1. Vài nét về Thorstein Veblen
Thorstein Bunde Veblen (30 tháng 7 năm 1857 – 3 tháng 8 năm 1929) là một nhà kinh tế học và xã hội học người Mỹ, trong suốt cuộc đời của mình, ông đã nổi lên như một nhà phê bình nổi tiếng về chủ nghĩa tư bản.
Veblen sinh ngày 30 tháng 7 năm 1857 tại Cato, Wisconsin, với cha mẹ là người Mỹ gốc Na Uy nhập cư, Thomas Veblen và Kari Bunde. Ông là con thứ sáu trong số mười hai người con.
Veblen bắt đầu đi học ở tuổi 5. Mặc dù tiếng Na Uy là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, nhưng anh đã học tiếng Anh từ những người hàng xóm và ở trường. Cha mẹ anh cũng học nói tiếng Anh trôi chảy, mặc dù họ vẫn tiếp tục đọc chủ yếu là văn học Na Uy cùng với gia đình họ trên trang trại. Trang trại của gia đình cuối cùng trở nên thịnh vượng hơn, cho phép cha mẹ của Veblen cung cấp cho con cái của họ một nền giáo dục chính thức.
Ở tuổi 17, vào năm 1874, Veblen được gửi đến học trường Cao đẳng Carleton gần đó ở Northfield, Minnesota. Ngay từ khi còn đi học, ông đã thể hiện cả sự cay đắng và cảm giác hài hước đặc trưng cho các tác phẩm sau này của mình. Veblen nghiên cứu kinh tế và triết học dưới sự hướng dẫn của chàng trai trẻ John Bates Clark (1847–1938), người đã trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế học tân cổ điển. Clark đã ảnh hưởng đến Veblen rất nhiều, và khi Clark bắt đầu nghiên cứu chính thức về kinh tế học, Veblen đã nhận ra bản chất và những hạn chế của kinh tế học giả thuyết sẽ bắt đầu hình thành lý thuyết của ông. Veblen sau đó đã phát triển sự quan tâm đến khoa học xã hội, tham gia các khóa học trong các lĩnh vực triết học , lịch sử tự nhiên và ngữ văn cổ điển. Trong lĩnh vực triết học, các tác phẩm của Herbert Spencer (1820–1903) là mối quan tâm lớn nhất đối với ông, truyền cảm hứng cho một số định kiến về kinh tế xã hội. Ngược lại, các nghiên cứu của ông về lịch sử tự nhiên và ngữ văn cổ điển đã định hình việc ông sử dụng chính thức các ngành khoa học và ngôn ngữ tương ứng.
Sau khi Veblen tốt nghiệp Carleton vào năm 1880, ông đã đi về phía đông để nghiên cứu triết học tại Đại học Johns Hopkins. Trong thời gian tại Johns Hopkins, ông theo học Charles Sanders Peirce (1839–1914). Khi không đạt được học bổng ở đó, ông chuyển sang Đại học Yale , nơi ông tìm thấy sự hỗ trợ kinh tế cho việc học của mình, lấy bằng Tiến sĩ Triết học năm 1884, với chuyên ngành triết học và phụ về nghiên cứu xã hội. Luận án của ông có tiêu đề “Cơ sở đạo đức của học thuyết về sự trừng phạt.” Tại Yale, ông theo học các học giả nổi tiếng như nhà triết học Noah Porter (1811–1892) và nhà xã hội học William Graham Sumner (1840–1910).
Trong cuốn sách nổi tiếng nhất của mình, Lý thuyết về lớp học giải trí (1899), Veblen đã đặt ra các khái niệm về tiêu dùng dễ thấy và giải trí dễ thấy. Các nhà sử học kinh tế học coi Veblen là cha đẻ của trường phái kinh tế học thể chế. Các nhà kinh tế học đương đại vẫn đưa ra giả thuyết về sự phân biệt giữa ” thể chế ” và ” công nghệ ” của Veblen , được gọi là sự phân đôi Veblen.
Là một trí thức hàng đầu của Kỷ nguyên Tiến bộ ở Mỹ, Veblen tấn công sản xuất vì lợi nhuận. Sự nhấn mạnh của ông về tiêu dùng dễ thấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà kinh tế học, những người tham gia vào các cuộc phê bình không theo chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa phát xít , chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xác định công nghệ.
