1. Cấp lại giấy chứng minh thư nhân dân khi bị sai số CMT ?
Kính chào công ty Luật LVN Group,thưa Luật sư của LVN Group, tôi gặp 1 vấn đề về chứng minh thư như sau: CMT lần đầu tiên tôi làm có đuôi 47 năm 2013 tôi bị mất CMT, có đi xin cấp lại, nhưng lại nhận được CMT có đuôi 74 Sổ hộ khẩu và sổ đỏ đều theo số mới có đuôi 74. Đến nay năm 2016 tôi mới phát hiện ra. Nhưng sổ bảo hiểm xh của tôi lại có đuôi 47, tôi tra trên hệ thống bảo hiểm thì số CMT đuôi 74 là của 1 người khác rồi.
Vậy trường hợp của tôi nên xử lý thế nào ạ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Luật sư tư vấn:
1. Vấn đề ghi sai số chứng minh thư trên sổ bảo hiểm.
Công văn số 3835/BHXH-CST của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hồ sơ do có sai sót, không trùng khớp số Giấy chứng minh nhân dân cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú trên sổ BHXH với Giấy chứng minh nhân dân của người lao động có quy định “Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN.”
Ngoài ra,tại đều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH về việc hành quy định quản lý thu BHXH,BHYT;quản lý sổ BHXH,thẻ BHYT có quy định người tham gia BHXH, BHYT được cấp lại sổ BHXH trong các trường hợp bị mất, hỏng điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXK, thẻ BHYT.
Như vậy, trong trường hợp số chứng minh thư nhân dân trên sổ BHXH không trùng khớp, có sai sót so với Giấy chứng minh nhân dân của bạn thì bạn vẫn được cơ quan bảo hiểm giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp như bình thường và bạn cũng không phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH hoặc xin cấp lại sổ BHXH do sự không trùng khớp, sai sót này.
2. Vấn đề số chứng minh thư bạn được cấp lại.
Tại Khoản 1 điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về cấp chứng minh thư nhân dân quy định:
“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì số chứng minh thư mới bạn được cấp lại có đuôi 74,trong khi bạn tra trên hệ thống bảo hiểm xã hội số đuôi 74 là của một người khác như vậy có nghĩa là số chứng minh thư bạn được cấp là sai do đã cấp cho người khác rồi .Do đó khi cơ quan có thẩm quyền đã làm sai số chứng minh thư của bạn, trong trường trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đổi lại chứng minh thư.
Bạn làm thủ tục xin cấp lại CMND tại cơ quan công an cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP; mục 2 Nghị định 170/2007/NĐ-CP thì bạn cần nộp:
“Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại Điểm a, b trên đây, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.”
2. Cấp lại chứng minh thư nhân dân hay cấp thẻ căn cước công dân ?
Thưa Luật sư của LVN Group, tôi bị mất chứng minh thư, vậy tôi làm lại như thế nào ? Ngoài ra, gia đình tôi đã bán nhà ở quê đồng thời đăng ký thường trú ở nơi ở mới như vậy có ảnh hưởng gì trong việc cấp lại chứng minh thư không ? Tôi nghe nói bây giờ cơ quan nhà nước sẽ không cấp lại chứng minh thư mà cấp thẻ căn cước, vậy tôi nên xin cấp lại chứng minh thư hay xin cấp thẻ căn cước ?Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, gia đình bạn đã bán nhà ở quê, đồng thời chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Như vậy, bạn phải liên hệ với gia đình hỏi rõ hiện nay hộ khẩu thường trú của bạn ở đâu?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 5 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân như sau:
….2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”
Nếu bạn bị mất chứng minh thư nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân. Thủ tục cấp lại chứng minh thư nhân dân thực hiện theo quy định tại điểm b) Khoản 1Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA như sau:
– Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.
– Xuất trình hộ khẩu thường trú;
– Chụp ảnh;
– In vân tay hai ngón trỏ;
– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan công an cấp huyện nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Hiện nay, có nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công theo quy định Luật căn cước công dân 2014 . Khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân thì không phải mang theo Sổ hộ khẩu gia đình để cấp thẻ căn cước công dân, chỉ cần điền thông tin vào Tờ khai. Do đó, bạn có thể thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân thay chứng minh thư nhân dân.
3. Thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân hết hạn
Theo Thông tư 04/1999/TT-BCA thì Những công dân đã được cấp CMND mới theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999 và giấy CMND theo Quyết định số 143/CP được đổi lại trong các trường hợp sau:
+ Quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;
+ CMND rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin đã ghi trên CMND;
+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh. Những thay đổi này phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Những người đã được cấp giấy CMND nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển ĐKHKTT trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại CMND;
+ Thay đổi đặc điểm nhận dạng là những trường hợp đã qua phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.
Thủ tục như sau:
– Đơn trình bày rõ lý do đổi chứng minh nhân dân hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an xã, phường , thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và có đóng dấu giáp lai.
– Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu hoặc chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;
– Chụp ảnh: Như trường hợp cấp mới, ảnh do cơ quan công an chụp hoặc thu qua camera để in trên CMND và tờ khai. Ảnh màu, kích thước là 3×4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự.
– Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu);
– In vân tay 10 ngón vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc cơ quan Công an thu vân tay 10 ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và CMND;
– Nộp lệ phí cấp CMND.
Như vậy, trường hợp bạn muốn làm thủ tục cấp đổi CMND thì phải về công an huyện nơi thường trú. Đối với những địa phương đã triển khai làm thẻ căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu cấp đổi CMND sẽ được cấp thẻ CCCD.
4. Làm lại chứng minh thư ở nơi chưa cấp CCCD
2.1. Đối tượng được cấp lại CMND
Đã được cấp CMND 9 số nhưng bị mất và không thuộc đối tượng tạm thời chưa được cấp chứng minh thư:
– Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại tạm giam, nhà tạm giữ;
– Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam;
– Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
– Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân.
(Theo Điều 4 Nghị định 05/1999/NĐ-CP)
2.2. Thủ tục cấp lại CMND
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú
– Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể)
Bước 2: Tới công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú thực hiện thủ tục
– Kê khai tờ khai cấp CMND theo mẫu
– Chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định
– Lăn tay 2 ngón trỏ
(điểm b khoản 1 Điều 6 Nghi định 05/1999/NĐ-CP)
Bước 3: Nộp lệ phí
Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera): 70.000 đồng
Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh): 60.000 đồng
Tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí CMND mới bằng 50% mức thu trên
(Điều 2 Thông tư 155/2012/TT-BTC)
2.3. Thời hạn giải quyết
15 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo thời gian giải quyết không quá 20 ngày làm việc.
3. Làm lại chứng minh thư tại 16 tỉnh cấp CCCD
Theo đó, công dân có hộ khẩu thường trú tại 16 tỉnh, thành phố đã triển khai cấp thẻ CCCD khi làm mất CMND cũ (9 số hoặc 12 số) đều sẽ được cấp mới thẻ CCCD.
3.1. Thủ tục cấp lại CMND sang CCCD
Bước 1: Mang theo sổ hộ khẩu đến công an quận, huyện nơi đăng ký thường trú để thực hiện thủ tục
Bước 2: Thực hiện các công việc sau:
– Điền thông tin vào Tờ khai CCCD (mẫu CC01). Khi điền Tờ khai lưu ý tích vào mục đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
– Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với Tờ khai;
– Chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân
Bước 3: Nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD và nộp lệ phí: 30.000 đồng (khoản 1 Điều 4 Thông tư 256/2016/TT-BTC sửa đổi tại Thông tư 331/2016/TT-BTC)
3.2. Thời hạn giải quyết
Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc (khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).
5. Cấp đổi và cấp lại Chứng minh nhân dân khác nhau thế nào?
Tiêu chí |
Cấp đổi CMND |
Cấp lại CMND |
Điều kiện |
Thuộc một trong những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND: 1- CMND quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp; 2- CMND rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin ghi trên CMND; 3- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh (có quyết định của cơ quan có thẩm quyền); 4- Thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển đăng ký hộ khẩu thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thì được đổi CMND; 5- Thay đổi đặc điểm nhận dạng: – Đã qua phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc; – Vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng. Lưu ý: Số CMND trong trường hợp thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú khác tỉnh sẽ thay đổi. Các trường hợp khác vẫn giữ số cũ. |
Chỉ trong trường hợp bị mất CMND. Lưu ý: Số CMND cấp lại giống với số CMND cũ bị mất. |
Thủ tục |
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: – Sổ hộ khẩu; – Đơn trình bày rõ lý do đổi CMND (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai; – 02 ảnh 3x4cm (đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự); – Trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh phải chuẩn bị Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên. Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện nơi thường trú và thực hiện: – Kê khai Tờ khai cấp CMND theo mẫu có sẵn; – In vân tay 02 ngón trỏ vào chỉ bản, Tờ khai; – Nộp lại CMND cũ; – Nộp lệ phí và nhận Giấy biên nhận trả CMND. Bước 3: Đưa Giấy biên nhận và nhận CMND cấp đổi. |
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: – Sổ hộ khẩu; – Đơn trình bày rõ lý do cấp lại CMND (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú; – 02 ảnh 3x4cm (đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự); – Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể) Bước 2: Tới công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú thực hiện thủ tục – Kê khai tờ khai cấp CMND theo mẫu; – Lăn tay 2 ngón trỏ; – Nộp lệ phí và nhận Giấy biên nhận. Bước 3: Đưa Giấy biên nhận và nhận CMND cấp lại |
Thời hạn giải quyết |
15 ngày (ở thành phố, thị xã) và trong thời hạn 30 ngày (ở các địa bàn khác). |
15 ngày (ở thành phố, thị xã) và trong thời hạn 30 ngày (ở các địa bàn khác). |
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group