Cảm ơn quý khách hàng đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi, để làm rõ các yêu cầu của quý khách hàng thì bạn cùng chúng tôi làm rõ các vấn đề nêu dưới đây:

Nội dung tư vấn:

1. Quy định chung về thư tín dụng

Thanh toán bằng thư tín dụng được dùng để toán tiền hàng trong điều kiện bên bán hàng đòi hỏi phải có đủ tiền để chỉ trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã kí.

Việc người có nghĩa vụ chỉ trả (bên mua) lập văn bản yêu cầu tổ chức quản lí tài khoản của mình trích tài khoản tiền gửi hoặc gửi tiền ở tổ chức quản lí tài khoản để thanh toán cho bên bán gọi là mở thư tín dụng. Văn bản ghi nhận yêu cầu của bên mua gọi là giấy mở thư tín dụng. Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để trả cho một bên thụ hưởng với tổng số tiền thanh toán được xác định trước. Khi mở thư tín dụng, người mua phải lưu kí hoặc được ngân hàng bảo lãnh cho vay một số tiền bằng số tiền mở thẻ tín dụng để bảo đảm trả tiền cho người bán. Thư tín dụng hình thành trên cơ sở và để thực hiện hợp đồng mua bán, nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.

Thư tín dụng là phương tiện quan trọng về phương thức tín dụng chứng từ. Đây là hình thức thanh toán quốc tế áp dụng phổ biến trong các quyền hạn ngoại thương.

(Letter of credit – L/C) là văn bản cam kết, theo đó, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (người mua) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng thanh toán) để người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu và nhận tiền thành toán theo các điều kiện của L/C. Thanh toán theo thư tín dụng (L/C) là hình thức thanh toán được áp dụng rộng rãi trong quan hệ thương mại quốc tế, mang các đặc tính của hình thức cấp tín dụng (bảo lãnh ngân hàng). So với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng qua trung gian thanh toán đối với các chủ thể trong nước, thanh toán theo thư tín dụng trong quan hệ thương mại quốc tế phức tạp hơn về cơ cấu chủ thể và nội dung quan hệ.

Trong quan hệ thanh toán bằng L/C có các chủ thể sau:

1) Người nhập khẩu: Người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C và có RgHla vụ hoàn trả tiền cho ngân hàng mở L/C sau khi ngân hàng mở LC đã thanh toán cho người xuất khẩu theo đúng điều kiện của L/C;

2) Ngân hàng mở L/C: người lập LƯC, trả tiền cho người xuất khẩu và là chủ nợ của người nhập khẩu sau khi đã thanh toán cho người xuất khẩu;

3) Chi nhánh hoặc đại lí của ngân hàng mỡ L/C:Người có trách nhiệm chuyển giao bản gốc L/C cho người xuất khẩu để người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu đồng thời là người tiếp nhân hồ sơ thanh toán do người xuất khẩu nộp để ngân ngân hàng L/C xem xét và thanh toán cho người xuất khẩu nếu phù hợp với điều kiện của L/C;

4) Người xuất khẩu: người thụ hưởng số tiến thanh toán từ L/C. Người xuất khẩu có quyền từ chối việc giao hàng hoá nếu nội dung L/C không phù hợp với hợp đồng. Người nhập khẩu, ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thanh toán nếu yêu cầu thanh toán không phù hợp với L/C.

2. Đặc điểm của thanh toan bằng thư tín dụng:

Bộ chứng từ phải đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt, bộ chứng từ phải đảm các điều khoản của giao dịch thể hiện quan số lượng, số loại và nội dung của chúng.

Thanh toán bằng thư tín dụng là giao dịch của hai bên đối tác, một bên sẽ luôn là ngân hàng và một bên khác.

Thanh toán bằng thư tín dụng được hình thành thông qua hợp đồng của các bên, tuy nhiên thanh toán bằng thư tín dụng có sự độc lập với hợp đồng, nó được hoàn thành khi người thụ hưởng cung cấp được bộ chứng từ phù hợp và đươc ngân hàng phát hành cho.