2. Đặt tâm lý học, kinh tế học và xã hội học cạnh nhau
Quan điểm nổi tiếng nhất và tài tình nhất của Veblen đặt tâm lý học, kinh tế học và xã hội học cạnh nhau. Trong The Theory of the Leisure Class (tiêu đề phụ “An Economic Study of Institutions”), Veblen đưa ra nghiên cứu thật chi tiết về thông lệ tiêu dùng và sự hình thành thị hiếu. Các nhà kinh tế học Tân Cổ Điển ấn định các hàm số hiệu dụng nhất định cho cá nhân và giả định rằng mỗi chi phí mua một hiệu dụng độc lập với hiệu dụng từ chi phí khác hoặc của cùng người tiêu dùng hoặc của người tiêu dùng khác. (Theo thuật ngữ thường dùng hơn là hàm số hiệu dụng, vì thế phải nhận thức, có thể nói là chất phụ gia). Nhận thức của Veblen về hình thành sở thích không thừa nhận quan điểm đơn giản này, ngụ ý cho rằng nghiên cứu việc hình thành sở thích và các mẫu tiêu dùng là bộ phận chính trong tiến trình kinh tế và số tác giả Tân cổ Điển không dựa vào sự ấn định đơn giản hóa một hàm số hiệu dụng nhất định của mình dành cho mỗi cá nhân. Trong mô tả đặc điểm quan điểm nổi tiếng, Veblen lập luận:
“Nhận thức chủ nghĩa khoái lạc của con người là nhận thức làm nhẹ bớt chiếc máy tính thích thú và đau khổ, những người đang dao động như một quả cầu đồng nhất khát khao hạnh phúc với kích thích thúc đẩy anh ta di chuyển vòng quanh vùng nhưng anh ta vẫn không bị đả động”. (Why Economics Is Not an Evolutionary Science, trang 389).
Dù sao, như một vấn đề thực tế, Veblen thừa nhận tầm quan trọng của việc tiêu dùng nhiều hơn nhằm duy trì tổng nhu cầu trong kinh tế học Tiền tệ. Ngoài ra, ông xem lý thuyết tiêu dùng phức hợp như một.bộ phận không thể gỡ ra được của định chế nghi thức của chủ nghĩa tư bản. Nhưng quan điểm của ông bắt nguồn trong lý thuyết ganh đua tiền tệ hơn là lý thuyết tối đa hóa hiệu dụng đơn giản.
3. Bản năng ganh đua
Theo nhận thức của Veblen, bản năng ganh đua với người khác mạnh đứng hàng thứ hai đối với bản năng tự bảo toàn. Trong nghiên cứu nhân chủng học khá dài về “bản năng ganh đua”, (Theory of the Leisure Class, trang 22-34), Veblen lập luận vào buổi đầu lịch sử nhân loại, sự thủ đắc tài sản trở thành cơ sở quy ước đối với sự quý trọng xã hội. Ban đầu có được thông qua cướp đoạt, qua thời gian quá độ kéo dài trong sự phát triển của nhân loại của cải thủ đắc thụ động trở thành “đáng trọng” hơn là của cải có được từ cướp đoạt. Ngoài “lời nói kính cẩn” về của cải có được thụ động, địa vị của con người được quyết định bằng việc tài sản của anh ta được điều chỉnh thích hợp như thế nào so với tài sản của nhóm người cùng tuổi gần nhà nhất cũng như đối với nhóm cao hơn. Điểm then chốt trong lập luận Veblen lập luận rằng:
“Trong một cộng đồng bất kỳ nơi hàng hóa được sở hữu như tài sản riêng nếu cần thiết, để anh ta an tâm, một cá nhân nên sở hữu một bộ phận hàng hóa cũng nhiều như người khác mà anh ta quen tự mình phân loại, và vô cùng hài lòng khi có nhiều của cải hơn người khác. Nhưng một người thủ đắc càng nhanh càng tốt, và trở thành quen thuộc với tiêu chuẩn mới về của cải, tiêu chuẩn mới ngay tức khắc chấm dứt việc cung cấp sự thỏa mãn nhiều hơn tiêu chuẩn trước rất đáng kể. Trong bất cứ trường hợp nào khuynh hướng luôn làm cho tiêu chuẩn tiền tệ hiện tại trở thành xuất phát điểm cho sự gia tăng của cải mới, và lần lượt điều này tạo sự phát triển tiêu chuẩn đầy đủ mới và sự phân loại tiền tệ mới của chính bản thân so với hàng xóm”. (Theory of the Leisure Class, trang 31).
4. Sự không thỏa mãn
Sự không thỏa mãn là một bộ phận chiếm phần lớn trong lý thuyết tiêu dùng của Veblen cũng như bộ phận trong lý thuyết Tân cổ Điển. Trong cả hai mô hình, “nhiều luôn tốt hơn ít”. Nhưng trong lý thuyết ganh đua tiền bạc của Veblen, “bản năng khéo léo” cơ bản của con người trở nên gắn bó với sự biến dạng thành tựu tiền tài, mà bản thân nó vẫn đang đi tiếp vào một khía cạnh quan trọng khác. Trong cuộc đấu tranh để có thành tựu tiền tài, công việc hiệu quả trở thành đặc điểm không kiên định còn tiêu khiển trở thành chứng cứ của sức mạnh tiền bạc. Vì thế một giai cấp tiêu khiển xuất hiện trong mọi giai đoạn văn hóa, nhưng diễn đạt sau cùng của nó diễn ra trong một giai đoạn xã hội “yên bình chuẩn” (chẳng hạn như nước Mỹ lúc chuyển sang thế kỷ mới của Veblen). Bản thân tiêu khiển trở thành hàng hóa tiêu dùng, và sự tiêu dùng phô trương và tiêu khiển phô trương là hai mặt của cùng đồng tiền. Mặc dù có “giai cấp tiêu khiển” ưu tú, nhưng không có giai cấp nào trong xã hội được miễn trừ khỏi sự đấu tranh này.
