1. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai?
Luật sư tư vấn về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, gọi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.
Theo đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm có 17 biện pháp như sau: “…Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.…….”
Như vậy, theo quy định thì khi bạn nộp đơn khởi kiện nếu trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì bạn nộp đơp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó là Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.
Cụ thể, bạn có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà bạn phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Mặt khác, theo quy định tại Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bạn phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được đảm bảo bằng tài sản của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh nếu việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không đúng.
Điều 136. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật này phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu….
>> Tham khảo bài viết liên quan:Tư vấn tranh chấp đất đai: Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay?
2. Tư vấn giúp em về vấn đề tranh chấp đất đai?
Thứ nhất, về việc những gia đình hàng xóm thoát nước qua nhà bạn
Căn cứ vào Điều 252 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau:
Điều 252. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề
Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, nhà hàng xóm có quyền thoát nước ngang qua nhà bạn nếu rơi vào các trường hợp nêu trên, tuy nhiên cần lưu ý họ phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho gia đình bạn khi lắp đặt đường dẫn nước.
Thứ hai, về việc phần đất 100 mét vuông có bị thu hồi hay không?
Căn cứ Điều 16 Luật đất đai năm 2013 Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Mặt khác, các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được hướng dẫn tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013 như sau:
Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Nếu gia đình bạn không có các hành vi vi phạm luật đất đai nêu trên thì sẽ không bị thu hồi đất.
>> Luật sư trả lời: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy chứng nhận quyền sở hữu
3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ gia đình?
Năm 1989 khi ông còn sống ông có gọi bố em là con trưởng và chú em là con trai thứ họp lại nói chuyện, có bà nội em ngồi đó. Ông em cho chú em miếng đất mà bố em làm đơn xin của xã, còn mảnh đất gia tiên thì bố em làm con trưởng nên giao lại. Tất cả những gì ông cho ông chỉ nói miệng và không có văn bản gì. Sau đó một thời gian ông nội mất và hợp tác xã tự động lên đo đất và làm lại sổ sử dụng đất đó cho bố mẹ em và chú em, lúc xã lên đo đất để làm lại sổ đất thì bà nội em vẫn có nhà và không có ý kiến gì.
Sổ sử dụng đất đứng tên bố em từ năm 1989, đến năm 2006 thì nghe xã nói là nhà nước có chủ trương làm lại sổ đỏ, tách riêng đất ở và đất thổ cư nên xã đã lên thu hồi sổ đất nhà em và làm lại, cấp lại sổ đất mang tên bố mẹ em. Trên sổ đất mới không có chung chạ với ai cả. Giờ bà nội em nghe lời chú em và ba cô con gái lật lọng lại nói là đất ông bà tổ tiên ông nội em cho bà không cho, giờ bà lấy lại đòi chia cho con gái.
Vậy kính mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp bố mẹ em là mảnh đất đó bà có quyền lấy lại không và bố mẹ em phải làm gì để giữ lại mảnh đất ông bà tổ tiên. Trong đó đất đứng quyền sở hữu của bố mẹ em đến nay đã 30 năm rồi ?
Mong nhận được sự hồi âm từ Luật sư của LVN Group. Trân trọng cảm ơn.
Câu hỏi của bạn bộ phân tư vấn pháp luật của Chúng tôi nghiên cứu và xin đưa ra ý kiến tư vấ như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, ông bạn qua đời năm 1989, di sản thừa kế ông bạn để lại là 2 mảnh đất hiện đã sang tên cho bố bạn 1 mảnh và chú bạn một mảnh. Đến nay bà bạn muốn đòi lại phần đất này và chia cho các cô chú.
Căn cứ khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế…”. Như vậy, quy định “thời điểm” tính thời hiệu thừa kế của BLDS năm 2015 cũng giống với quy định tại Pháp lệnh về thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 là tính “kể từ thời điểm mở thừa kế”, là thời điểm người có tài sản chết (chết thực tế về mặt sinh học), hoặc trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết (chết về mặt pháp lý).
Tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của HĐTP TANDTC hướng dẫn:“Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.
Tại khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của HĐTP TANDTC quy định:
a) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do “thời hiệu khởi kiện đã hết” nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;
b) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó”.
Tiểu mục 1 Mục III Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của TANDTC giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự hướng dẫn: “… Kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Tuy nhiên, cần lưu ý quy định tại khoản 2 Điều 688 BLDS năm 2015: “Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực”.
Như vậy, với các quy định nêu trên, từ ngày 01/7/2017, các vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế được Tòa án thụ lý, thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP để chia di sản thừa kế là bất động sản, mà thời điểm mở thừa kế được mở trước ngày 10/9/1990, hiện nay có nhiều quan điểm về cách xác định thời điểm mở thừa kế để tính thời hiệu:
Quan điểm thứ nhất: “Nếu mở thừa kế trước ngày 10/9/1990, thì thời mở thừa kế tính từ ngày 10/9/1990 … như vậy, đến ngày 10/9/2020 mới hết thời hiệu mở thừa kế nên trước ngày 10/9/2020 Tòa án phải chia thừa kế với mọi thời điểm mở thừa kế”.
Quan điểm thứ hai: “… Có áp dụng thời hạn 30 năm để xác định thời hạn không?… tùy từng trường hợp mà có đường lối xử lý phù hợp với diễn biến thực tiễn…, có nhiều quan điểm khác nhau về hướng giải quyết, mỗi hướng đều có hạt nhân hợp lý…”.