Thanh toán bằng thư điện tử đúng như khái niệm thì chỉ được giao dịch thông qua chứng từ và thanh toán qua chứng từ.

Thanh toán bằng thư tín dụng sẽ góp phận hạn chế rủi ro từ việc thanh toán.

3. Các loại thư tín dụng hiện nay

Thư tín dụng đối ứng

Thư tín dụng dự phòng

Thư tín dụng tuần hoàn

Thư tín dụng chuyển nhượng

Thư tín dụng giáp lưng

Thư tín dụng không thể hủy ngang.

Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận;

4. Các yêu cầu đặt ra với việc thanh toán bằng thư tín dụng:

1. Chứng từ sử dụng trong thanh toán phải được lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng và phù hợp với quy định tại Thông tư này.

2. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và sử dụng.

3. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy trình thanh toán đối với từng loại hình dịch vụ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan.

4. Các thông tin, dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm soát đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và tính toàn vẹn của thông tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa và tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.

5. Chủ thể, quyền và nghĩa vụ chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng

Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng gồm:

– Bên trả tiền;

– Người thụ hưởng;

– Ngân hàng phục vụ bên trả tiền;

– Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thanh toán bằng thư tín dụng:

– Bên trả tiền: Khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng phải lập giấy mở thư tín dụng ghi đầy đủ tất cả các yếu tố quy định và nộp vào ngân hàng nơi mình mở tài khoản.

– Ngân hàng phục vụ bên trả tiền nhận mở thư tín dụng cho khách hàng, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của thư tín dụng. Sau khi đồng ý cho mở thư tín dụng, ngân hàng phải có ừách nhiệm gửi ngay thông báo về thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo cho người thụ hưởng biết.

Khi nhận được giấy báo về thanh toán từ thư tín dụng của ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi đến, sau khi kiểm tra thủ tục lập chứng từ, nội dung chửng từ nếu đúng thì ngân hàng phục vụ bên trả tiền tiến hành thanh toán từ tài khoản tiền gửi thư tín dụng.

Sau khi thực hiện việc thanh toán, nếu trên tài khoản thư tín dụng đã hết tiền hoặc còn tiền, ngân hàng làm thủ tục tất toán tài khoản tiền gửi thư tín dụng và chuyển số tiền còn lại vào tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản.

– Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô xây dựng, ban hành quy trình thanh toán nội bộ nghiệp vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ không qua tài khoản thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước (Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014).

6, Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng:

Quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng:

1. Được lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2. Được thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với các quy định của pháp luật.

3. Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về việc thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

4. Được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bồi thường thiệt hại khi: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không khớp đúng với lệnh thanh toán, thu phí dịch vụ thanh toán không đúng loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác trong thỏa thuận.

5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng:

1. Thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện, quy trình đối với các dịch vụ thanh toán theo quy định tại Thông tư này và theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin và chứng từ thanh toán mà mình cung cấp.

4. Tự bảo vệ các bí mật thông tin tài khoản, giao dịch của cá nhân do mình quản lý để đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán; thông báo kịp thời cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch thanh toán hoặc nghi ngờ thông tin giao dịch bị lợi dụng.

5. Không được sử dụng các dịch vụ thanh toán cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các dịch vụ mà các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng chứng thư tín dụng bao gồm: Dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử ; Dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi ;Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu;Dịch vụ chi hộ; Dịch vụ chuyển tiền ,………….

Chẳng hạn như Dịch vụ thanh toán ủy nghiệm thu thì Mẫu chứng từ ủy nhiệm thu bao gồm các yếu tố chính sau:

a) Chữ nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu), số chứng từ;

b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ ủy nhiệm thu;

c) Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;

d) Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;

đ) Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;

e) Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;

g) Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu, số lượng chứng từ kèm theo;

h) Nội dung thanh toán;

i) Số tiền nhờ thu bằng chữ và bằng số;

k) Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên trả tiền thanh toán;

l) Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được khoản thanh toán;

m) Chữ ký …..

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng thanh toán qua thư tín dụng, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng – Công ty luật LVN Group