Khối lượng tác phẩm đồ sộ của Veblen bao gồm ứng dụng trên diện rộng (và phần lớn thuộc xã hội học) về sự khái quát hóa đậm nét này. Với tầm nhìn sâu sắc ông mở rộng lý thuyết của mình đến những vấn đề chẳng hạn như sự tiêu dùng “hàng hóa phi vật chất của giới thượng lưu giai cấp tiêu khiển – hàn lâm chuẩn, theo đuổi học thuật chuẩn, phần thưởng, chiến lợi phẩm” đại diện cho chứng cứ tiêu khiển không sản xuất. Tặng quà, thời trang, tiêu dùng tiêu khiển của các phu nhân giai cấp trung lưu, địa điểm thi đấu thể thao, kiểu cách và học vấn cao hơn tất cả đều được xây dựng rất khéo trong nhận thức của Veblen. Toàn bộ quyển sách không nên bỏ qua, nhưng kết luận của Veblen là sự tiêu dùng phô trương là sự lãng phí hàng hóa và tiêu dùng tiêu khiển là sự lãng phí thời gian. Những việc Veblen phải làm đối với vấn đề này vẫn chưa rõ, nhưng việc lảng tránh công việc-sản xuất và thích thú sự lãng phí phô trương là một bộ phận khăng khít của xã hội đương đại như ông nhận thấy. Chúng là định chế, có thể giải thích, nhưng đáng tiếc.
5. Kết luận
Trong khi phân tích của Veblen về tiêu dùng không thể cho rằng thấm nhuần trong phân tích chính thống của thế kỷ 20, kết hợp chặt chẽ dần dần trong thảo luận Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Harvey Leibenstein có những cố gắng quan trọng trong việc hòa giải phân tích Tân Cổ Điển. Ông nghiên cứu hàm số hiệu dụng tương thuộc và đường cong cầu. Trong bài báo năm 1950 nhan đề “Bandwagon, Snob, and Veblen Effects in the Theory of Consumers’ Demand” Leibenstein nhận dạng một “hàng hóa Veblen” như một trong những hiệu dụng rút ra không chỉ từ việc sử dụng trực tiếp hàng hóa mà còn từ giá cả đối với hàng hóa ấy. Vì thế giá phô trương là giá mà người tiêu dùng nghĩ rằng người khác nghĩ anh ta trả cho hàng hóa. Chính giá này quyết định “hiệu dụng tiêu dùng phô trương” của hàng hóa”, số lượng được yêu cầu lúc đó được xem là một hàm số của giá tiền hàng hóa, p, và giá phô trương mong đợi , P’. Các đường cong cầu thay thế đối với người tiêu dùng có thể rút ra bằng cách thay đổi giá tiền với sự giả định rằng một số giá phô trương mong đợi là không đổi. Vì thế, đường cong cầu D1 xuất phát từ giả định giá phô trương mong đợi P1 không đổi, và làm thay đổi giá tiền. Trong một thị trường hoàn hảo với thông tin đầy đủ, sự cân bằng xảy ra khi giá phô trương mong đợi và giá thực tế thực sự bằng nhau, nghĩa là nơi = P’p P2 = P’2 và v.v… Nếu giá phô trương mong đợi tăng, thì đường cong cầu chuyển sang phải đối với mỗi giá tiền. Những cân bằng có thể thay thế lúc đó lần theo các điểm A, E, F, thu được đường cong cầu Veblen dốc hướng lên (không nhầm lẫn với hàng hóa Giffen trong phân tích chính thông).
Ngoài ra, hiệu ứng Veblen có thể cô lập bằng cách cho rằng có sự giảm giá thấp hơn mức cân bằng ở P2 xuống Pr Không có bất kỳ thay đổi trong giá phô trương mong đợi, thì số lượng được yêu cầu sẽ mở rộng dọc theo đường cong cầu D2 từ Qo xuống Q2. Nhưng khi giá phô trương mong đợi rớt xuống P’j thì qua đó đầu ra giảm bằng một số lượng Q2 Qp Vì thế tác dụng giá thuần túy là dương, Qo Q2 và hiệu ứng Veblen là âm, Q2Qp tạo ra hiệu ứng âm ròng đối với số lượng Qo Qr Giảm giá hàng hóa Veblen có thể tạo ra sự giảm số lượng nếu hiệu ứng Veblen có giá trị hơn hay nhiều hơn hiệu ứng giá. Điểm thảo luận này mặc dù khái niệm tiêu dùng do Veblen đề xuất là phức tạp, tinh vi, ít nhất một dạng tư duy của ông có thể sử dụng trong khuôn khổ kinh tế vi mô Tân cổ Điển.