1. Thủ tục khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin hỏi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì cơ quan sử dụng lao động giải quyết như thế nào cho người lao động về thủ tục, chế độ ?
Người gửi: T.B.N

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật LVN Group. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 35 bllđ 2019 quy định:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

.

Bạn không nói rõ là việc bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ có tuân theo quy định của Điều 35 hay chưa? Nếu không tuân thủ quy định tại Điều 35 thì trường hợp của bạn là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và phải bồi thường theo Điều 40 BLLĐ như sau:

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Nêu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì công ty sẽ thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 48 BLLĐ như sau:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Nếu có đủ điều kiện thì bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo Điều 46 như sau:

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn căn cứ vào các quy định của pháp luật về Bộ luật lao động 2019 và thông tin do khách hàng cung cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài gọi:1900.0191

Trân trọng./.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ gì ?

Kính gửi Công ty luật LVN Group. Anh chị cho em hỏi trường hợp này ạ. 1/ Công ty em là thuộc nhà thầu xây dựng thuộc vốn nước ngoài. Nay khi dự án trong giai đoạn gần hoàn thành có một số bộ phận đã hoàn tất công việc trước dự kiến, nhưng có một vấn đề là một số hợp đồng lao động bên em ký cho người lao động là đến 23/11/2016 nhưng giờ công việc kết thúc bên em muốn kết thúc hợp đồng với họ là ngày 26/9/2016. Vậy bên em cho người lao động chấm dứt hợp đồng với lý do “Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động” theo khoản 2 điều 36 Bộ luật lao động thì có đúng luật không ạ. Và bên em sẽ thanh toán mọi chế độ theo pháp luật.
Và xin công ty tư vấn cho em các chế độ công ty em cần phải trả cho người lao động các khoản nào ạ 2/ Về vấn đề trợ cấp thôi việc. Bên em tham gia BHXH, BHTN cho người lao động sau hai tháng thử việc. Thời gian thử việc bên em làm chung vào 1 hợp đồng với hợp đồng chính thức. Vậy hai tháng thử việc này bên em có trả cho họ trợ cấp thôi việc không ạ?
Em xin trân thành cảm ơn

Chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ gì ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Về chấm dứt hợp đồng lao động:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì công ty bạn ký hợp đồng cho người lao động có thời hạn đến hết ngày 23/11/2016 tuy nhiên tại thời điểm này công việc của công ty bạn tại thời điểm này cũng đã hoàn thành nên công ty bạn đang có ý định kết thúc hợp đồng với họ vào ngày 26/09/2016. Theo quy định của Khoản 1, 2 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 công ty bạn phải đợi hợp đồng hết hạn mới có thể chấm dứt hợp đồng lao động với họ. Nếu không công ty bạn có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với họ theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 BLLĐ 2019 cụ thể:

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc

.”

Tùy từng trường hợp công ty bạn chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt đúng quy định pháp luật hay trái quy định pháp luật mà công ty bạn sẽ phải có trách nhiệm chi trả những khoản tiền có liên quan cụ thể.

3. Trợ cấp thôi việc được chi trả thế nào

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty bạn sẽ phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 47. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điểm a Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;”

Như vậy, thời gian thử việc của người lao động được coi là thời gian họ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động và cũng là thời gian tính trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Trả trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động ?

Xin chào công ty luật LVN Group. Tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Anh An đã làm việc tại Công ty ĐT được 10 năm loại hợp đồng không xác định thời hạn (từ năm 2005 đến năm 2015 và Công ty tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho anh từ tháng 01 năm 2009).

Vào tháng 9 năm 2015 anh An lên trình bày trưởng phòng nhân sự xin nghỉ việc và đề nghị Công ty chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc tại Công ty. Trưởng phòng nhân sự thông báo anh An chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Xin Luật sư của LVN Group hãy cho biết: Trưởng phòng nhân sự nói chỉ trả trợ cấp thất nghiệp là đúng hay sai? Vì sao? Công ty có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, mất việc, bảo hiểm thất nghiệp cho tổng thời gian anh An làm việc như thế nào? Cụ thể quy định hiện hành giải quyết trong trường hợp trên?

Tôi xin cảm ơn.

Trả trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động ?

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Điều 46 bllđ 2019 quy định về Trợ cấp thôi việc như sau:

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Điều khoản này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động như sau:

Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động có tráchnhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộluật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao độngđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động có tráchnhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bịmất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập,hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động.

