. Quy tắc an toàn ữong trường hợp phạm tội này có tính cụ thể, rõ ràng hơn. Nó cũng đòi hỏi chủ thể có trách nhiệm cao hơn trong việc tuân thủ. Chính vì vậy, các khung hình phạt quy định cho tội này cũng cao hơn.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được quy định cho trường hợp làm chết 02 người trở lên.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, vì mục đích em trai bạn pha dung dịch thuốc diệt chuột để tiêu diệt chuột ăn thóc của gia đình bạn chỉ vì sơ ý ham chơi nên khi pha xong em trai bạn không dùng luôn mà để thuốc diệt chuột đó ở bàn dẫn đến hậu quả làm chết người. Tuy nhiên xét về hậu quả em trai bạn không mong muốn có hậu quả đó xảy ra và cũng không hình dung được hậu quả đó có thể xảy ra nên em bạn thuộc tội vô ý làm chết người. Tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 01 đến 05 năm.

Thứ hai,

Điều 1.Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”.

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ 03 năm đến 07 năm. Em trai bạn sau khi phạm tội đã để lại thư trình báo vụ việc và bỏ trốn nên có thể sẽ là cơ sở để tặng nặng hình phạt vì có hành vi bỏ trốn không hợp tác với cơ quan điều tra, mức phạt có thể sẽ nằm trong khung từ 01 đến 05 năm.

Thứ ba,

thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng được quy định tại Điều 27, BLHS 2015 như sau:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Như vậy, căn cứ theo điểm b, Khoản 2, Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội của em trai bạn sẽ là 10 năm kể từ ngày em trai bạn thực hiện hành vi phạm tội. Tính từ năm 2015 đến nay được 05 năm nên thời hiệu tuy tố trách nhiệm hình sự đối với em trai bạn vẫn còn. Và khi em trai bạn trở về hãy thuyết phục em trai bạn ra đầu thú để được hưởng thêm sự khoan hồng của pháp luật nhằm giảm mức án tù xuống.

Thứ tư,

 

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, đối với hành vi phạm tội của em trai bạn ngoài hình phạt giam tù ra, em trai bạn còn phải đền bù cho gia đình nhà nạn nhân một số tiền thỏa đáng, mức bồi thường sẽ bao gồm những chi phí sau : chi phí việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, ví dụ như trong trường hợp bác hàng xóm nhà bạn có con nhỏ dưới 18 tuổi, mẹ già hoặc con đủ 18 tuổi mà bị mất năng lực hoặc bị khuyết tật không có khả năng tự mình kiếm tiền mà phải chu cấp tiền hằng tháng giờ bác đã thiệt mạng thì gia đình bạn phải thương lượng cấp tiền hàng tháng cho họ để bù đắp thiệt hại. Ngoài ra nếu trong quá trình xét xử đương sự có đề nghị các khoản đền bù khác mà xét thấy hợp lý thì Tòa án vẫn sẽ xem xét để em trai bạn phải có trách nhiệm đền bù cho họ để bù đắp một khoản nào đó cho tinh thần người nhà nạn nhân.

Thứ năm,

thẩm quyền xét xử của Tòa án trong vụ việc của gia đình bạn được quy định tại Điều 269, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) như sau:

Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Trình tự vụ việc xảy ra hoàn toàn trong địa bàn gia đình bạn nên Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc này của gia đình bạn. ..

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group