1. Thu giữ 1,9 triệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc ?

Xin chào Luật sư của LVN Group! Cho cháu hỏi bố cháu có đi chơi bài nhưng khi công an đến bắt thì không có mặt ở sòng bài, trưa hôm sau thì công an mới vào nhà bắt, số tiền lúc công an thu được là 1,9 triệu và gia đình đã nộp 20 triệu để đưa bố cháu về. Bây giờ đã được hơn 2 tháng thì công an lại gọi ra và nói đưa ra viện kiểm sát làm việc, như vậy là đúng hay sai ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Hành vi của bố bạn thực hiện là hành vi đánh bạc. Tại thời điểm công an thu giữ số tiền 1,9 triệu nhưng bạn không cung cấp đủ thông tin về tình huống này: 1,9 triệu là số tiền thu giữ khi nào, toàn bộ số tiền dùng làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự hay không là bao nhiêu? Vì vậy, chúng tôi sẽ phân tích về tội phạm này để bạn hiểu rõ hơn và xác định được bố bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc được quy định tại điểm a và b khoản 2 và khoản 3 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 1. Về một số quy định tại Điều 248 của Bộ luật hình sự

2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;…

3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.”

– Phân biệt các trường hợp khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc:

+ Trường hợp tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc của mỗi lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu (5.000.000 đồng) để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh đó. Ví dụ: Anh A, cô B, ông C, anh D đánh bài tiến lên mỗi lần đánh người thua phải trả 7.000.000 đồng thì A, B, C, D sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

+ Trường hợp đánh bạc từ 2 lần trở lên mà mỗi lần đánh có tổng tiền, giá trị hiện vật bằng hoặc trên mức tối thiểu thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc kèm với tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên.

+ Trường hợp có nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với mỗi người là tổng số tiến, giá trị hiện vật của tất cả người cùng đánh bạc lúc đó.

+ Trường hợp đánh bạc mà tổng số tiền để đánh bạc của từng lần đánh đều ở dưới mức tối thiểu 5.000.000 đồng (chưa từng bị kết án về một trong các tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc hoặc chưa được xóa án tích) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

+ Trường hợp một lần chơi lô đề, cá độ bóng đá, đua ngựa…để tính là một lần đánh bạc chính là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa hay một trận bóng đá…người chơi chia làm nhiều đợi để chơi thì trách nhiệm hình sự được xác định cho người chơi một lần đánh chính là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong tất cả đợt đó.

Như vậy, khi đang được tại ngoại mà cơ quan có thẩm quyền xác minh được dấu hiệu phạm tội và việc không tạm giam bố bạn có thể ảnh hưởng tới quá trình điều tra, xác minh sự thật của vụ án. Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan điều tra hoàn toàn có thẩm quyền yêu cầu bố bạn chấp hành theo lệnh triệu tập.

>> Tham khảo bài viết liên quan:Tư vấn tội đánh bạc khi đang hưởng án treo?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Ngồi xem đánh bạc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Xin chào Luật LVN Group, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Bạn của em không đánh bạc chỉ ngồi xem thôi nhưng lúc Công an bắt thì khám xét trong túi bạn em có 3.400.000 đồng. Như vậy, trường hợp của bạn em sẽ bị xử phạt như thế nào?
Xin cám ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo như bạn trình bày thì người bạn của bạn không đánh bạc chỉ ngồi xem thôi như vậy theo quy định pháp luật thì bạn của bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

Theo quy định tại khoản 3 điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 248 và điều 249 Bộ luật Hình sự thì số tiền 3.400.000 đồng của bạn bạn cơ quan công an sẽ phải trả lại do số tiền này không dùng để đánh bạc:

“3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

3. Tội đánh bạc bị pháp luật xử lý như thế nào ?

Em trai tôi mới bị bắt vì tội đánh bạc. Trước đây tôi có người quen cũng bị bắt vì tội đánh bạc nhưng chỉ bị phạt hành chính. Tuy nhiên nhiều người nói tội đánh bạc hiện nay đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vậy cho tôi hỏi đánh bạc có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì hình phạt như thế nào?

Tội đánh bạc bị pháp luật xử lý như thế nào?

Trả lời:

1. Cấu thành tội đánh bạc

Căn cứ theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội đánh bạc được quy định như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Căn cứ vào điều luật trên, các yếu tố cấu thành tội đánh bạc bao gồm:

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

Có sự thỏa thuận được thua bằng tiền hay bằng hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.

Trường hợp tiền hay hiện vật có giá trị dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Về tiền và hiện vật xác định đưa vào đánh bạc gồm:

– Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc.

– Tiền hoặc hiện vật thu được trong người các con bạc mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

– Tiền hoặc hiện vật thu giữ những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

Cần chú ý: Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc củạ tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét cụ thể như sau:

+ Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về một trong các tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà vần còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

+ Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của lần đánh bạc nào đó bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

+ Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Hình sự;

– Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưối hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… cần phân biệt:

+ Một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa…trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đốì với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đề chơi trong các đợt đó.

+ Số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…với nhiều người là tổng sô’ tiền, giá trị hiện hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc.

Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự công cộng.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Khung hình phạt

Do bạn không nói rõ em trai bạn là phạm tội lần đầu hay tái phạm, mức hình phạt là bao nhiêu, cho nên chúng tôi xin được đưa ra các khung hình phạt như sau:

Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trong trường hợp em trai bạn phạm tội lần đầu và chưa bị truy cứu TNHS về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 322 BLHS thì có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn nếu rơi vào các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 321 BLHS thì có thể chịu các hình phạt định khung quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều luật này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group