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việcthực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việccho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việccho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thờigian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằngtuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động;thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời giannghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

b) Thời gian người lao động đã thamgia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảohiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao độngđã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tươngđương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấpthôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

4. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việclàm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:

a) Trường hợp người lao động có thời gianlàm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làmnhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì ngườisử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao độngít nhất bằng 02 tháng tiền lương;

b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợpnhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồnglao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặctrợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình vàthời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sápnhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kểtừ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanhtoán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thờihạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứthợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người sử dụng lao động không phảilà cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động hoặc ngườilao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;

c) Người sử dụng lao động thay đổi cơcấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

6. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc,trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinhphí hoạt động của người sử dụng lao động.

Như vậy, căn cứ vào hai quy định trên thì anh An sẽ được nhận thêm một khoản trợ cấp thôi việc. Thời gian tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc chi trả trợ cấp thôi việc. Công ty sẽ chi trả trợ cấp thôi việc từ 2005 đến 2009, còn từ 2009 thì anh An sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 3 Luật việc làm thì Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp là mộ trong các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp Người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 46, điều 49 Luật việc làm như sau:

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết”.

“Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Tư vấn về vấn đề nợ tiền lương sau khi bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Chào Luật sư, em xin được tư vấn một vấn đề như sau: Ngày 4.11.2014 em được nhận vào làm nhân viên phục vụ tại một nhà hàng với mức lương 1 triệu 500 nghìn/ tháng Ngày 20.04.2016, em xích mích với quản lý nên anh ta cho em thôi việc ngay hôm đó. Vì lí do về quê, nên ngày 20.06.2016 em mới vào lại quán để nhận lương.
Lúc này, chính anh quản lý đó nói là chưa có lương. Em có gọi cho chủ quán, nhưng chị ấy đi du lịch Nha Trang rồi. Ngày 27.06.2016 em có gọi điện cho chủ quán và đến nhà chị ( nhà chị sát vách quán) lúc 20h tối. Chị có gọi cho quản lý, anh ta hẹn 21h anh ta về quán. Sau đó, chị chủ lấy bao thư tiền lương của em đưa cho chị thu ngân bảo đưa anh quản lý để anh ta đưa em mà không đưa trực tiếp lương cho em. Sau đó em đi qua quán, gọi anh ta 2 cuộc nhưng anh ta không bắt máy. Chị thu ngân gọi, anh ta bảo anh ta đã về nhà, không còn ở quán nữa. Mà thực ra anh ta đang ở trong quán, vì em đã nghe nhân viên ở đó nói và đi xem, xác nhận anh ta ngồi trong quán, trong phòng với khách. Em có gọi điện chị chủ, nhưng chị bảo không liên quan, tự tìm gặp anh ta để giải quyết. Khi 23h30, lúc em đang nói chuyện với chị chủ thì anh ta bước ra, thấy em và đi nhanh ra cửa, bỏ về gấp gáp như chạy trốn. Hỏi em làm đơn tố cáo anh ta quỵt lương, cố ý không trả lương, gây khó dễ khi trả lương có dc ko ?
Xin Luật sư của LVN Group LVN Group tư vấn giúp em.

Trả lời:

Trong câu hỏi của bạn, bạn không nêu rõ rằng giữa cửa hàng và bạn có giao kết hợp đồng lao động hay không vì thời gian làm việc của bạn kéo dài trên 3 tháng ( từ 4.11.2014 đến 20.4.2016) nên bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo bllđ 2019, Cụ thể như sau:

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Nếu cửa hàng không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với bạn thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

…”

Nếu giữa bạn và cửa hàng có giao kết hợp đồng lao động thì việc bạn bị cho nghỉ việc mà không được thông báo trước là trái quy định của Pháp luật. Người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi thỏa mãn các điều kiện tại Điều 38 Bộ Luật Lao động. Nếu cửa hàng và bạn chưa ký hợp đồng lao động nhưng bạn đã làm việc ở cửa hàng được trên 1 năm thì có thể coi là bạn đang làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn như định nghĩa về hợp đồng xác định thời hạn tại điểm b, khoản 1, điều 22, Bộ luật lao động. Do đo, theo Điều 38 thì công ty cũng ít nhất phải bảo trước cho bạn 30 ngày .

Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì theo quy định tại điều 41 Bộ Luật Lao động 2019:

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Về vấn đề tiền lương, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì người sử dụng lao động vi phạm quy định về chế độ tiền lương sẽ bị xử lý như sau:

Điều 13 – Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Vì vậy trong trường hợp của bạn, bạn có thể khiếu nại trực tiếp đến chủ cửa hàng nội dung kể trên hoặc báo lên Thanh tra lao động để được giải quyết. Bên cạnh đó bạn cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cửa hàng đó đặt trụ sở để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, vấn đề tiền lương của bạn với cửa hàng nảy sinh từ mâu thuẫn giữa bạn anh quản lý, bạn nên tìm cách hòa giải cùng anh ta để tránh những thủ tục phức tạp khi khởi kiện.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group