Quan điểm thứ ba: Thời điểm mở thừa kế sẽ được áp dụng theo quy định của BLDS 2015, không phải áp dụng các văn bản trước đây. Nghĩa là, thời điểm mở thừa kế phải áp dụng Điều 611, là thời điểm người có tài sản chết, trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của BLDS 2015, để tính thời hiệu thừa kế 30 năm đối với bất động sản, không áp dụng thời điểm mở thừa kế tính từ ngày 10/9/1990 theo các văn bản pháp luật trước đây.
Đây là vấn đề phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc áp dụng cách tính về thời điểm mở thừa kế theo quy định BLDS 2015, chúng tôi đồng tình theo quan điểm thứ nhất, thời điểm mở thừa kế được mở trước ngày 10/9/1990 phải được tính từ ngày 10/9/1990. Nếu tính từ ngày 10/9/1990 đến nay là năm 2019 mới được 29 năm do vậy vẫn còn thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế do vậy bà nội bạn vẫn có quyền yêu cầu phân chia phần đất là di sản thừa kế của ông bạn.
>> Luật sư trả lời: Khởi kiện tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, trình tự thủ tục được quy định như thế nào?
4. Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai?
Trả lời:
Vấn đề 1: Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất
Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phải qua thủ tục hòa giải. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Nếu các bên tranh chấp không tự thỏa thuận hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Sau quá trình hòa giải, UBND phải lập biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
+ Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Trường hợp hòa giải không thành, các biên có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân để đề nghị giải quyết theo điều 203 Luật đất đai năm 2013 như sau:
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;….
Như vậy, tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân sẽ được tiến hành hòa giải tại tòa, nếu hòa giải không thành thì bên khởi kiện sẽ trực tiếp Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (xem thêm: Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của luật đất đai).
Vấn đề 2: Tranh chấp đất đai thừa kế
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Về thẩm quyền giải quyết theo phân cấp thẩm quyền: Toà án nhân dân cấp quận (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản. Trường hợp tranh chấp về thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài như có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương).
Về thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết có thể là Toà án có trụ sở ở một trong các địa điểm lãnh thổ sau:
+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc;
+ Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân
+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Về trường hợp người để lại di sản qua đời không để lại di chúc thì phần di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
……
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau……”.
Như vậy, việc phân chia di sản khi không có di chúc được phân chia theo quy định của pháp luật, được gọi là thừa kế theo pháp luật. Trường hợp của gia đình bạn, 2 người đều cùng thuộc một hàng thừa kế, vì vậy được hưởng phần di sản bằng nhau. Tuy nhiên người anh của bạn lại chiếm hết tất cả số đất đai cùng với di sản thừa kế, điều này là trái pháp luật. Trong trường hợp này, khi mà đã không thể thỏa thuận được nữa, thì cùng nhau kiện lên Tòa án dân sự về hành vi của người anh này để nhận được sự công bằng và phần di sản của mình.
Như vậy, để yêu cầu phân chia di sản thừa kế là đất đai thì các bên sẽ thực hiện khởi kiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 :
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu)
– Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
– Bản kê khai di sản;
– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
– Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có)
Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền ( trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp Huyện)
Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
Như vậy, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp đang xảy ra thì bạn cần tiến hành nộp đơn, thu thập chứng cứ gửi đến Tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết, nhận phần di sản thừa kế mà mình đáng được hưởng.
>> Tham khảo ngay: Khởi kiện tranh chấp đất đai ra tòa án nhưng không được giải quyết thì xử lý thế nào?
5. Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật?
Trả lời:
Điều 162 Luật đất đai 2013 quy định về đất nghĩa trang, nghĩa địa như sau:
“1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.
3. Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
Như vậy, theo quy định của Luật đất đai, thì phần mộ của cụ A đặt trong phần đất thuộc quyền sử dụng đất của gia đình bạn, như vậy, phần mộ này đang vi phạm quyền sử dụng đất của gia đình bạn và vi phạm quy hoạch sử dụng đất, nên phần mộ này phải được di dời đến phần đất được quy hoạch dử dụng với mục đích làm nghĩa trang, nghĩa địa do địa phương bạn phê duyệt.
Luật Đất đai ghi nhận quyền của người sử dụng đất như sau:
“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai”
Gia đình bạn được Nhà nước bảo hộ về quyền sử dụng đất khi người khác xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai thông qua việc tố cáo hành vi vi phạm của người những người thân của chủ ngôi mộ đến cơ quan có thẩm quyền.
Luật Đất đai năm 2013 quy định về hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai tại Điều 202 và 203. Theo đó, khuyến khích hai bên tự hòa giải, nếu hòa giải không thành thì Ủy ban nhân dân xã sẽ đứng ra hòa giải cho hai bên. Khi hòa giải không thành, bạn có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Thủ tục hòa giải tại UBND
Trước hết, dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 còn có quy định khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Luật sư của LVN Group giỏi
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013,Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình với thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), công chức Tư pháp –Hộ tịch xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác để trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó). luat su uy tin
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Trên đây là nội dung pháp luật tư vấn của công ty Luật LVN Group, các bạn có thể dựa vào nội dung trên để trả lời câu hỏi của mình.
>> Tham khảo ngay: Viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai theo quy định của luật mới ?
Mọi thông tin liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư của LVN Group tham gia giải quyết việc dân sự, các tranh chấp dân sự, quý khách vui lòng liên hệ thông qua hotline 1900.0191 hoặc qua email[email protected]
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật LVN Group